Án cấm có một không hai của bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ
Chỉ có phụ nữ và trẻ em mới được phép vào sân trong trận đấu của Fenerbahce bởi án cấm của LĐBĐ Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhằm đẩy lùi tình trạng bạo lực được coi là vấn nạn trong các trận bóng đá, LĐBĐ Thổ Nhĩ Kỳ (TFF) vừa ban một lệnh cấm khá kỳ lạ nhưng hiệu quả. Theo quy định mới, ở những trận cầu có nguy cơ bạo lực cao trên khán đài hoặc trận đấu của những đội đang bị phạt vì hành vi bạo lực của CĐV, chỉ phụ nữ và những trẻ em dưới 12 tuổi được vào sân xem hai đội thi đấu, còn các CĐV nam thì hoàn toàn bị cấm.
Các CĐV nữ và nhí của Fenerbahce- Ảnh AP
Trận cầu giữa Fenerbahce với Manisaspor ở giải vô địch quốc gia hôm qua là trận đấu đầu tiên thực thi quy định này. Đội chủ nhà Fenerbahce đã phát vé miễn phí và có hơn 41.000 phụ nữ và trẻ em tới sân. Những CĐV nữ đã xếp hàng dài một cách rất nghiêm túc bên ngoài SVĐ Sukru Saracoglu chờ tới lượt nhận vé, một số người còn mang cả con theo cùng, cho chúng mặc áo đấu của đội nhà để cỗ vũ tinh thần của các cầu thủ.
Trước khi trận đấu diễn ra, cầu thủ hai bên đã tặng hoa cho người hâm mộ. Và thay vì bị la ó, chửi rủa như mọi khi, hôm qua, các cầu thủ khách Manisaspor được những CĐV nữ và trẻ em của Fenerbahce vỗ tay hoan hô, thông tấn xã Thổ Nhĩ Kỳ, Anatolia, cho hay.
“Đây là kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên. Trong bóng đá, bạn hiếm khi thấy cảnh một trận đấu chỉ có toàn phụ nữ và trẻ em trên các khán đài”, AP dẫn lời thủ quân Fenerbahce Alex de Souza phát biểu trên Anatolia. Cầu thủ Joseph Yobo chia sẻ cảm xúc trên kênh Lig TV:”Chúng tôi phải cảm ơn những CĐV nữ đã tới sân để ủng hộ đội bóng. Rất khó thi đấu khi không có khán giả trên sân.”
Ở trận đấu ngày hôm qua, ban tổ chức cũng chỉ bố trí các nữ cảnh sát làm nhiệm vụ rà soát, kiểm tra an ninh trên các khán đài.
Video đang HOT
Hồi tháng bảy vừa qua, Fenerbahce cũng bị TFF phạt đá hai trận trên sân nhà không có khán giả, sau khi CĐV của đội này gây náo loạn trong trận giao hữu với Shakhtar Donetsk. Một số kẻ quá khích còn tấn công cả các phóng viên, những người mà họ cho rằng đã đưa tin tích cực một cách thái quá về scandal dàn xếp tỷ số của Fenerbahce.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bệnh mộng du và cách xử trí
Mộng du là một chứng bệnh thường gặp nhưng lại không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du, các trẻ khác cũng dễ mắc và hầu hết là các trẻ phát triển nhanh.
Thế nào là mộng du?
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi, tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.
Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ, hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài...
Thậm chí người bệnh tiến hành một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động tương tự khác. Một số ngườicòn vào ô tô, lái ô tô đi một quãng đường dài trong lúc thực sự đang ngủ. Một số hành vi tình dục có thể xuất hiện.
Người lớn có thể hoặc có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi. Có thể rất khó đánh thức người đang mộng du như vậy, họ có thể tấn công người đánh thức mình. Thường người bệnh trông vụng về, lóng ngóng, có hành vi kỳ lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi xuất hiện sự kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực hơn.
Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên.
Một số yếu tố liên quan đến mộng du
Người ta cho rằng tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.
Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến nữa là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress... cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.
Ở người lớn, tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ. Ở người già có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não...
Khi gặp người bị mộng du, cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ,
và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động
Xử trí bệnh mộng du như thế nào?
Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác...
Để an toàn cho người bệnh, nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa.
Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động, để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc.
Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.
Riêng đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.
Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường. Vì thế cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp. Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du.
Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du: Nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.
Mộng du là bệnh rất hay gặp đặc biệt là ở trẻ em. Khi trong gia đình có người bị bệnh này cần kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, nếu thấy hiện tượng lần đầu tiên, không nên hốt hoảng sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh vì họ bị đánh thức đột ngột trong khi thực hiện những hoạt động trong giấc ngủ. Cần xem xét các yếu tố tinh thần một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng ở những người mắc phải chứng bệnh này, nhất là người lặp lại nhiều lần.
Nguồn: eva.vn
Nỗi đau con trẻ Những trận đòn liên tiếp giáng xuống đầu chị (Ảnh: minh họa) Mặc dù bạo lực gia đình xảy ra chủ yếu đối với phụ nữ, song trẻ con cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Sinh ra và lớn lên trong môi trường gia đình đầy bạo lực, thường xuyên phải chứng kiến cảnh cha mẹ đánh cãi chửi nhau...