Ăn cá sống to bằng bắp chân: Xúc phạm ẩm thực truyền thống
Cộng đồng người dân tộc Thái ở Việt Nam đang cảm thấy bị xúc phạm với những hình ảnh nhóm người trẻ ăn cá sống bằng bắp chân núp danh cá nhảy trong ẩm thực người Thái ở Sơn La mà Báo Thanh Niên phản ánh.
Cảnh ăn cá sống gây rùng rợn trên YouTube – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên các kênh YouTube xuyên tạc những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc miền núi. Và món ăn bị làm cho sai lệch không chỉ có cá nhảy, mà còn là nặm pịa. “Những người cố tình quay video ăn cá sống hay làm những món pịa gớm ghiếc kia là xúc phạm ẩm thực truyền thống, ảnh hưởng danh dự đồng bào dân tộc ít người”, một người trẻ quê Sơn La đang sinh sống ở TP.HCM phản ánh.
Nhan nhản kênh YouTube ăn cá sống ghê rợn
Chị Saư Chư, người dân tộc Thái quê ở Sơn La, đang sống ở Luangprabang (Lào) cho biết người dân tộc Thái khá cầu kỳ, tinh tế trong ẩm thực, dù người Thái ở nơi nào cũng không có kiểu ăn con cá sống to bằng bắp chân.
Người thanh niên gặm con cá sống – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Trên nền tảng YouTube, không khó tìm thấy những video mô tả cảnh ăn uống ghê rợn được “gắn mác” là của đồng bào người Thái. Mới đây như Báo Thanh Niên đưa tin, có video ăn cá sống to như bắp chân của Sa Pa TV. Đồng thời, trên các kênh Nhịp sống Tây Bắc, Duy Thao, Hoa Ban Tây Bắc… bạn trẻ có thể tìm thấy rất nhiều video có cảnh ăn uống những món như sách dê thịt dê tái chấm pịa dê sống, tiết canh cá trắm, gỏi cá nhảy con to siêu khủng, pịa bò sống…
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, thạc sĩ Quản lý văn hóa Cầm Trang Thơ, một người Thái đang sinh hoạt trong Nhóm người Thái ở Hà Nội và Nhóm giao lưu văn hóa Thái Việt Nam, bức xúc với việc xuất hiện nhan nhản các kênh YouTube làm ra các món ăn kinh dị, phản khoa học nhưng nói đó là món ăn của người dân tộc Thái. “Hoặc, họ không nói là của người Thái nhưng dựa vào các món ăn có từ lâu đời của người Thái khiến nhiều người dân tộc khác lầm tưởng đó là món ăn của người Thái”, chị Thơ nói.
“Cá nhảy của người Thái được coi là một món ăn tao nhã, người ta chọn những con cá nhỏ, thường phải là cá ở suối nước trong và sạch và là loại cá nhỏ, ruột nhỏ, loại cá ít tiếp xúc với bùn… về thả vào chậu 1-2 ngày và thay nước liên tục cho cá phun hết bùn, sau đó lại rửa sạch thả tiếp vào chậu nước sạch. Trước khi ăn phải chuẩn bị pha chế nước chấm. Nước ngâm cá không thể thiếu là nước măng chua đã cô đặc để khử hết mùi tanh cũng như tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cá. Bên cạnh đó, không thể thiếu các loại lá gia vị, chống tanh, chống đau bụng giun sán, lá để cuốn. Khi ăn người ta sẽ thả cả vào bát nước măng chua một lúc để ngấm, sau đó đặt cá và các lá gia vị khác vào lá cuốn, cuốn chặt rồi chấm vào đồ chấm đã chuẩn bị sẵn rồi mới ăn, ăn cũng nhẹ nhàng tao nhã. Vậy mà món cá nhảy bây giờ đã bị biến tướng. Nhiều người làm YouTube bắt ngay những con cá to bằng 3 ngón tay trở lên, rồi to như bắp chân từ ao lên, ăn sống luôn, nhai “tộp tộp”. Nhìn người ta đưa cá vào miệng, chúng tôi thấy ghê rợn”, chị Thơ bức xúc.
“Tôi cảm giác buồn nôn khi xem video này (ăn cá sống to bằng bắp chân – PV), Thật là man rợ. Tức giận đến nghẹt thở khi họ cho là ẩm thực Thái Sơn La”, Lò Bình Minh, người dân tộc Thái, thành viên Nhóm Giao lưu văn hóa Thái Việt Nam.
“Nhiều cái hay, cái đẹp, cái tinh túy mà họ không làm. Một số cá nhân chỉ câu like người xem để kiếm tiền trên YouTube thôi”, Anh Quang, thành viên Nhóm Giao lưu văn hóa Thái Việt Nam.
