Amway loạn giá: Có vi phạm quy định về giá cả?
“Nhà nước quản lý giá đối với một số loại thực phẩm chức năng, như sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Vì vậy giá mà doanh nghiệp bán ra thị trường phải đảm bảo mức đã đăng ký với Nhà nước” – Luật sư Hà Huy Phong – Giám đốc công ty Luật Inteco cho biết
Báo Đời sống & Pháp luật đã đăng tải, vừa qua, một số người tiêu dùng đã phản ánh về việc các mặt hàng kinh doanh đa cấp của công ty TNHH Amway Việt Nam đang được bày bán không thống nhất về giá cả. Nhiều nơi có sự chênh lệch lớn giữa nhà phân phối và nguồn hàng chào bán trên mạng.
Trả lời PV báo Đời sống & Pháp luật, Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc công ty Luật Inteco) cho biết, luật về giá có quy định nghĩa vụ của tổ chức cá nhân về sản xuất và kinh doanh về hàng hóa.
Luật sư Hà Huy Phong – Giám đốc công ty Luật Inteco.
Theo đó, giá của các mặt hàng được chia làm hai hình thức. Hình thức 1 là những mặt hàng Nhà nước quản lý về giá, hình thức 2 là các mặt hàng không quản lý về giá. Với hình thức thứ 2, doanh nghiệp có thể kinh doanh sản phẩm mà không cần đăng ký với Nhà nước.
“Một số mặt hàng do Nhà nước quản lý về giá là thực phẩm chức năng, chẳng hạn như sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Vì vậy giá mà doanh nghiệp bán ra thị trường phải đảm báo mức đã đăng ký với Nhà nước” – Luật sư Phong cho biết.
Cũng theo Luật sư Phong, hiện nay nhiều sản phẩm của công ty Amway kinh doanh phải được Nhà nước quản lý về giá. Những sản phẩm này phải được bán đúng với giá đã đăng ký.
Video đang HOT
Nhận định về tình trạng “loạn giá” các mặt hàng kinh doanh của Amway, Luật sư Phong cho biết: Theo quy định hiện nay các đơn vị sản xuất và kinh doanh không được bán sản phẩm cao hơn so với giá đã đăng ký với Nhà nước. Còn trường hợp bán sản phẩm thấp hơn thì vẫn chưa có quy định cấm”.
Luật sư Phong phân tích thêm, sản phẩm bị loạn giá sẽ khiến người tiêu dùng không yên tâm về chất lượng sản phẩm và uy tín nhà kinh doanh.
“Việc doanh nghiệp để xảy ra tình trạng loạn giá vô tình sẽ gây bất lợi về “hình ảnh” cho chính Công ty Amway”. – LS nói.
00:00 / –:–
Cùng quan điểm trên, luật sư Hồng Ngọc (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, với các mặt hàng Nhà nước quản lý về giá, doanh nghiệp phải cam kết bán đúng giá với những sản phẩm đã đăng ký.
Luật sư này nhận định thêm, Amway hoạt động theo mô hình khác với các mặt hàng kinh doanh thông thường. Đó là mô hình đa cấp nên phải theo quy chế riêng. Từng sản phẩm cụ thể sẽ có sự quy định của doanh nghiệp, giữa các nhà phân phối về giá bán.
Tìm hiểu giá bán về sản phẩm trên trang web chính thức của Công ty TNH Amway Việt Nam, PV không tìm thấy bất cứ thông tin gì liên quan tới giá bán sản phẩm tại trang web này. Phần giới thiệu về các sản phẩm, thông tin được cung cấp chỉ là công dụng, đối tượng sử dụng và cách dùng… Tuyệt nhiên không phát hiện được giá bán sản phẩm. Người dân cho biết, sản phẩm Amway giá rẻ được mua rất dễ dàng, không cần thông qua nhà phân phối. Điều khiến người tiêu dùng hoang mang là vì sao khi mua hàng Amway tại các nhà phân phối, họ phải trả số tiền đắt hơn nhiều so với mức giá “chợ đen” được rao nhan nhản trên mạng? Số tiền chênh lệch này đặt ra dấu hỏi về chất lượng thật của sản phẩm? Liên quan tới sự việc, PV báo Đời sống & Pháp luật đã liên hệ làm việc với Công ty TNHH Amway để tìm hiểu tình trạng loạn giá sản phẩm. Bà Bích Thủy – đại diện truyền thông Công ty Amway cho biết sẽ tiếp nhận phản ánh của độc giả và sớm làm việc với lãnh đạo công ty để có câu trả lời. Tuy nhiên, kể từ ngày gửi câu hỏi, PV đã chờ đợi hơn 1 tuần nhưng không có hồi âm.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin tới quý độc giả.
Theo NTD
Kinh doanh lỗ, giám đốc công ty vẫn "nổ" để huy động vốn
Ngày 1/11, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ công an cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Kỳ Chủng, 33 tuổi, trú tại phường Nguyễn Nghiêm, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi về tội "Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".
