Ăn cà chua với những thực phẩm này có thể thành ‘độc dược’
Không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp ăn cùng cà chua vì những phản ứng có hại có thể xảy ra, biến món ăn thành ‘độc dược’ cực kỳ hại sức khỏe.
Cà chua từ lâu ai cũng biết rất có lợi cho sức khỏe. Chất lycopene có trong cà chua là chất chống oxi hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật và bệnh ung thư. Lycopene là loại chất cơ thể không tự tạo ra được mà chỉ bổ sung qua đường ăn uống…
Mỗi ngày nên uống 1 ly nước ép cà chua chin. trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về Vitamin A, 8% nhu cầu Vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu Vitamin C. Ngoài ra, còn có Vitamin B1 (0.06mg), B2 (0.04mg), PP (0.5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng Canxi, Sắt, Kali, Phosphor… rất tốt trong việc làm đẹp da, chống lão hóa, xóa các nếp nhăn, ngoài ra còn có khả năng chống các bệnh tim mạch…
Theo những nghiên cứu gần đây, cà chua còn có tác dụng ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn ở gan, phòng chống bệnh xơ gan.
Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp ăn cùng cà chua vì những phản ứng có hại có thể xảy ra, biến món ăn thành ‘độc dược’ cực kỳ hại sức khỏe.
Cà chua thường được chế biến làm salad, do đó việc kết hợp với dưa chuột là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng một trong những món “đại kỵ” của cà chua chính là loại quả này. Ảnh minh họa: Internet
Dưa chuột: Cà chua thường được chế biến làm salad, do đó việc kết hợp với dưa chuột là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng một trong những món “đại kỵ” của cà chua chính là loại quả này. Lý do là dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua có chứa số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa chuột, khiến chúng chẳng còn bổ béo gì với sức khoẻ.
Khoai lang: Cà chua cũng rất “không ưa” các loại khoai, trong đó có khoai lang. Khi kết hợp với khoai lang, nó sẽ khiến hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Khoai tây: Tương tự như với khoai lang, dùng cà chua với khoai tây cũng sẽ làm khó tiêu, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Cà rốt: Một số gia đình có thói quen hầm cà rốt cùng cà chua nhưng đây cũng không phải là sáng tạo hay ho. Vì cà rốt chứa enzym phân giải vitamin C có trong cà chua, đồng thời khi dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau, không tốt như bạn nghĩ.
Video đang HOT
Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột khi sử dụng cùng bia rượu. Ảnh minh họa: internet
Gan lợn: Cà chua chứa nhiều vitamin C, gan heo chứa nhiều nguyên tố đồng, sắt, có thể làm oxy hóa vitamin C trong cà chua, làm mất đi lợi ích vốn có của loại quả này.
Bia, rượu: Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột khi sử dụng cùng bia rượu.
Không nên ăn hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Không ăn cà chua khi đói: Bởi chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài: Bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố “alkaloid” nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Ảnh minh họa: Internet
Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố “alkaloid” nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là “alkaloid” sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Không ăn quá nhiều cà chua: Bởi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.
Theo Tiền Phong
5 món ăn vặt lành mạnh giúp chế ngự cơn đói
Chướng ngại lớn nhất với người muốn giảm cân là những cơn đói thường xuyên vào thời gian đầu.
Shutterstock
Để đảm bảo sức khỏe, đề phòng tình trạng ngất xỉu, hạ đường huyết, hạ huyết áp trong quá trình giảm cân, không nên bỏ mặc những cơn đói. Thay vào đó, hãy chuẩn bị những món ăn cung cấp ít calo nhưng giúp no lâu.
Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp hạn chế cơn đói hiệu quả.
1. Các loại hạt
Các loại hạt đặc biệt có chứa một thành phần có thể thỏa mãn sự thèm ăn, gây cảm giác no lâu hơn. Chỉ với một vài hạt hạnh nhân mỗi ngày có thể kích hoạt một khu vực của bộ não, sản sinh ra một loại hoóc môn điều chỉnh cơn đói, giúp kiểm soát sự thèm ăn.
Các loại hạt này sẽ giữ cho cơ thể no trong thời gian dài hơn và đạt được lượng protein cần thiết hằng ngày.
2. Trứng luộc
Siêu thực phẩm đa tài này là món ăn nhẹ dễ nhất và tốt cho sức khỏe nhất. Trứng luộc vừa đáp ứng nhu cầu protein vừa ổn định lượng đường trong máu, duy trì sức khỏe tim mạch và cũng là một nguồn vitamin tốt.
Ăn trứng luộc không chỉ giúp giảm lượng hoóc môn ghrelin gây đói trong dạ dày, mà còn làm tăng đáng kể một lượng hoóc môn khiến cảm thấy no, theo The Health Site.
3. Bỏng ngô
Bỏng ngô chứa nhiều chất xơ, hợp chất polyphenolic, chất chống ô xy hoá, vitamin B, mangan và magie. Do đó, bỏng ngô được các chuyên gia liệt kê vào danh sách đồ ăn vặt khá lành mạnh.
Lượng calo trong bỏng ngô ít hơn khoai tây 5 lần, trong khi bỏng ngô giàu chất xơ nên giúp nhanh no. Bỏng ngô cũng giúp ức chế cơ thể giải phóng hoóc môn gây đói ghrelin, ngăn ngừa sự thèm ăn quá mức nên hỗ trợ giảm cân tốt hơn. Nhưng chú ý, nên dùng loại bỏng mặn không có bơ đường!
4. Cà chua
Cà chua có lượng calo thấp, có thể kiểm soát cơn đói, cung cấp cho cơ thể rất nhiều năng lượng, ổn định đường huyết, giải độc cơ thể và làm giảm cholesterol.
Do cung cấp ít năng lượng, lại nhiều vitamin và khoáng chất nên cà chua rất có ích cho người béo phì, muốn giảm cân, giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống nhưng vẫn giữ hình dáng được thon thả.
5. Rau mầm
Rau mầm có chứa một lượng chất xơ cao, làm cho người ăn rau mầm nhanh đầy bụng. Rau mầm nhanh chóng lấp đầy dạ dày và mang cảm giác no. Nó làm giảm cơn đói và ngăn ngừa ăn uống vô độ.
Rau mầm có hàm lượng calo rất thấp. Vì vậy, một bát rau mầm sẽ không chỉ cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu, mà không nạp nhiều calo!
Hãy thỏa mãn những cơn đói bằng cách làm salad rau mầm với hành, dưa chuột, cà chua và ớt.
Theo thanhnien
13 loại thực phẩm nuôi dưỡng não bộ đẩy lùi suy giảm trí nhớ Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, não bộ con người cũng cần được nuôi dưỡng với những loại thực phẩm giàu vitamin hay khoáng chất. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ăn một số loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ. Bạn sẽ phải bất ngờ trước những lợi ích...