Amsterdam gia hạn lệnh cấm biểu tình
Ngày 10/11, chính quyền thủ đô Amsterdam của Hà Lan đã gia hạn sắc lệnh khẩn cấp, bao gồm lệnh cấm mọi cuộc biểu tình trong thành phố cho đến sáng 14/11 để ứng phó với làn sóng bạo lực nhằm vào cổ động viên câu lạc bộ bóng đá Maccabi Tel Aviv của Israel.
Cảnh sát Hà Lan được triển khai khi xảy ra xô xát giữa các cổ động viên Maccabi Tel Aviv với những người ủng hộ Palestine, ngày 7/11/2024. Ảnh: AP
Tình trạng bất ổn bắt đầu vào đêm 6/11 khi những người hâm mộ đội bóng Maccabi Tel Aviv hạ cờ Palestine khỏi một ngôi nhà ở trung tâm Amsterdam, dẫn đến các cuộc đụng độ với những người biểu tình ủng hộ Palestine.
Căng thẳng leo thang vào đêm 7/11 trong trận đấu thuộc giải bóng đá Europa League giữa hai câu lạc bộ Ajax Amsterdam và Maccabi Tel Aviv, khi người hâm mộ Israel bị truy đuổi và tấ.n côn.g tại nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố.
Sau các vụ bạo lực, Thị trưởng Armsterdam, bà Femke Halsema đã phải ban bố sắc lệnh khẩn cấp vào ngày 8/11 nhằm tăng cường an ninh trong thành phố và các vùng ngoại ô lân cận. Các biện pháp được triển khai bao gồm tăng cường sự hiện diện của cảnh sát, cho phép khám xét để phòng ngừa tội phạm và hành vi nguy hiểm, cấm biểu tình vào cuối tuần và đảm bảo an ninh cho các tổ chức Do Thái cũng như những địa điểm nhạy cảm khác.
Bất chấp lệnh cấm, hàng trăm người biểu tình đã tập trung tại Quảng trường Dam Square của Amsterdam vào ngày 10/11. Theo truyền thông Hà Lan, trên 50 đối tượng đã bị cảnh sát bắt giữ vì tham gia vào cuộc biểu tình trái phép.
Israel rối ren giữa chia rẽ nội bộ
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant bất ngờ bị cách chức gây ra làn sóng phản đối trong nước đối với chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Tối 5.11, Thủ tướng Netanyahu thông báo cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và bổ nhiệm Ngoại trưởng Israel Katz thay thế, theo AFP. Lý do được ông Netanyahu đưa ra là ông Gallant gây mất lòng tin và những bất đồng chiến lược, chủ yếu liên quan xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Cái gai được nhổ bỏ
Mâu thuẫn giữa ông Netanyahu và ông Gallant nổ ra ít nhất từ giữa năm ngoái, khi vị bộ trưởng phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của lãnh đạo chính phủ. Hành động đó khiến ông Netanyahu cân nhắc bãi nhiệm ông Gallant nhưng sau cùng phải gác lại kế hoạch khi hàng trăm ngàn người dân xuống đường biểu tình phản đối cải cách.
Người dân Israel biểu tình tại Tel Aviv sau khi ông Gallant bị cách chức. ẢNH: REUTERS
Lần này, căng thẳng dần tích tụ trong nhiều tháng qua liên quan chiến lược cho cuộc xung đột tại Dải Gaza. Mặc dù được đán.h giá là có quan điểm "diều hâu" vào đầu xung đột, ông Gallant ngày càng tỏ ra sẵn sàng với việc tìm giải pháp ngoại giao để chấm dứt chiến sự, bác bỏ khả năng quân đội Israel tiếp tục chiếm đóng Gaza về sau.
Trong khi đó, ông Netanyahu và các đồng minh cực hữu, thành phần chủ chốt trong chính phủ liên hiệp của nhà lãnh đạo, lại muốn đẩy mạnh quân sự. Các đồng minh của ông Netanyahu cho rằng quan điểm của ông Gallant làm suy yếu quyết tâm của chính phủ trong việc chống Hamas. Bộ trưởng An ninh quốc gia Itamar Ben-Gvir, chính trị gia theo chính sách cứng rắn, là một trong những người đầu tiên hoan nghênh quyết định cách chức ông Gallant, theo Reuters.