Xúc phạm đồng bào dân tộc
Chị Thơ cũng cho biết, chị bức xúc từ lâu với việc nhiều người chủ các kênh YouTube đang làm hoang dã, rùng rợn món ăn của đồng bào người dân tộc miền núi, trong đó có các món ăn của người Thái.
Những video làm biến tướng ẩm thực truyền thống của cộng đồng người dân tộc miền núi, làm sai lệch thực tế là kỳ thị, xúc phạm đồng bào dân tộc, khiến mọi người có những suy nghĩ sai lệch về nếp sống, văn hóa của người dân tộc miền núi.
Cầm Trang Thơ
“Pịa được lấy từ một đoạn không phải ruột già, càng không phải dạ dày của con bò con dê, pịa người ta lấy phần ruột non nhất mà trong đoạn ruột non đó thức ăn đã chuyển hóa thành chất dinh dưỡng và là phần chứa những chất tinh túy của con vật, không phải là chất thải, sau đó được lựa chọn kỹ lưỡng đảm bảo không có ký sinh trùng, cho đủ các gia vị như: mak khén, húng quế, lá chanh, tỏi ớt… nấu chín để đặc sệt, tạo thành một món chấm thịt mùi thơm. Hoặc người ta thái mỏng bộ lòng của con trâu, dê, đã làm sạch, luộc chín cho vào pịa tạo thành món canh pịa đặc trưng của món ăn dân tộc Thái Tây Bắc. Ăn pịa lúc đầu thấy hơi đắng một chút, nhưng sau sẽ ghiền vì rất ngon, tốt cho sức khỏe. Người dân tộc Thái thường chỉ làm pịa trâu, bò, dê, chứ không phải con nào cũng dùng làm pịa được”, chị Thơ chia sẻ.
Món pịa sống khiến người xem rùng mình – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
“Tuy nhiên, món pịa bây giờ được nhiều kênh YouTube đăng tải, nó được lấy nguyên từ dạ dày (bao tử) của con thú, bất kể trâu, dê hay bò, thậm chí cả của con lợn. Ăn như vậy là toàn chất thải của con vật, sắp chuẩn bị chuyển thành phân ở ruột già, với bao nhiêu sán, ấu trùng gây bệnh. Tôi từng xem một kênh làm món kinh dị này. Tôi gọi điện ngay tới các kênh này, nói với họ là các em đã làm sai với văn hóa người Thái rồi, đừng làm nữa nhưng họ bảo thủ không nhận sai”, chị Thơ cho hay.
Chị Thơ nói, người đồng bào dân tộc Thái ở các địa phương “không có tiết canh cá trắm hay đuông cọ ăn sống, không có ăn sống nuốt tươi như các video đăng tải”.
Cắt tiết cá trắm làm tiết canh – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Thạc sĩ quản lý văn hóa thuộc nhóm Người Thái ở Hà Nội cho hay những video làm biến tướng ẩm thực truyền thống của cộng đồng người dân tộc miền núi, làm sai lệch thực tế là kỳ thị, xúc phạm đồng bào dân tộc, khiến mọi người có những suy nghĩ sai lệch về nếp sống, văn hóa của người dân tộc miền núi.
“Ẩm thực chúng tôi nổi tiếng với các món nướng như thịt băm được gói trong lá chuối/ lá dong nướng, Pa pỉnh tộp (cá nướng gập), cơm lam, xôi nếp nhuộm bằng các loại lá rừng, rêu nướng, cá bống vùi tro… gia vị thì tinh tế ngon và lành, có những loại rau, gia vị là thuốc tốt. Người Thái chú trọng các món luộc, nướng, ít dầu mỡ, tốt cho sức khỏe nhưng người ta không phản ánh. Người ta làm biến tướng ẩm thực đồng bào dân tộc, làm các món như ăn cá sống to bằng bắp chân vì kiếm view, lượt đăng ký cho kênh YouTube mà bất chấp. Chúng tôi tập hợp các thông tin, sẽ báo cáo tới Uỷ ban dân tộc vấn đề này để các kênh làm sai sẽ bị xử lý”, chị Thơ khẳng định.
Xuất hiện những tài khoản giả mạo nam MC của VTV nói gánh hàng rong là 'sống ký sinh trùng': Dân mạng mù quáng vào thóa mạ
Tối 17/8, BTV - MC Anh Quang khiến nhiều người bức xúc, khó chịu khi có lời dẫn liên quan đến những người bán hàng rong và cuộc sống của họ trong mùa dịch Covid-19.
