An-12 Nga suýt gặp thảm họa khi phải hạ cánh bằng bụng
Hình ảnh chiếc máy bay vận tải hạng trung An-12 của Nga phải hạ cánh bằng bụng vì bộ phận càng đáp gặp sự số đã được nhiều tờ báo đăng tải.
Ukraine khoe tên lửa ‘diệt mọi xe tăng và máy bay’Estonia muốn thêm pháo tự hành K9 Thunder sát biên giới Nga
Theo hình ảnh từ phương tiện truyền thông xã hội Nga, một máy bay vận tải quân sự hạng trung An-12 đã buộc phải hạ cánh trên đường băng của sân bay Koltsovo ở Yekaterinburg bằng bụng.
Căn cứ lời kể của các nhân chứng, bộ phận càng đáp của máy bay không hoạt động một cách bình thường dẫn tới sự cố trên.
Vào thời điểm đó, có 17 người trên chiếc An-12 trong đó bao gồm6 thành viên phi hành đoàn và 11 hành khách, tất cả đều không bị thương.
Cơ quan báo chí của Quân khu trung tâm cho biết thêm, khi đó chiếc máy bay vận tải quân sự An-12 đang thực hiện chuyến bay từ tỉnh Chelyabinsk, hiện tại các cuộc điều tra về nguyên nhân sự cố đang được tiến hành, nhờ thao tác chính xác của phi công mà máy bay chỉ bị hư hỏng nhẹ và có thể tái sử dụng sau khi sửa chữa.
Những người trên chiếc An-12 này đã rất may mắn so với trường hợp một máy bay An-12 khác phải hạ cánh khẩn cấp do hết nhiên liệu trong quá trình bay tới sân bay Lvov (Ukraine) hồi đầu tháng 10. Trong vụ việc trên, 5 thành viên của phi hành đoàn đã thiệt mạng.
Hình ảnh chiếc máy bay vận tải An-12 phải hạ cánh bằng bụng
Video đang HOT
Antonov An-12 (tên ký hiệu NATO: Cub) là loại máy bay vận tải hạng trung sử dụng 4 động cơ cánh quạt, nó là phiên bản quân sự của máy bay chở khách Antonov An-10.
Nguyên mẫu đầu tiên (số hiệu 7900101) được chế tạo tại Irkutsk thực hiện chuyến bay thử nghiệm vào ngày 16/12/1957 với động cơ Kuznetsov NK-4, hơn 900 chiếc khác được trang bị động cơ AI-20K gồm cả phiên bản dân sự và quân sự.
Từ khi chính thức được giới thiệu vào năm 1959 cho đến khi kết thúc sản xuất vào năm 1973 tại Liên Xô, đã có tổng cộng 1.248 chiếc An-12 xuất xưởng.
Phiên bản An-12BP là máy bay vận tải và thả lính dù tiêu chuẩn của Không quân Liên Xô (VTA) trong giai đoạn 1959 – 1974. Có khoảng 25 chiếc An-12BK/PP/PPS (Cub-A/B/C/D) đã được sửa đổi thành máy bay tác chiến điện tử, phục vụ trong Không quân và Không quân Hải quân.
Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 100 chiếc An-12 vẫn được sử dụng trong lực lượng không quân của 9 quốc gia khác, gần 200 chiếc hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng. An-12 có một biến thể được sản xuất tại Trung Quốc bởi Công ty Shaanxi mang tên Yunshuji-8 (Y-8).
Không có thiệt hại về người sau sự cố vừa qua của chiếc An-12
Thông số kỹ thuật cơ bản của máy bay vận tải An-12: Phi hành đoàn 5 người (2 phi công, thợ máy, sĩ quan dẫn đường và sĩ quan vô tuyến). Máy bay có chiều dài 33,1 m; sải cánh 38,0 m; chiều cao 10,53 m; trọng lượng rỗng 28.000 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 61.000 kg.
