Ăn bánh mì có dòi, 11 người vào viện
Sau khi ăn bánh mì có chứa dòi, các nhân viên tạp vụ của Công ty TNHH Wonderful Sài Gòn Electrics có triệu chứng ói, đau bụng, tím tái
Sáng 24-5, phóng viên Báo Người Lao Động nhận đượcphản ánh của bạn đọc, về việc nhiều người sau khi ăn bánh mì có dòi mua tại một tiệm bánh ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã phải nhập viện cấp cứu.
Ngay trong ngày, theo địa chỉ bạn đọc cung cấp, chúng tôi đãtiến hành xác minh sự việc. Đó là tiệm bánh Hồng Phát, tại số 46 Nguyễn Văn Tiết, khu phố Bình Hòa, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An. Một người đàn ông ngồi trước tiệm bánh cho biết tên là Cường, quản lý tiệm bánh.
Dòi lúc nhúc trong khay patê (ảnh lớn) và cơ sở Hồng Phát (ảnh nhỏ). Ảnh do cơ quan chức năng cung cấp
Ông Cường xác nhận tối 23-5 có mộtphụ nữ khoảng 40 tuổi đến mua 12 ổbánh mì về cho nhân viên công ty ăn và phát hiện có dòi. Tuy nhiên, ông Cường khẳng định không có ai nhập viện vì ăn bánh mì của tiệm. “Người phụ nữ đó mua về thì phát hiện trong bánh mì có dòi nên đem 12 ổ chưa ăn đến trả. Bánh mì có dòi vì patê bị chua, sinh dòi” – ôngCường nói.
Ngay sau đó, chúng tôi đã liên hệ Đội Cảnh sát Kinh tế Công an thị xã Thuận An để làm rõ vụ việc và được xác nhận: Có 11 người của Công ty TNHH Wonderful Sài Gòn Electrics (KCN Việt Nam – Singapore 1, thị xã Thuận An) ăn bánh mì có dòi của tiệm Hồng Phát đã phải đi cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Thánh Tâm (thị xã Thuận An). Khi phóng viên chất vấn vì sao lại giấu nhẹm thông tin trên, ông Cường lúng túng: “Em đưa tiền xăng cho anh về, anh bỏ qua vụ này chứ đăng báo, tiệm em mất uy tín lắm”!
Video đang HOT
Theo xác minh của chúng tôi, gần 20 giờ ngày 23-5, sau khi ăn bánh mì trên, các nhân viên tạp vụ của Công ty TNHH Wonderful Sài Gòn Electrics có triệu chứng ói, đau bụng, tím tái và được đưa đi cấp cứu.Phía Công ty TNHH Wonderful Sài Gòn Electrics lập tức cấp báo vụ việc trên cho Công an thị xã Thuận An. Khoảng 21 giờ cùng ngày, Cảnh sát Kinh tế thị xã Thuận An kết hợp Trung tâm Y tế thị xã Thuận An đã ập vào kiểm tra bất ngờ tiệm Hồng Phát. Tại thời điểm kiểm tra, công an phát hiện khay đựng patê có rất nhiều dòi đang bò lúc nhúc.
Theo lời khai của ông Cường, mỗi ngày, ông mua khoảng 2 kg patê từ một mối quen ở chợ Lái Thiêu về để bán bánh mì. Ngày 23-5, trước thời điểm xảy ra sự cố trên, tiệm bánh của ông đã bán hết 1,5 kg.
Chiều 24-5, trao đổi với chúng tôi, nhân viên Phòng khám Đa khoa Thánh Tâm cho biết sau khi tiếp nhận, phòng khám đã sơ cứu, truyền nước biển, chích thuốc cho các bệnh nhân. Sau một đêm điều trị, các bệnh nhân đã xuất viện vào sáng 24-5.
Mở tiệm lậu! Theo biên bản kiểm tra của Công an thị xã Thuận An, cơ sở bán bánh mì Hồng Phát không cung cấp được hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cơ sở này hoạt động từ tháng 2-2011 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép kinh doanh cũng như giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung tâm Y tế thị xã Thuận An đã lấy các mẫu patê, thịt heo quay, chả lụa, thịt nguội… (làm nhân bánh mì) của tiệm bánh Hồng Phát để kiểm tra, làm cơ sở xử lý vụ việc.
Theo NLD
Gia đình một số nạn nhân vụ chìm tàu Dìn Ký xin bãi nại
Cho rằng nguyên nhân vụ tai nạn tang thương là do thời tiết, ngoài ý muốn, một số thân nhân người bị nạn đã làm đơn xin bãi nại, giảm nhẹ hình phạt cho những người bị khởi tố trong vụ chìm tàu Dìn Ký.
Ngày 8/6, công an tỉnh Bình Dương cho biết đã nhận được đơn xin bãi nại, giảm nhẹ hình phạt cho những người bị khởi tố liên quan vụ chìm tàu nhà hàng nổi tối 20/5 làm 16 người thiệt mạng.
Theo đó, bà Hà Thị Tám (53 tuổi, quê Quảng Bình, mẹ ruột của nạn nhân Trần Thị Thùy Trang, bà của cháu Trương Trần Đức Anh) đã đại diện cho người thân của 2 mẹ con chị Trang làm đơn xin bãi nại cho 2 bị can Lao Văn Quang (28 tuổi) và lái tàu Nguyễn Văn Đức (24 tuổi) - hiện bị khởi tố, bắt giam. Trước đó Dìn Ký đã thỏa thuận với bà Tám, lo toàn bộ chi phí mai táng cho gia đình với số tiền 12.444 USD (tương đương 256 triệu đồng).