Clip: BTV Anh Quang dùng sai từ khi dẫn chương trình khiến nhiều người bức xúc
Cụ thể lời dẫn của BTV Anh Quang như sau: 'Dịch COVID-19 đã khiến cho những con phố du lịch hay là chủ yếu phục vụ khách nước ngoài tại TP.HCM trở nên tiêu điều.
Và khi những con phố không còn sức sống, những gánh hàng rong, vốn được xem là sống ký sinh trùng trên những con phố này sẽ tồn tại ra sao?'.
Ngay lập tức, nhiều người cho rằng đây là lời nói xúc phạm những người lao động chân chính bằng nghề bán hàng rong. Chính vì thế, họ đã đồng loạt để lại những bình luận khiếm nhã trên các diễn đàn mạng và thậm chí là tài khoản cá nhân của nam BTV này.
BTV Anh Quang sau đó đã đăng tải bài viết xin lỗi tất cả khán giả xem chương trình của mình. Anh viết: ' Trong lúc dẫn bản tin sáng nay về câu chuyện mưu sinh của các gánh hàng rong tại TP.HCM thời dịch COVID-19, do sơ suất, tôi đã đọc nhịu một câu dẫn, khiến khán giả xem truyền hình bị hiểu sai nội dung muốn truyền tải, gây ra những sự phản cảm không đáng có.
Đây hoàn toàn là sai sót của cá nhân tôi trong quá trình truyền tải thông tin tới khán giả. Trong khi nội dung của phóng sự là góc nhìn chia sẻ, đồng cảm với những người bán hàng rong vất vả mưu sinh, chứ không có bất kỳ một ý coi thường nào. Hiện cá nhân tôi đã viết bản tường trình và nhận các hình thức xử lý kỷ luật của cơ quan'.
BTV lên tiếng xin lỗi công khai trên mạng xã hội.
Lời xin lỗi không được số đông chấp nhận, vậy nên, tiếp tục là loạt bình luận thóa mạ xuất hiện dưới bài đăng này. Để tránh dư luận, BTV Anh Quang đã tạm khóa trang cá nhân.
Sáng 18/8, theo ghi nhận, khi gõ tìm kiếm tài khoản của BTV Anh Quang trên facebook thì xuất hiện một số nick mới tạo. Các tài khoản này liên tục cập nhật hình ảnh cũng như bài viết về nguyên nhân của sự cố mà BTV đã chia sẻ trước đó. Bên dưới, hàng loạt bình luận chỉ trích, chửi bới xuất hiện.
Tài khoản giả mạo BTV Anh Quang xuất hiện trên mạng xã hội.
Nhiều người mù quáng không để ý rằng đây đều là nick mới, được lập ra với mục đích giả mạo, câu tương tác. Dòng thời gian không có gì ngoài ba chiếc ảnh cũ mèm của nam BTV và vài câu caption mồi nhử người dùng mạng. Ấy thế mà vẫn có hàng chục, hàng trăm bình luận thô tục xuất hiện.
Những bình luận khiếm nhã xuất hiện trên trang cá nhân của tài khoản giả mạo.
Liên quan đến sự cố trên sóng truyền hình quốc gia, mới đây đại diện nhà đài VTV lên tiếng và cho rằng sẽ có hình phạt đối với lỗi này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp - viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - phân tích:
' Thứ nhất về mặt ngữ pháp, biên tập viên nói 'người gánh hàng rong sống ký sinh trùng trên đường phố' là sai. 'Sống' là động từ, 'ký sinh trùng' là danh từ, nếu nói 'sống như ký sinh trùng' thì được, còn nói 'sống ký sinh trùng' lại thành sai ngữ pháp.
Thứ hai về mặt dùng từ, từ ký sinh trùng trong bản tin này được biên tập viên dùng với cách nói ẩn dụ. Nhưng đáng tiếc họ đã chọn từ không phù hợp. Từ ký sinh trùng còn có nghĩa biểu cảm mang hàm ý tiêu cực. Nói đến một người sống ký sinh vào người khác, ý là chê trách người đó chỉ hưởng thụ, không làm gì.
Người bán hàng rong phải bỏ sức lao động rất vất vả để kiếm sống, sao có thể nói họ ký sinh trên đường phố được? Nói như thế là xúc phạm họ, cũng như không đúng với quan điểm của Đảng và Nhà nước về các loại hình, thành phần kinh tế'.
Cô gái say rượu lột đồ, khỏa thân hoàn toàn ngay trước ngôi đền gây bức xúc Không chỉ say rượu và có hành động đáng xấu hổ, cô gái này còn liên tục có những lời lẽ xúc phạm khi đang đứng trước một địa điểm tâm linh. Một nữ du khách say rượu đã gây ra sự phẫn nộ và tức giận trên mạng xã hội sau khi lột đồ và leo lên trước cửa một ngôi đền...