Ông Gallant ch.ỉ tríc.h mục tiêu chiến thắng tuyệt đối của ông Netanyahu là điều vô nghĩa, gây nguy cơ kéo dài xung đột và không giúp cứu sống các con tin. Phát biểu trên truyền hình sau khi bị cách chức, ông Gallant nói Israel đang chiến đấu trong mơ hồ và "bóng tối của đạo đức". Việc phơi bày những bất đồng đó ra trước công chúng làm ông Netanyahu nổi giận và quyết tâm loại bỏ cái gai trong mắt bấy lâu, cho rằng hành động của ông Gallant khuyến khích các đối thủ của Israel.
Bên cạnh đó, các bên còn mâu thuẫn về đề xuất ban hành luật miễn nghĩa vụ quân sự cho nam giới theo Do Thái giáo siêu Chính thống, kế hoạch bị ông Gallant phản đối. Chuyên gia chính trị Israel Gayil Talshir tại Đại học Hebrew Jerusalem (Israel) nói với Reuters rằng việc ông Gallant ra lệnh triệu tập 7.000 nam giới Do Thái siêu Chính thống đi nghĩa vụ là giọt nước làm tràn ly.
Ông Gallant chào trong cuộc họp báo sau khi bị cách chức. ẢNH: REUTERS
Nguy cơ cho xung đột Gaza
Theo giới quan sát, chính sách an ninh của Israel đang thay đổi và sự ra đi của ông Gallant có thể dẫn đến hành động quân sự mạnh mẽ hơn tại Gaza, làm hẹp cánh cửa ngoại giao.
Việc ông Gallant bị cách chức được dự báo sẽ đẩy liên minh cầm quyền đến một cách tiếp cận quân sự quyết liệt và thống nhất hơn, khi tiếng nói của các chính trị gia cứng rắn ngày càng có ảnh hưởng trong chính phủ, theo tờ The Jerusalem Post. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz là đồng minh thân thiết của ông Netanyahu và có quan điểm cứng rắn về xung đột với Hamas lẫn Hezbollah. Thông báo sau khi được bổ nhiệm, ông Katz tuyên bố sẽ dẫn dắt quân đội đến chiến thắng trước các kẻ thù và đạt các mục tiêu chiến sự như giải cứu con tin, diệ.t tr.ừ Hamas, đán.h bại Hezbollah, kiềm tỏa Iran.
Mỹ cảnh báo về 'tính mạng dân thường' khi Israel dồn dập không kích Li Băng
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz gọi quyết định cách chức là hành động đặt lợi ích chính trị lên trên an ninh quốc gia. Lãnh đạo đối lập Yair Lapid cho rằng quyết định thay bộ trưởng quốc phòng giữa lúc chiến sự là "hành động điên rồ", kêu gọi người dân phản đối. Hàng ngàn người Israel đã biểu tình tại Tel Aviv vào khuya 5.11 để phản đối việc cách chức ông Gallant, kêu gọi tân bộ trưởng ưu tiên thỏa thuận để đưa con tin về nước.
Hamas bình luận về ông Trump
Hôm qua, sau khi ứng cử viên Donald Trump tuyên bố tái đắc cử Tổng thống Mỹ, quan chức cấp cao Sami Abu Zuhri của Hamas nói rằng chiến thắng của ông Trump sẽ kiểm tra tuyên bố trước đó của ông về việc chấm dứt xung đột Gaza trong vài giờ. Theo Reuters, ông Zuhri cho rằng thất bại của đảng Dân chủ là cái giá tự nhiên cho lập trường của các lãnh đạo đảng này đối với Gaza, kêu gọi ông Trump "rút ra bài học từ sai lầm" của Tổng thống Joe Biden.
Bầu cử Mỹ 2024: Sự bình lặng trước 'cơn bão'? Thủ đô của Mỹ đang trải qua không khí bình lặng nhưng đầy căng thẳng với các biện pháp an ninh chặt chẽ nhằm phòng ngừa bạo loạn trước thềm cuộc bầu cử Mỹ. Những ký ức từ cuộc bạo loạn tại toà nhà Quốc hội vào ngày 6/1/2021 vẫn ám ảnh người dân, khiến nhiều cư dân chuẩn bị sẵn sàng cho...