Ăn bánh nướng phải… bốc số bởi biệt tài ‘vẽ’ 12 con giáp của cô chủ
Mặc trời mưa, người Sài Gòn vẫn kiên nhẫn mặc áo mưa, che dù đứng xem cô chủ xe bánh nướng thoăn thoắt “vẽ” hình 12 con giáp. Bánh đẹp, ngon, giá rẻ và cô chủ vui vẻ là những gì níu chân thực khách 20 năm qua.
Xe bánh nướng 12 con giáp suốt 20 năm níu chân người Sài Gòn vì tạo hình bánh ngộ nghĩnh.
20 năm “vẽ” bánh nướng động vật
Chiều Sài Gòn mưa tầm tã, đường phố vắng hoe. Ấy vậy mà vừa ngớt hạt, người người đã vây quanh xe bánh nướng của chị Lâm Mỹ Phương (34 tuổi, ngụ Q.5), vốn được biết đến với tài đổ bánh hình 12 con giáp.
Người che dù, người mặc áo mưa, người đứng nép vào mái che xe bánh, kiên nhẫn đợi đến số thứ tự của mình. Còn chị Phương cứ tập trung đổ bột lên chảo, chăm chú tạo hình bánh chẳng khác gì một… một nghệ sĩ đường phố! Vừa trở bánh, xịt kem, chị vừa liến thoắng đùa vui với khách, rộn ràng cả một góc đường.
Mặc trời mưa, nhiều thực khách vẫn kiên nhẫn đợi đến lượt mua bánh
Chị Phương điêu luyện đổ một lúc 4 chảo bánh
Những lúc xe bánh đông kín, cô chủ phải phát số thứ tự cho khách
Lớn lên trong một gia đình nghèo, chị Phương sớm theo cha cùng xe bánh nướng rong ruổi trên khắp các con phố. Năm 14 tuổi, chị bắt đầu tự đổ bánh đi bán. Những năm đầu chị thường đẩy xe đi nhiều nơi, sau này vì sức khỏe không cho phép, nên chị bán cố định ở trước hầm giữ xe chung cư Hùng Vương (Q.5).
“Ban đầu mình theo ba phụ làm, chỉ biết bánh tròn thôi. Sau một thời gian thì tập tành đổ thành hình. Hồi xưa nhà nghèo lắm, không có ti vi, đâu có được xem hoạt hình, nên lúc đầu chỉ đổ những con mà mình từng thấy. Con đầu tiên mình đổ giống nhất là con rùa. Dần dần thì đổ được những con rắn, con gấu, con sư tử… Càng làm càng hứng thú nên càng nhiều con khác ra đời”, chị Phương bộc bạch.
Chị Phương là em út trong gia đình có 5 anh em, nhiều người cũng nối nghiệp cha nhưng bỏ dần. Chỉ còn lại chị là người theo nghề lâu nhất. 20 năm bán bánh nướng, ngoài tạo hình 12 con giáp, chị Phương có thể đổ bánh theo hình khách yêu cầu. “Con nào từng nhìn thấy mình đều có thể đổ được. Trừ một số con chi tiết quá, nó sẽ gãy”, chị Phương giải thích.
Video đang HOT
Xe bánh chị Phương hút khách không chỉ vì mùi thơm, vị ngọt và béo ngậy…
… mà còn bắt mắt với đủ loại tạo hình con vật
Xe bánh “độc nhất vô nhị” ở Sài Gòn luôn thu hút nhiều vlogger ẩm thực
Để khách không phải đợi lâu, chị Phương đổ cùng lúc đến 4 chảo bánh! Trước khi đổ bánh mới, chị luôn cạo những vệt bánh cũ còn dính, rồi lau lồng chảo bằng khăn sạch, để đảm bảo chất lượng từng cái bánh.
Xe bánh mở bán từ 14 giờ chiều, đến hết bột thì nghỉ. Mỗi ngày chị đổ chừng 2 – 3 xô bột. Chị biến tấu khá nhiều loại bánh. Giá mỗi loại cũng khác nhau: cuốn giá 3.000 đồng; kem giá 4.000 đồng; đổ hình và ốp la giá 5.000 đồng; có sô-cô-la thì thêm 1.000 đồng. Cô chủ vui vẻ, giá lại rẻ, nên hàng bánh chẳng hôm nào vắng khách!