An-12 được trang bị 4 động cơ cánh quạt Progress AI-20L/M, công suất 4.000 mã lực (3.000 kW) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 777 km/h, tốc độ hành trình 670 km/h, trần bay 10.200 m, tải trọng lớn nhất 20.000 kg (hoặc 90 lính dù), tầm bay với tải trọng tối đa đạt 3.600 km.
Trong điều kiện hình dạng, kích thước và chức năng, An-12 rất tương đồng với Lockheed C-130 Hercules của Mỹ. Các máy bay An-12 của Quân đội Liên Xô còn được trang bị thêm 2 pháo NR-23 cỡ 23 mm ở đuôi để phòng thủ, nhiều chiếc trong Không quân Nga đã tháo bỏ vũ khí này.
Chí Linh
Theo baodatviet
Xe bọc thép Nga vỡ vụn sau màn rơi tự do từ máy bay quân sự
Hai xe bọc thép chở quân của Nga đã bị hư hại nặng nề sau khi được thả từ trên máy bay trong cuộc tập trận của lực lượng không quân.
Xe bọc thép được thả trong cuộc tập trận của Không quân Nga (Ảnh: Reuters)
Hơn 2.000 binh sĩ và 200 phương tiện bọc thép đã được thả bằng dù từ các máy bay vận tải quân sự Il-76 ở khu vực phía sau phòng tuyến giả định của đối phương trong cuộc tập trận của Lực lượng Không quân Nga tuần trước. Đây là một phần trong cuộc tập trận quốc tế quy mô lớn có tên gọi Center-2019 với sự tham gia của 128.000 binh sĩ từ Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong quá trình tập trận, một số chiếc dù đã không hoạt động ổn định, dẫn tới việc hai xe bọc thép chiến đấu bộ binh đã lao thẳng xuống đất với vận tốc rơi tự do.
Theo xác nhận của Bộ Quốc phòng Nga, may mắn là không có binh sĩ nào ngồi trong hai xe bọc thép gặp sự cố và cũng không có nạn nhân nào bị thương dưới mặt đất. Tuy nhiên, hai chiếc xe đã bị hư hại nặng nề.
Khoảnh khắc hai xe bọc thép rơi từ trên không trung và hình ảnh các mảnh vỡ dưới mặt đất đã được ghi lại và chia sẻ trên mạng.
Những vụ việc tương tự như vậy khá phổ biến trên thế giới. Tuy vậy, một cuộc điều tra vẫn được tiến hành để xác định lý do khiến hệ thống dù không hoạt động ổn định sau khi xe được thả từ trên máy bay vận tải.
Mức độ thiệt hại nhất định về khí tài quân sự là điều có thể chấp nhận được trong các cuộc tập trận thả dù từ trên không trung, nhất là các cuộc tập trận quy mô lớn. Sự cố này có thể dễ dàng xảy ra khi các phương tiện thả từ trên máy bay được yêu cầu không chỉ tiếp đất an toàn mà còn phải di chuyển ngay lập tức sau khi "hạ cánh" xuống mặt đất.
Một sự cố tương tự từng xảy ra trong cuộc tập trận của quân đội Mỹ tại Đức hồi năm 2016. 3 xe bọc thép Humvee đã tách khỏi dù và lao thẳng xuống đất. Một binh sĩ Mỹ đã bị buộc tội phá hoại tài sản quân đội sau khi có kết quả điều tra cho thấy, binh sĩ này đã cắt dây dù.
Một số hình ảnh tại hiện trường vụ rơi xe bọc thép trong cuộc tập trận tại Nga:
Theo Thành Đạt (Dân Trí)
Quân đội Trung Quốc điều loạt xe tăng, tiêm kích, máy bay ném bom tới Nga làm gì? Hơn 1.600 quân nhân cùng hàng loạt xe tăng, tiêm kích, máy bay ném bom của Trung Quốc đã có mặt tại Nga để chuẩn bị tham gia đợt tập trận chiến lược Tsentr-2019 (Trung tâm 2019). Hôm 7/9, CCTV đưa tin Trung Quốc đã điều động hơn 1.600 binh sĩ từ Chiến khu Tây Bộ và một số đơn vị thuộc quân...