AMD Radeon RX 460, card đồ họa giá rẻ chiến game đầu năm 2019
Nếu đang tìm kiếm 1 chiếc card đồ họa chiến game giá rẻ đầu năm 2019 này thì bạn có thể sẽ quan tâm đến AMD Radeon RX 460 với mức giá chỉ tầm 1.5 triệu.
Một trong những khó khăn của game thủ khi chọn mua card đồ họa là độ phổ cập và tính tương thích của nó với từng case máy – những card chuyên dụng có thể hiệu quả rất cao nhưng lại “kén” phần cứng, đòi hỏi không gian rộng rãi hay cấp nguồn fan riêng, khá khó khăn với những PC tận dụng từ dòng máy văn phòng. Radeon RX 460 không gặp phải vấn đề này thì chiếc VGA Card này khá phổ biến trên chợ hàng second hand với giá hấp dẫn (tầm 1.5 triệu), nhỏ gọn và gắn được trên hầu hết bo mạch chủ có khe PCl Express 3.0.
Tuy có ngoại hình không mấy ấn tượng với thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và chỉ dùng 1 quạt tản nhiệt nhưng Radeon RX 460 vẫn sở hữu một cổng HDMI, 2 ngõ DVI và cổng VGA giúp nó kết nối được với mọi loại màn hình từ phổ thông đến cao cấp. Sở hữu bộ nhớ GDDR5 SDRAM với 2 GB RAM, chắc chắn chiếc VGA này không đủ sức chiến game AAA ở cấu hình cao cấp hay 2k, 4k, nhưng nó đủ giúp bạn chơi hầu hết các tựa game hiện tại ổn định ở cấu hình trung bình. Card được tản nhiệt khá tốt khi chỉ lên 66 độ C ở mức full tải, tất nhiên mức độ này sẽ tùy thuộc vào game bạn chơi và thiết lập cấu hình cụ thể.
Như đã đề cập, Radeon RX 460 không thể cân game ở cấu hình cực cao nhưng nó chơi tốt các game phổ dụng hiện tại như Overwatch, Fortnite… ở độ phân giải 1080p, thiết lập đồ họa trung bình – trừ phi bạn dùng một màn hình cực cao cấp thì mới thấy sự giảm sút đồ họa, còn không thì ở 1080p hình ảnh trong game đủ đẹp và cân bằng với số FPS cao để game thủ thoải mái thi triển các kĩ năng phức tạp mà không sợ giật khung hình. Tất nhiên bạn vẫn có thể ép xung card để nâng cao hiệu suất, nhưng xin lưu ý Radeon RX 460 khá kém ổn định khi overclock nên bạn hãy thật cẩn thận khi đẩy các thông số lên đấy.
Chỉ với khoảng 1.5 triệu, bạn có thể sở hữu cho mình một chiếc Radeon RX 460 với rất nhiều nguồn rao bán trên các trang đấu giá phổ biến, có thể gắn trực tiếp vào máy tính hỗ trợ PCl Express 3.0 và không cần lo lắng việc tăng thêm nguồn cấp cho nó, quá tuyệt để chiến game đầu năm 2019 rồi.
Xem viđeo đánh giá của OrzTalksHW:
Theo Game4V
Resident Evil 2 Remake - Danh hiệu game kinh dị hay nhất năm 2019 đã có chủ
Có rất nhiều thứ đáng để thích trong phiên bản Resident Evil 2 Remake, từ cái sự đẫm máu không khoan nhượng cho tới sự đa dạng về trải nghiệm được gói gọn trong tựa game.
Có rất nhiều thứ đáng để thích trong phiên bản Resident Evil 2 Remake, từ cái sự đẫm máu không khoan nhượng cho tới sự đa dạng về trải nghiệm được gói gọn trong tựa game. Nhìn lại đống hoang tàn người viết đã gây ra trong suốt chiều dài game, cảm xúc là rất khó diễn tả. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. nhưng đồng thời cũng có cảm giác gì đó không đúng. Bắt kịp thời đại bằng cách chuyển đổi góc nhìn camera và cách di chuyển giảm đi độ khó của bản gốc, và việc không có những diễn viên cũ quay trở lại để nối game với phần còn lại của thương hiệu là khá đáng tiếc. Resident Evil 2 phần nhiều rất xuất sắc, nhưng đôi khi nó gặp khó khăn trong việc xuất sắc hóa tổng thể đó.
Tựa game Resident Evil đầu tiên khi ra mắt năm 1996 đã giúp hình thành một thể loại game mới. Bằng cách kết hợp những góc nhìn camera đậm chất điện ảnh với những kẻ thù dai dẳng, tựa game dệt nên một tuyệt tác tranh của sự cô độc và lạc lối. Hậu bản của nó, Resident Evil 2, thì đưa phần hành động lên một tầm khác. Khi Hideki Kamiya thay thế Shinji Mikami làm giám đốc sáng tạo, phần hành động được tăng lên này thay đổi cách series tiếp cận với yếu tố kinh dị. Resident Evil 2 không phải là một tựa game về sự cô độc. Nó là về việc bị áp đảo quân số. Nội việc chạy nhanh qua một góc đường cũng có thể khiến cho người chơi phải đối mặt với một tập đoàn xác sống. Đó là tựa game của những quyết định, nên hay không nên xông vào chiến đấu.
