Ăn cà tím tốt cho sức khỏe
Theo Đông y, cà tím có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu.
Cà tím (cà dái dê) có tên khoa học là Solanum melongena, họ cà. Quả dài lòng thòng với hình dáng như tinh hoàn dê đực nên có tên cà dái dê. Gọi tên cà tím là không chính xác vì một vài loại cà khác cũng màu tím. Hơn nữa cà dái dê có hai loài: Quả màu tím và quả màu xanh lợt.
Theo các nhà dinh dưỡng: 100g cà tím sinh 23 calori, có thành phần như sau: 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protein, 220mg kali, 15mg photpho, 12mg manhê, 10ng calci, 15mg lưu huỳnh, 0,5mg sắt, 0,2mg mangan, 0,2mg kẽm, rất ít vitamin. Ruột quả nhiều chất nhày. Vỏ quả có violantine, một chất thuộc nhóm anthocyanosid. Cà tím thường được chế biến các món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt… khá ngon.
Theo Đông y, cà tím có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu… Tai của quả cà tím cũng dùng nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét. Cà tím còn có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Những người đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lỵ ra máu, có thể lấy rễ và cuống của quả cà tím nấu lấy nước uống. Khi ăn cà dái dê nên ăn cả vỏ vì villantine ở vỏ quả có tính chống oxy-hoá.
Dưới đây là một số món ăn bài thuốc về cà tím:
- Phòng ngừa ung thư
Cà tím 2 quả, cắt khúc, thịt ba chỉ 150g cắt miếng, rau tía tô, rau mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành cắt khúc, tỏi thái nhỏ, cùng gia vị. Sau khi nấu cà cùng thịt chín mềm thì cho các nguyên liệu trên vào, nêm nếm gia vị, đảo đều, lấy ra ăn nóng.
Video đang HOT
- Giảm mỡ
Dùng cà tím nấu canh gà. Cách làm: Gà tơ 1 con, cà tím 200g, vị thuốc sơn tra 15g, gừng 5g, hành 10g, dầu ăn, gia vị. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát; hành cắt khúc. Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đến khi nóng thì cho gừng, hành vào phi thơm, cho gà vào xào sơ qua. Tiếp đó, đổ nước vào, cho cà, sơn tra, gia vị vào, nấu với lửa lớn đến sôi, rồi hạ lửa nhỏ nấu thêm đến chín nguyên liệu. Mỗi ngày dùng một lần, có tác dụng tiêu thực, giảm mỡ.
- Trị viêm gan, táo bón
Cà tím cắt dọc, tỏi và gừng giã nhuyễn, 3 thứ trộn với nước tương, dầu, muối, đường, đem chưng cách thủy để ăn hoặc cà tím trộn gạo đem nấu cơm dùng trong 5-7 ngày đối với chứng viêm gan… Hấp cà tím (nửa kg) chấm với gừng tươi (4 lát), tỏi (tép) ăn lạt để trị táo bón.
- Hạ huyết áp
Dùng 3 quả cà tím, thịt heo nạc xay 200g, nước sốt cà chua 15 ml, dầu ăn, gia vị. Cà tím bổ làm đôi theo chiều dọc, bỏ ruột, ngâm nước muối, vớt ra vắt nhẹ cho ráo nước. Sau đó nhồi nhân thịt heo (đã trộn gia vị), đem rán vàng, phi hành, rồi cùng sốt cà chua để om quả cà tím. Hoặc dùng cà tím 200g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10g, dầu mè, nước tương.
Cà rửa sạch, cắt miếng, hành cắt khúc, gừng cắt lát, tỏi bỏ vỏ. Bắc chảo nóng cho dầu vào, khi dầu nóng bỏ gừng, hành phi thơm, rồi cho cà vào trộn đều, cho nước vào, nêm gia vị xào đến chín. Mỗi ngày ăn một lần. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết.
- Thông tiểu, tăng thải urê và acid uric
Ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ, lòng, hải sản…) sẽ làm tăng urê-huyết. Chất purine có trong các loại thực phẩm này sẽ tích tụ gây bệnh Gout (thống phong) với triệu chứng sưng khớp… Ăn thường xuyên cà tím sẽ tăng bài tiết nước tiểu, thải bớt urê ra khỏi cơ thể. Các cơn sưng nóng khớp sẽ thưa dần.
Theo VNE
Bệnh trĩ - nỗi niềm dân công sở
Theo TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng, cho biết, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam hiện nay lên tới 35-50%. Một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc, có tới 55% dân số mắc bệnh trĩ.
Bệnh trĩ ở dân văn phòng đang ngày càng tăng
Bệnh trĩ có một phần nguyên nhân từ yếu tố nghề nghiệp. Bởi vậy những nghề phải ngồi nhiều liên tục như thợ may, lái xe, hay những người làm các công việc nặng bốc vác, thợ phu hồ... sẽ có nguy cơ cao bị bệnh trĩ. Đặc biệt hiện nay, một đối tượng mới bị bệnh trĩ tấn công là dân phòng, giới trẻ, sử dụng máy tính trong công việc, học tập, vui chơi nhiều giờ, toàn thân hầu
như ít vận động. Yếu tố này làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, nên gia tăng đáng kể số bệnh nhân mắc bệnh trĩ cũng như tăng mức độ nặng của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ - càng e ngại bệnh càng nặng
Nhưng điều đáng nói bệnh trĩ là bệnh ở chỗ kín, dẫn đến tâm lý bệnh nhân ngại khám bệnh, ngại nói với những người khác, thậm chí một số người nhất quyết không để người khác nhìn thấy "chỗ ấy". Do vậy, hầu hết bệnh nhân đều đợi đến khi chịu không nổi nữa mới sử dụng đến các phương pháp chữa trị. Khi đó búi trĩ quá lâu, quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những
biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt hậu môn, sa bệnh trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính...
Bệnh trĩ - làm gì để ngừa biến chứng
Vậy nên nếu không muốn đau đớn và đối mặt với nguy hiểm, tốt nhất bạn đừng để biến chứng xảy ra. Ngay khi có biểu hiện của bệnh trĩ nên uống nhiều nước ăn nhiều rau xanh kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng và sử dụng một số các chế phẩm thảo dược có tác dụng điều trị bệnh trĩ an toàn, chẳng hạn như thuốc tiêu trĩ Safinar.
Trước nguy cơ ngày càng nhiều người nhất là trí thức văn phòng mắc bệnh bệnh trĩ, để phòng tránh mắc bệnh "khó nói" này, các bạn nên uống một ly nước vào mỗi buổi sáng, ăn nhiều chất xơ, tập thể dục, đi đại tiện đều đặn.
Đồng thời khi có triệu chứng mắc bệnh trĩ cần thăm khám sớm và sử dụng các loại thảo dược an toàn giúp điều trị sớm bệnh, tránh tai biến nguy hiểm có thể xảy ra.
Được chiết xuất từ các dược liệu quý như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du, Safinar có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp nhuận tràng, gia tăng tính đàn hồi của mạch máu, làm bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giúp tiêu dần búi trĩ. Sản phẩm hiệu quả đối với tất cả các loại trĩ nội, trĩ ngoại và được bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
DS Thúy Hạnh
Theo Dân trí
Lu lu đực - Giải độc, tiêu thũng Lu lu đực còn gọi là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây phơi hay sấy khô hoặc ngọn non làm thức ăn. Theo Đông y, lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu...