Ăn bánh cuốn ‘kỳ lạ’ chan với nước lèo: Bán 60 năm tít trên cao nguyên đá
Du khách đến phố cổ Đồng Văn sẽ phải ghé quán bánh cuốn độc đáo, lâu đời và đắt khách nhất Hà Giang
Bánh cuốn ở Hà Giang ăn cùng với nước lèo từ xương hầm chứ không dùng nước mắm.
Nằm ở số 31 đường phố cổ Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, quán bánh cuốn bà Hà đã trở thành nơi lui đến thường xuyên của những người dân địa phương và khách du lịch.
Để làm được một đĩa bánh cuốn thơm ngon, bà Hà phải chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu: bột gạo tẻ, xương ống lợn, chả giò (nem), trứng, các loại gia vị.
Công đoạn làm cũng rất phức tạp. Đầu tiên, phải ngâm bột gạo tẻ qua đêm để gạo mềm và ngon. Sau khi đã pha nước bột với gia vị, bà Hà bắt đầu dùng mui to, múc nước bột vào khuôn tráng. Đợi khoảng 2 phút sau thì vớt bánh ra đĩa.
Tiếp đó, cho phần nhân vào chính giữa bánh cuốn và cuốn tròn. Phần nhân được làm từ nấm mèo (mộc nhĩ) địa phương, thịt lợn đen của người Mông, đem trộn lẫn với hành tươi, cho hạt tiêu và các gia vị khác.
Để bánh cuốn nóng thơm ngon, bà Hà sẽ rắc thêm lá ngò và hành phi lên đĩa bánh cuốn nóng, đây là một điểm rất khác với món bánh cuốn ở đồng bằng vốn chỉ có món hành phi.
Điều đặc biệt nhất của món bánh cuốn này lại nằm ở bát nước lèo. Để bát nước lèo ngon, bà Hà chỉ mua xương ống lợn đen, đem về làm sạch xương lợn, luộc lần đầu và đổ nước đục đi. Sau đó rửa sạch xương rồi mới bắt đầu đem đi hầm. Thời gian để hầm xương lợn đen phải 3-4 tiếng thì xương mới tiết ra chất ngon ngọt.
Nếu như món bánh cuốn ở đồng bằng, thành phố lớn thường chấm nước mắm thì bánh cuốn ở đây chấm với nước lèo từ nước hầm xương có bỏ chả giò, hành ngò, tiêu, ớt, dấm chua, măng rừng, càng tăng thêm phần hấp dẫn lạ lùng.
Bánh cuốn bà Hà có ba loại: bánh cuốn thông thường, bánh cuốn trứng lòng đào cho người lớn và bánh cuốn vàng cho trẻ em.
Loại bánh cuốn trứng lòng đào làm rất công phu. Sau khi đã tráng bánh trên khuôn, sẽ đập thêm hai quả trứng gà tươi vào bánh cuốn. Bánh chín sẽ cuốn luôn trên khuôn. Món bánh cuốn vàng cho trẻ em được bà Hà đập luôn quả trứng vào bột nước.
Video đang HOT
Vì có nhiều loại, nên bánh cuốn bà Hà cũng có nhiều giá: 25.000 đồng, 30.000 đồng đến 35.000 đồng tùy theo nhu cầu của khách.
Vào buổi sáng, quán bánh cuốn bà Hà thường đón khách lúc 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Ngoài món bánh cuốn, quán còn phục vụ thêm các món truyền thống khác của người dân tộc miền núi như xúc xích, bò trâu, khô lợn đen hun khói, mật ong bạc hà, tam thất các loại.
Các ngày cuối tuần, du khách đến tham quan Đồng Văn, Hà Giang thường ăn bánh cuốn bà Hà. Bởi vậy quán bánh cực kỳ đông khách, thỉnh thoảng, khách không có chỗ ngồi vào ngày chủ nhật, có lúc số lượng du khách vào quán ăn lên đến 100 người.
Theo Thanh niên
7 món cùng tên nhưng khác biệt ở Sài Gòn và Hà Nội
Bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt của các món ăn phổ biến ở hai thành phố như phở, bánh mì hay ốc.
Phở
Món này được bán ở khắp các tỉnh thành và nhiều lần xuất hiện trong các bảng xếp hạng ẩm thực thế giới. Nếu phở ở Hà Nội (phải) thường ăn kèm với quẩy, ít bánh phở thì ở Sài Gòn, món này ăn kèm với rau giá, húng quế, ngò gai. Người Sài Gòn còn tự pha chén tương đen, tương đỏ, sa tế, ớt tươi, chanh để chấm thịt.
Bánh mì
Bánh mì Hà Nội và Sài Gòn không khác nhau nhiều. Các loại nhân cơ bản đều được bán ở cả hai nơi là chả lụa ăn kèm rau dưa, nước sốt. Nhiều biến tấu cũng phổ biến ở cả hai nơi như nhân thịt nướng, thịt gà, xíu mại... Ở Sài Gòn (trái), bạn có thể đổi vị với nhân phá lấu - loại hiếm thấy ở Hà Nội.
Hàng bánh mì chảo 40 năm giữa lòng phố cổ Hà Nội. Video: Di Vỹ.
Tuy không phải là thành phố biển, các món ốc ở Sài Gòn (trái) chiếm được tình cảm của thực khách bởi sự đa dạng về loại và cách chế biến. Các món được bán nhiều ở Sài Gòn như: ốc len xào dừa, nghêu hấp sả, sò huyết xào me, ốc giác xào rau muống, sò nướng phô mai... Trong khi nhắc đến ốc ở Hà Nội, thực khách thường nghĩ ngay đến bát ốc bu luộc, ăn kèm với sung muối.
Bún riêu cua
Bún riêu cua - "đặc sản của Hà Nội" (phải) có mặt trong nhiều quán xá ở Sài Gòn. Tô bún ở Hà Nội cuốn hút bởi vị nước lèo thanh, riêu cua được làm khéo, cùng với mấy miếng đậu hũ rán. Món ăn thường được đem ra kèm với rau diếp thái nhỏ, chanh, tỏi, ớt và một chút mắm tôm.
Còn ở Sài Gòn, tô bún được biến tấu khi cho thêm huyết heo, chả bò hoặc giò, móng heo. Vị nước lèo cũng ngọt hơn. Ăn kèm là rau muống hoặc giá, rau chuối bào. Nhiều nơi làm riêu cua từ thịt heo xay.
Bánh cuốn
Bánh cuốn du nhập đến Sài Gòn (trái) có phần cầu kỳ hơn. Trong suất bánh cuốn có thêm giá luộc, chả lụa, nem, bánh tôm hoặc chả giò ăn kèm. Cách trình bày ở hai nơi cũng khác nhau. Bánh cuốn Hà Nội (phải) thường phục vụ chả ngập trong chén nước chấm.
Gỏi đu đủ khô bò
Món ăn ở Sài Gòn và Hà Nội đều giống nhau về các nguyên liệu cơ bản: đủ đủ xắt sợi, ít rau răm và đậu phộng tạo vị thơm béo. Tuy nhiên, món ăn ở Hà Nội (phải) còn được gọi với tên khác là nộm bò khô, phần nhân đa dạng hơn khi có thêm vài lát thịt quay, mề quay thái mỏng.
Cà phê
Cà phê cũng là loại thức uống có mặt ở khắp các con đường của cả hai thành phố. Du khách có thể lựa chọn từ quán xá bình dân đến sang trọng cùng nhiều phong cách khác nhau. Nếu Sài Gòn có cà phê vợt là đặc sản, thủ đô lại níu chân khách bởi cà phê trứng.
Cà phê ở Sài Gòn (trái) thường được phục vụ nhiều đá hơn. Còn ở Hà Nội, phổ biến nhất "đen đá" (cà phê đen) hoặc "nâu đá" (cà phê và sữa).
Theo Vnexpress
Ba món đổi vị cho bữa trưa ở trung tâm Sài Gòn Thực khách có thể thưởng thức bánh ướt hoặc cháo lòng ở quận 1 mà không cần đi xa. Dưới đây là gợi ý 3 món bạn có thể đổi vị cho bữa trưa ở thành phố. Bánh cuốn Miếng bánh mềm mịn, ăn cùng chả và nem, kèm theo dưa leo, giá luộc là một lựa chọn khi bạn đã "chán" các...