"Khi nhà hàng nổi đang chạy trên sông thì gặp mưa lớn kèm theo gió, lốc xoáy dẫn đến việc chiếc tàu bị lật và chìm xuống sông. Đây là trường hợp bất khả kháng về nguyên nhân dẫn đến cái chết của con và cháu tôi", bà Tám nêu trong đơn.
Cùng xin bãi nại, giảm nhẹ cho những người bị khởi tố còn có vợ chồng ông Đồng Văn Sỹ (54 tuổi). "Dù còn rất đau đớn khi mất đi con gái ruột nhưng đây cũng là tai nạn không mong muốn. Phía doanh nghiệp Dìn Ký đã tích cực khắc phục hậu quả cho gia đình...", ông Sỹ cho hay.
Đại diện phía Dìn Ký cho biết, tính đến nay mức thương lượng đền bù cho các nạn nhân trong nước trung bình là 2.828 USD/người; bồi thường tổn thất tinh thần là 3.393 USD/người.
Sau khi trục vớt, con tàu "định mệnh" được đưa về cảng để phục vụ điều tra. Ảnh: Nguyệt Triều.
Trong khi đó, phía gia đình 4 nạn nhân quốc tịch Trung Quốc lại gửi đơn đến các cơ quan pháp luật tỉnh Bình Dương, đề nghị khởi tố chủ doanh nghiệp Dìn Ký. Trong đơn, họ cho rằng, những người trực tiếp chịu trách nhiệm trong tai nạn là tài công Lê Văn Đức, Lê Văn Quang (quản lý tàu). Tuy nhiên chủ tàu là doanh nghiệp Dìn Ký đã giao việc lái tàu cho người không có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, sử dụng tàu kém chất lượng, tàu không đăng kiểm, tự ý lập bến tàu không xin phép và không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. "Đây mới chính là nguyên nhân gây ra cái chết oan uổng của 4 người thân chúng tôi", đơn đề nghị nêu.
Vấn đề bồi thường cho nhóm nạn nhân người nước ngoài đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận. Trước đó, ngày 5/6, đại diện doanh nghiệp Dìn Ký đã trao số tiền 68.200 USD (tương đương 1,4 tỷ đồng) để lo hậu sự cho các nạn nhân và chi phí đi lại của gia đình họ. Cũng tại buổi làm việc này, gia đình người bị hại tiếp tục yêu cầu phía Dìn Ký phải bồi thường về tổn thất tinh thần là 50.000 USD cho mỗi nạn nhân. Tuy nhiên, phía Dìn Ký cho biết, số tiền này vượt quá khả năng tài chính của họ, đồng thời đề nghị họ chấp nhận mức đền bù là 7.000 USD một trường hợp nhưng không được chấp thuận. Chiều nay, đại diện Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương cùng đại diện Dìn Ký sẽ có buổi thương lượng tiếp theo với thân nhân các nạn nhân người Trung Quốc.
Về việc khám nghiệm điều tra con tàu định mệnh, ông Nguyễn Văn Sỹ, người trực tiếp ký hợp đồng trục vớt tàu BD 0394 đã có tường trình cho rằng một số lỗ thủng trên sàn tàu là do quá trình trục vớt gây ra. "Để đảm bảo trục vớt được an toàn và đúng tiến độ, tôi đã cho cạy dỡ bỏ các tấm ván sàn của tàu BD 0394 để đưa ống hút nước nhằm mục đích bơm nước ra khỏi tàu. Việc làm đó có chứng kiến của tất cả đơn vị cùng tham gia trục vớt và cơ quan điều tra", ông Sỹ tường trình.
Cơ quan công an vẫn đang tiến hành điều tra và chưa đưa ra kết luận gì về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn thảm khốc.
Chập tối 20/5, chiếc tàu 2 tầng của khu du lịch Dìn Ký, chở theo hàng chục du khách đang dự tiệc sinh nhật con trai giám đốc Quách Lương Tài thì gặp mưa to kèm gió lớn. Tàu quay đầu về bến, cách bờ chừng 100 m thì tàu lật ngang khiến 16 người trong đó có nhiều trẻ nhỏ đã thiệt mạng. Hiện 2 nhân viên của Dìn Ký đã bị khởi tố, bắt tạm giam.
Đây là vụ tai nạn giao thông đường thủy xảy ra trên một tàu du lịch có số người thiệt mạng nhiều nhất từ trước đến nay.
Theo VNExpress
Vụ chìm tàu Dìn Ký: Thân nhân nạn nhân Trung Quốc đồng ý nhận 1,4 tỷ đồng bồi thường Sau 15 ngày với 5 lần thỏa thuận, chiều 5/ 6, thân nhân của 4 nạn nhân người Trung Quốc bị thiệt mạng trong vụ tàu du lịch Dìn Ký bị chìm tối 20/5, đã chấp nhận ký nhận số tiền bồi thường là 68.250 USD (tương đương 1.407.861.000 đồng). Trong đó, bao gồm chi phí đi lại, ăn ở cho 19 thân...