Amiđan: không cứ viêm là cắt
Viêm amiđan là một bệnh lý rất hay gặp. Gần đây, báo chí phản ánh một số vụ việc chỉ định phẫu thuật amiđan không đúng, gây sự cố… Việc tự trang bị một số kiến thức y khoa của loại bệnh này sẽ giúp hạn chế tối đa những tai biến không đáng có.
Vì sao bị viêm amiđan?
Nguyên nhân là do vi trùng, siêu vi trùng hoặc nhiễm cả hai cùng lúc. Vi trùng: chủ yếu do vi trùng liên cầu tán huyết Streptococci nhóm A (Group A Beta-Hemolytic Streptococci – GABHS) với tỷ lệ chiếm trên 40% các trường hợp ở người lớn và trên 75% ở trẻ em, ngoài ra còn có thêm các loại vi trùng khác như tụ cầu (Staphylococcus), Moraxella catarrhalis, Hemophilus Influenza, Mycoplasma pneumonia… chiếm trên 10%. Siêu vi: có khoảng mười loại nhưng trong đó Adenovirus, Rhinovirus và Epstein-Barr virus là nổi bật hơn cả (chiếm 10 – 20%).
Triệu chứng khi viêm amiđan là sốt, đau họng, mệt mỏi, đau nhức khắp mình mẩy, hơi thở hôi, nổi hạch viêm dưới hàm. Có thể kèm theo khó nuốt, nuốt đau, đôi khi có cả đau tai, khạc ra đàm giống như bã đậu và rất hôi. Viêm amidan quá phát ở trẻ em có thể gây khó thở, ngủ ngáy và kèm theo viêm đường hô hấp. Khám sẽ thấy lớp lót trong họng đỏ, đặc biệt amiđan hai bên sưng lớn, đôi khi kèm theo những chấm trắng giống chất bã đậu bám nhiều trên amiđan.
Nguy cơ bị biến chứng
Ở trẻ em, viêm amiđan có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm nội mạc cơ tim và viêm khớp với tỷ lệ 1/200.000 trường hợp, viêm vi cầu thận. Ở người lớn, viêm amiđan có thể là viêm tấy quanh amiđan, ápxe quanh amiđan hoặc ápxe amiđan.
Viêm amiđan mủ có thể gây viêm tai giữa (trẻ em), viêm xoang (trẻ trên 14 tuổi và người lớn), viêm thanh quản (người lớn và trẻ em), viêm đường hô hấp dưới (người lớn và trẻ em). Hiếm hơn, viêm amiđan mủ có thể chui trong các mô vùng cổ gây ápxe cạnh cổ và chui vào lồng ngực gây ápxe trung thất (mủ quanh tim), biến chứng này rất nguy hiểm vì có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân.
Video đang HOT
Không phải trường hợp nào cũng mổ
Tuỳ theo tình trạng bệnh, viêm amiđan có thể được điều trị bằng:
Điều trị nội khoa: chủ yếu là kháng sinh và thuốc giảm đau nếu viêm do vi trùng. Các nhóm kháng sinh thường dùng là nhóm Beta – Lactam (Augmentin, Curam, Amoxiklav) hoặc các thuốc thuộc thế hệ mới của nhóm Cephalosporin (Cefuroxime, Cefaclor, Cefixim), nhóm Macrolides (Zitromax, Claritron, Klacid MR), nhóm Quinolon (Ciprofloxacin, Ofloxacine) cũng rất hiệu quả tuỳ tình trạng bệnh. Ngoài ra bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, súc họng bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%).
Phẫu thuật cắt amiđan: mổ hay không là chỉ định của bác sĩ tai mũi họng và thường là chọn lựa sau cùng sau khi phương pháp dùng thuốc thất bại. Chỉ định cắt ở các trường hợp sau: viêm cấp amiđan nhiều đợt trong năm (4 – 6 đợt, mỗi đợt kéo dài trên hai tuần), hoặc đã ít nhất một lần amiđan bị viêm tấy hoặc ápxe. Ở trẻ em, chỉ định cắt khi viêm amiđan sưng quá to (viêm amiđan quá phát) gây khó thở, ngáy, ngưng thở khi ngủ hoặc khó nuốt. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện hay trung tâm tại TP.HCM đều cắt amiđan dưới gây mê bằng thiết bị hiện đại.