Cô chủ không chỉ khéo tay mà còn khiến khách cười ngất vì độ vui tính của mình
Xe bánh đông nghịt khách từ 2 giờ chiều đến tận tối mịt
Nguyên liệu để làm bánh nướng rất đơn giản, chỉ gồm bột mì, trứng, sữa… Loại bánh đặc biệt nhất của chị Phương làm là bánh cuốn đổ trực tiếp bột sống vào trong khi bánh còn nóng
Nguyễn Ngọc Mai Khanh (18 tuổi, ngụ Q.10), một thực khách lâu năm, cho biết: “Tôi ăn bánh nướng của chị Phương đâu hồi năm lớp 3, giờ vô đại học luôn rồi! Bánh chị ngon khỏi chê, mẹ tôi là người lớn mà cũng ghiền. Tôi thích loại kem, là bánh cuốn rồi đổ bột sống vào ăn nó béo hơn. Hồi đó đi học ra thì ra ăn thôi, còn bây giờ thì phải bốc số vì đông quá. Nhiều khi đợi gần 2 tiếng luôn!”.
Không chỉ có trẻ con vây quanh xe bánh, mà cả người lớn cũng tò mò ghé vào để xem chị đổ bánh. Ai cũng muốn được tận mắt thấy chị “vẽ” bột trên chảothành những hình thù bắt mắt. Nhiều khi đông quá, chị lại phải cắm cúi đổ bánh, nên chị làm số thứ tự cho mọi người bốc để biết ai trước ai sau, khỏi lộn xộn mất lòng khách đến.
Cả trẻ con lẫn người lớn đều thích thú nhìn cách chị Phương đổ bánh
Nhiều người lần đầu đến mua bất ngờ với độ khéo tay của cô chủ xe bánh nhỏ
Nhìn chị Phương thoăn thoắt tay chân, khách tò mò hỏi chị đổ một chiếc bánh mất bao lâu? “Ai biết đâu nè, cũng tùy độ lửa. Để ngày nào rảnh tui bấm giờ rồi tui báo lại cho hen”, khách đông đúc, chị Phương vẫn không quên chêm một câu đùa. Xe bánh “nổi tiếng” cũng vì thế, không chỉ bởi bánh đẹp bánh ngon, mà còn bởi niềm vui thường trực mà cô chủ mang lại.
Một chiếc bánh ra lò luôn là sự kết hợp giữa đôi tay khéo léo và vài câu bông đùa. “Mình đổ bánh bằng tay, còn nói bằng miệng mà. Bởi vậy bị khách chửi nói nhiều hoài nè”, chị cười khanh khách.
Theo Thanh niên
Ít ai ngờ được lớp mỡ núng nính của gấu Bắc cực có thể chế biến thành đặc sản
Người Eskimo ở xứ sở lạnh giá có cách làm kem không giống với bất kỳ nơi đâu khi sử dụng nguyên liệu chính là mỡ sống của các loài động vật như hải cẩu, gấu Bắc cực và trộn với tuyết, quả mọng,...
Eskimo là dân tộc bản địa sống trên vùng băng giá phân bố từ Đông Siberia (Nga), qua Alaska (Hoa Kỳ), Canada, và Greenland. Nơi đây khí hậu quanh năm lạnh giá vô cùng khắc nghiệt, nguồn thức ăn vô cùng hạn chế. Lương thực, thực phẩm chủ yếu của người Eskimo là thịt hải cẩu, cá voi, gấu, hươu, cá tuyết.
Tuy nhiên không vì nguồn nguyên liệu nghèo nàn mà văn hóa ẩm thực của người Eskimo lại thiếu đi tính phong phú. Trái lại, các món ăn của người dân xứ lạnh không chỉ độc đáo mới lạ mà còn rất bổ dưỡng và tiện lợi, phù hợp với đời sống ở nơi gần cực.
Một trong những món ăn độc đáo nhất xứ lạnh đó là món kem Akutaq. Trong tiếng Yup'ik, một trong những ngôn ngữ bản địa của người vùng Alaska, Akutaq có nghĩa là "kết hợp chúng lại với nhau". Người dân bản địa tìm tòi và nghĩ ra công thức chế biến món kem này nhằm tạo ra một loại thức ăn giàu dinh dưỡng, năng lượng để họ có thể mang theo khi đi săn bắn và là một cách để làm món ăn từ các nguyên liệu sẵn có.