Theo tin từ báo An ninh thủ đô, được biết Công ty Thiên Việt thành lập cách đây khoảng 8 năm, vốn là đại lý của một công ty chứng khoán. Sau đó Thiên Việt trở thành một công ty chuyên về kinh doanh, môi giới chứng khoán, bất động sản.... Tuy nhiên cách đây không lâu, Bộ Công an phát hiện Công ty Thiên Việt đã kinh doanh sàn vàng trái phép nên đã vào cuộc điều tra.
Tại trụ sở công ty Thiên Việt trên tầng 16, tòa nhà số 45A đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, lực lượng Công an tiến hành khám xét, thu giữ nhiều máy móc, tài liệu và tiền để phục vụ công tác điều tra. Công an tiến hành bắt giữ ông Nguyễn Văn Kỳ Chủng (37 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ngãi) - là Tổng giám đốc Công ty Thiên Việt và em ruột của ông Chủng, là Nguyễn Văn Kỳ Thành (33 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ngãi) - là Giám đốc Công ty Thiên Việt, chi nhánh TP.HCM.
Trụ sở chính của công ty Thiên Việt tại TP.HCM - Ảnh: ANTĐ
Cùng thời điểm các tổ công tác của hai đơn vị phối hợp nói trên, cũng khám xét các chi nhánh của Công ty Thiên Việt ở các tỉnh thành khác như: chi nhánh tại tòa nhà công viên phần mềm ở đường Quang Trung, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng và chi nhánh ở đường Phan Bội Châu, phường Trần Hưng Đạo, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Những giám đốc và kế toán của các chi nhánh này đồng thời bị công an triệu tập, tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.
Liên quan đến vụ việc, nguồn tin từ báo Lao động cũng cho biết, Thiên Việt sử dụng phần mềm Meta Trade4 (MT4) để giao dịch và quản lý tài khoản vàng, ngoại tệ... Thông qua hình thức tổ chức kinh doanh vàng tài khoản, Công ty Thiên Việt mua dữ liệu thông tin về giá vàng, ngoại tệ, sau đó cung cấp tài khoản, mật khẩu, phần mềm MT4 cho nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư tham gia giao dịch, họ phải nộp tiền vào Công ty bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc nộp tiền trực tiếp cho nhân viên tại Công ty sau đó được cấp một tài khoản để giao dịch qua phần mềm.
Công ty Thiên Việt có chức năng giao dịch chứng khoán, nhưng hành vi tổ chức kinh doanh vàng, ngoại tệ qua tài khoản của Công ty Thiên Việt được xác định là trái phép. Bước đầu xác định, số tiền giao dịch qua sàn trái phép này vào khoảng 150 tỉ đồng và anh em Kỳ Chủng, Kỳ Thành bị bắt để điều tra hành vi "kinh doanh trái phép".
TGĐ Kỳ Chủng ngay tại Công ty Thiên Việt. Ảnh: Lao động
Báo Công an nhân dân cũng cho biết, ngoài hành vi kinh doanh vàng thông qua tài khoản MT4, để đánh bóng tên tuổi của công ty, nhằm tạo sự tin tưởng cho khách hàng góp vốn đầu tư, về quy mô kinh doanh cũng như tiềm lực kinh tế vững chắc, Chủng đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hoành tráng, tung ra các thông tin không có thật về hoạt động kinh doanh của công ty như: đang kinh doanh bất động sản, dược phẩm, cafe,...có lợi nhuận.
Trong khi thực chất, Thiên Việt chỉ kinh doanh vàng tài khoản và đang bị thua lỗ, không có tiền để chi phí cho bộ máy, hoạt động của công ty. Khách hàng tham gia góp vốn đầu tư đều được làm hợp đồng góp vốn đầu tư và giấy chứng nhận góp vốn với lãi suất từ 10,6% đến 16%/năm, tuỳ theo kỳ hạn góp vốn của khách hàng. Tuy nhiên, sau khi góp vốn đầu tư, khách hàng không hề biết tiền của mình được được Công ty Thiên Việt sử dụng vào việc gì.
Toàn bộ số tiền của khách hàng góp vốn đều bị Chủng chiếm đoạt để sử dụng chi tiêu cá nhân, trả lương nhân viên, chi phí thuê trụ sở, duy trì hoạt động của công ty, lấy tiền của người góp vốn sau trả lãi và gốc cho người góp vốn trước, mua tài sản đứng tên cá nhân. Đến thời điểm bị bắt, Công ty Thiên Việt không còn khả năng thanh toán tổng số tiền khách hàng góp vốn là 63 tỷ đồng.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thêm đại gia thủy sản ở Cà Mau bị bắt Giám đốc công ty thủy sản Nhật Đức ông Huỳnh Minh Trung bị bắt về hành vi lừa đảo, có liên quan vụ sai phạm cho vay tại Ngân hàng VDB Chi nhánh Minh Hải. Ngày 29/10, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố và bắt giam bị can Huỳnh Minh Trung (53 tuổi, giám đốc Công ty TNHH thủy sản...