Lưu ý, chỉ định cắt phải thật thận trọng với những trường hợp phụ nữ đang có kinh nguyệt, trẻ em có bệnh tim bẩm sinh, bệnh về máu, hen suyễn và bệnh tim.
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Minh
Sài Gòn tiếp thị
Mẹo hay điều trị viêm họng tại nhà
Thời tiết thay đổi, lại thêm một chút se lạnh khiến không ít người bị viêm họng, và thường kéo dài lâu khỏi. Một số phương pháp điều trị tại nhà có khi lại rất hiệu quả.
Đau họng thường xảy ra khi một người bị cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nó cũng có thể là do nhiễm trùng cổ họng liên cầu khuẩn streptococcus gây ra. Streptococcus cũng có thể là một virus hoặc nhiễm trùng vi khuẩn. Một số yếu tố khác gây ra đau họng có thể là do viêm xoang, bệnh bạch hầu, bệnh sởi hoặc bệnh bạch cầu ở một số trường hợp hiếm. Bất cứ ai cũng có thể bị đau họng, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa và khí hậu se lạnh như thời điểm này.
Có một số triệu chứng thường thấy khi bị đau họng. Những người bị đau họng cấp tính thường bị kích ứng, đau và viêm họng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi bị ớn lạnh, viêm thanh quản, sốt, khàn giọng. Các tuyến bạch huyết bị sưng và đau. Cổ họng được bao phủ bởi một lớp màng màu trắng xám và trở nên rất đỏ. Nuốt thức ăn và chất lỏng trở nên đau đớn. Trong một số trường hợp, viêm họng còn khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, khó nuốt, và đau dạ dày.
Các biện pháp điều trị đau họng tự nhiên tại nhà
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm giúp làm dịu cổ họng bị kích thích và làm giảm sưng trong các mô. Đây là cách điều trị an toàn nhất, ít tốn kém nhất và có lẽ hiệu quả nhất của viêm họng. Súc miệng nước muối ấm 3 - 4 giờ một lần.
- Nhấm nháp chất lỏng ấm áp như trà nóng hoặc nước canh súp gà nóng: Các loại nước này cũng có thể làm dịu cổ họng. Nhiệt độ sẽ làm tăng lưu thông đến cổ họng để thúc đẩy chữa bệnh. Độ mặn của món canh cũng giúp làm giảm sưng, giống như súc miệng nước muối.
- Ngậm kẹo: Kẹo cứng cũng có thể làm dịu và bôi trơn cổ họng của bạn.
- Hạn chế nói: Tránh nói nhiều trong thời gian dài, không la hét hoặc nói to để tránh không khí vào họng nhiều hơn.
- Ngưng hút thuốc lá hoặc ít nhất là cắt giảm: Hút thuốc lá có thể gây ra đau họng, hoặc có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau, viêm họng vì nó gây kích thích cổ họng.
- Giữ ẩm cho họng bằng cách uống nước, xông họng: Độ ẩm sẽ giữ cho cổ họng bạn thoải mái hơn. Nó có thể làm giảm khô cổ họng, nguyên nhân gây đau họng. Không khí khô, nóng sẽ làm họng bạn càng khô và tình trạng viêm họng càng trầm trọng hơn.
Một số lưu ý về các chất cần bổ sung cho cơ thể khi bị đau họng:
- Vitamin: A, C (liều lượng lớn thường xuyên)
- Khoáng sản: Muối, kẽm, Kali Clorua Phosphate, sắt
- Thảo mộc: Cỏ cà ri, cây cải ngựa, tỏi...
Các chất dinh dưỡng đề cập ở trên giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khi bị bệnh. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các điều trị y tế. Nếu bệnh lâu khỏi, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng bệnh của mình.
Theo PNO
Để nhiệt độ điều hòa thế nào tốt cho sức khỏe? Trong những ngày nắng nóng người dân không nên để nhiệt độ điều hòa quá thấp, chỉ nên để chênh so với nhiệt độ bên ngoài từ 3-4oC là phù hợp. Nên để sự chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài là 3-4oC. (Ảnh minh họa). Một trong các biện pháp quan trọng nhất giúp tỏa nhiệt của cơ thể là bay hơi...