Thành phần của kem Akutaq thông thường bao gồm mỡ động vật như tuần lộc, hải cẩu; cá trên mặt băng; tuyết mới rơi và quả mọng. Một số nguyên liệu khác cũng được sử dụng trong Akutaq là dầu cá, trứng cá thậm chí cả thịt hải cẩu.
Món kem có nguyên liệu chính là mỡ động vật.
Mỡ động vật chính là điểm đặc biệt của món kem "độc nhất vô nhị" này. Dù nguyên liệu chế biến nghe có phần "kinh dị" nhưng đây lại là món khoái khẩu của người dân Eskimo vì chúng cung cấp nhiều năng lượng giúp họ gia tăng lớp mỡ phòng chống lại sự giá lạnh của thời tiết.
Tuy nhiên, nếu không phải người bản địa thì món này rất khó ăn vì tuy là kem nhưng chúng lại chủ yếu có nguồn gốc từ động vật và không qua quá trình nấu chín.
Món kem thách thức sự can đảm của thực khách phương xa.
Những người phụ nữ thường làm kem Eskimo sau khi bắt được một con gấu Bắc cực hoặc hải cẩu. Người phụ nữ (bà nội hoặc mẹ của thợ săn) sẽ chuẩn bị món Akutaq và chia sẻ nó với các thành viên trong cộng đồng vào các buổi lễ đặc biệt.
Theo truyền thống, món ăn này luôn được xuất hiện trong các đám tang, lễ kỷ niệm của cuộc săn đầu tiên từ một cậu bé hoặc hầu như bất kỳ dịp lễ đặc biệt nào khác. Nó được ăn như một món tráng miệng trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, hay để phết bánh mì.
Thời nay, món kem mỡ này đã được biến tấu một chút để những thực khách phương xa có thể dễ thưởng thức hơn. Món kem giữ lại tuyết và loại quả mọng xứ lạnh nhưng thay vì dùng mỡ, người ta sẽ dùng shortening, thêm đường và nho khô. Tuy nhiên hương vị của món kem cải tiến khó có thể so sánh với hương vị nguyên bản từ các nguyên liệu núi rừng.
Kem Akutaq đã được biến đổi để dễ ăn hơn.
Nếu bạn cảm thấy hiếu kỳ với món kem độc đáo này thì có thể tìm đến Alaska để ăn thử.
Một điểm đặc biệt là ở Alaska, truyền thống truyền lại mỗi gia đình sẽ sử dụng một loại quả mọng cho món Akutaq của mình. Nếu một người Alaska bị bắt gặp đang làm kem Akutaq bằng loại quả khác thì sẽ đánh mất địa vị xã hội của mình.
Mỗi gia đình sẽ sử dụng một loại quả mọng để làm kem.
Người dân bản địa rất thích đãi người mới đến ở Alaska món ăn đặc biệt này. Khi những vị khách sẵn sàng thử Akutaq, người Eskimo cảm thấy tự hào khi chia sẻ văn hóa của họ.
Ban đầu, chủ nhà có thể hơi e dè khi mời khách của họ vì sợ bị từ chối. Nếu bạn là khách mời và được mời ăn một cốc Akutaq, hãy bắt đầu thử ăn từng chút một.
Còn nếu bạn thực sự không thể ăn được món ăn độc đáo này, hãy tìm người lớn tuổi nhất trong phòng và đưa phần của mình cho họ. Điều này sẽ thể hiện bạn có cách cư xử tốt nếu không hợp khẩu vị và bạn tôn trọng các bậc trưởng lão. Sau đó, nhanh chóng lấy một chiếc đĩa và ăn những thứ bạn có thể ăn được.
Có một sự thật là đa số người khi được thử món kem này đều tấm tắc khen ngon. Tại sao bạn không tìm đến đất Alaska, ăn thử món kem Akutaq của người Eskimo và tự đưa ra đánh giá của mình.
Theo Nguoiduatin
Bến Tre với món lạ từ dừa, Cà Mau có món gì ngon? Đặc sản Việt Nam giới thiệu 2 món ăn trứ danh từ dừa ở Bến Tre và 2 món lạ tai đến từ Cà Mau. Bến Tre Cơm trái dừa Cơm trái dừa (Ảnh: Vntrip) Sự kết hợp của gạo Hậu Giang cùng với dừa Bến Tre đã cho ra "siêu phẩm" cơm dừa nổi tiếng khắp cả nước. Nước được dùng để...