Phần hậu bản ra mắt năm 1998 trên Playstation đó giờ được làm lại bởi Kazunori Kadoi và một đội ngũ chuyên viên của Capcom, tạo nên một Resident Evil 2 mới và nhiều thứ để làm hơn. Những thay đổi này đưa ra nhiều quyền điều khiển hơn cho người chơi nhưng đôi lúc làm giảm đi sự kịch tính của bản gốc. Đây là một trải nghiệm kiểu khác, với rất nhiều hành động, máu và thịt nhưng không phải lúc nào cũng làm bạn lo lắng.
Resident Evil 2 lấy bối cảnh trong thành phố Raccoon bị zombie hoành hành. Cốt truyện chính theo chân viên cảnh sát tập sự Leon Kennedy và sinh viên đại học Claire Redfield - người đang tìm kiếm anh trai mình, nhân vật chính của Resident Evil Chris Redfield. Leon bị cuốn vào câu chuyện của một người phụ nữ bí hiểm, trong khi Claire phải bảo vệ một bé khỏi bầy zombie khát máu. Hai câu chuyện đó cắt nhau - người chơi trải nghiệm một phần, và sau đó trải nghiệm phần còn lại - tạo nên một câu chuyện tổng quát diễn ra trong một đêm nọ ở thành phố Raccoon.
Phần làm lại giữ nguyên khung truyện này, nhưng thay đổi rõ ràng nhất lại hiện hữu trong những cảnh hành động ở góc nhìn camera mới. Những tựa game Resident Evil đầu tiên đều có góc nhìn cố định đặt nhìn ra những phông nền render trước, kéo tầm nhìn ra xa để làm người chơi cảm thấy nhỏ hơn hoặc thậm chí ra khỏi ngoài khung cảnh để diễn tả góc nhìn của những con quái vật.
Đi qua một góc cua có nghĩa rằng cắt luôn tới một góc nhìn mới với một tá zombie. Những lần chuyển cảnh này giúp tạo ra một bầu không khí kịch tính. Phiên bản làm lại thiếu đi rất nhiều sự kịch tính này bằng cách di chuyển camera ra sau vai cảu nhân vật vốn khá giống với cách Resident Evil 4 và nhiều tựa game góc nhìn thứ ba khác từng làm.
Khi Resident Evil 4 lần đầu làm điều này, nó mở đường cho series trở lại ánh hào quang. Ở Resident Evil 2, nó giúp cho tựa game có chiều hướng hành động hơn khi cho người chơi nhiều quyền điều khiển khi cho luôn cho thấy nhân vật trong khung hình, nhưng đánh mất đi một chút sự khó khăn của phiên bản 1998. Thay đổi góc nhìn là một sự thay đổi đáng ghi nhận, nhưng phản ứng phụ là điều không tránh khỏi. Nó dễ - quá dễ dàng - để cảm thấy mạnh mẽ trong Resident Evil 2 khi cả camera và hệ thống điều khiển khuyến khích bạn tiến lên khác với cái cách mà bản gốc đã làm. Mặc dù sở cảnh sát Raccoon luôn tối tăm và đáng sợ, nó không bao giờ có được cảm giác cũ.
Phần làm lại thay vào đó thêm vào sự kịch tính bằng cách làm cho lũ zombie khát máu và đáng sợ hơn bao giờ hết. Ngay cả khi chơi ở độ khó dễ nhất, người chơi cần tới ba phát bắn vào đầu để tiêu diệt một con. Nhưng ngay cả khi đã ngã xuống, chúng vẫn có thể trồi lên lại. Bạn có thể dùng vài viên đạn để dọn một lối đi nhỏ để rồi khi quay lại thì kẻ thù đã lại đứng dậy. Những con zombie mạnh hơn ban đầu khá thú vị để đối đầu, nhưng người viết nhớ cái cảm giác bị bao vây bởi một bầy trong phiên bản gốc.
Phần Resident Evil 2 làm lại này, như bản gốc, có rất nhiều đạn dược bày quanh. Người chơi có thể bắn gục đa số kẻ địch, nhưng lượng đạn lớn cần để làm vậy dẫn đến việc sẽ có những căn phòng bạn phải tránh vì có quá ít đạn còn sót lại.
Nhân tố chính của tựa game là sự đẫm máu và bạo lực cường độ cao. Đây không phải là một thứ gì đó nhẹ đô, khi mà zombie rứt thịt ra khỏi mình, sọ nhân vật bị cắm sâu và shotgun thì xé nát thân thể. Và thiết kế của Resident Evil 2 giúp cho phần hành động được đẩy lên cao trào hơn. Tấn công một con zombie bằng cao sẽ cắt đứt lìa tay của nó, trong khi mỗi vết cào của Licker sẽ để lại một vết thương lớn trên người nhân vật cho đến khi hồi phục. Những vết thương bạn gây ra hoặc nhận lại khiến cho gameplay của Resident Evil 2 cảm thấy mong manh. Điều này giúp tăng sự kinh dị cho game, nhưng tiếc thay bị phá hỏng bởi cơ chế điều khiển và sự thiếu thông minh của zombie. Bạn sẽ thấy tựa game có phần quá dễ ngay cả khi những sai lầm phải trả giá bằng những cái chết đẫm máu.
Bên cạnh việc đạn dược trù phú và thiếu đi góc nhìn camera cố định, đoạn đầu của tựa game đơn giản là không đáng sợ như kì vọng. Thay vì được xem những nhân vật hoảng loạn tìm cách thích ứng với tình hình, quá dễ dàng để bạn nhầm đây với mở đầu của một tựa game hành động. Mặc dù sự kinh dị của bản làm lại là ít hơn, nhưng điểm hay nhất của bản gốc vẫn ở đây và đáng sợ hơn bao giờ hết.
Tầm một phần ba chặng đường vào game, Mr. X đến và cả bầu không khí thay đổi. Người viết không muốn spoil quá nhiều, nhưng Mr. X là sự cứu rỗi đáng sợ tương tự như cách Regenerator làm với Dead Space vậy.
Resident Evil 2 hay nhất khi tựa game cho phép bạn thử nghiệm bằng cách thay đổi nhân vật. Có một trường đoạn bạn đóng vai Ada Wong, biến phần chơi của Leon thành một tựa game giải đố. Ada có thể dùng công cụ gián điệp của cô để thoát khỏi những tình huống chết người. Phần chơi của Claire thì có phần ấn tượng hơn, khi góc nhìn chuyển về cô bé Sherry Birkin. Những phân đoạn này là sự lai tạo giữa việc trốn thoát khỏi những căn phòng và trò chơi trốn tìm kinh dị khi cô tìm cách trốn thoát khỏi cảnh sát trưởng độc ác Brian Irons. Những trường đoạn này tiếp nối ý tưởng từ phân đoạn của Mr. X khi Resident Evil 2 tước khỏi người chơi sức mạnh súng đạn và đẩy vào thứ gì đó có đầu óc hơn. Trong bản gốc cũng có những đoạn này, nhưng ở đây chúng được cho thêm nhiều đất diễn và, một cách tự nhiên, nhiều tác động hơn.
Những câu đố cũng là thứ được thể hiện tốt trong Resident Evil 2, tốt hơn nhiều so với Resident Evil 7. Điều này phần nhiều là do sở cảnh sát - bối cảnh trong game - được thể hiện rất chi tiết và có rất nhiều khu vực để người chơi khám phá. Thành thực mà nói thì câu đố trong game phần lớn chỉ là tìm ra được đồ vật đúng để đắp vào chỗ khớp, nhưng Resident Evil 2 có đủ sự đa dạng để khiến bạn ngồi xuống lần mò tìm tòi manh mối, dùng một chút ít thời gian để tận hưởng trò chơi trí óc mà tựa game mang lại. Những câu đố cũng góp phần giúp cho mạch game chậm lại một chút, đủ để khiến những ai không quá ấn tượng về mảng hành động của game thấy thú vị hơn.
Resident Evil 2 có một sự đa dạng đáng ngưỡng mộ, nhưng những cơ chế game và tổng quan chung của game khiến cho sản phẩm này không có được một danh tính rõ ràng. Không như phiên bản Resident Evil đầu tiên vốn lấy cảm hứng từ những bộ phim của John Romero và thêm vào đó chút Gothic, hay Resident Evil 7 dựa trên những yếu tố kinh dị Grindhouse như The Devil's Reject và một chút phim found footage, Resident Evil 2 không có một tổng thể chung để không nổi bật ra giữa vô vàn các sản phẩm giống nhau trên thị trường, ngoại trừ có lẽ cái tên.
Và việc thay thế dàn diễn viên cũng không giúp ích gì nhiều lắm cho Resident Evil 2. Thay vì những giọng nói quen thuộc như Matthew Mercer và Alyson Court, Resident Evil 2 có một dàn diễn viên mới vốn không hẳn là điều gì đó xấu, nhưng kết quả là làm mất đi sự quen thuộc trong cả series. Nhiều phân cảnh bị thể hiện quá nhanh và lời thoại thì đơn giản và bình tĩnh, như kiểu những phim kinh phí thấp trên TV vậy.
Nhưng nói thế không có nghĩa rằng Resident Evil 2 là một tựa game tồi; nó là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong cả series. Và dù rằng bị bớt hay đi khi có một lượng không nhỏ những vấn đề phát sinh khi được làm theo tiêu chuẩn hiện đại, thì Resident Evil 2 vẫn đủ khả năng cung cấp cho người chơi những giây phút giải trí và sợ hãi đúng nghĩa.
Tổng kết:
Ưu điểm:
Đẫm máu một cách tuyệt vời
Nhiều câu đố hay và được thể hiện tốt
Bị săn đuổi là một cảm giác tuyệt vời
Nhược điểm:
Nhiều khi quá dễ
Nhiều phân đoạn bị kéo dài quá khiến cho mạch game không đồng đều
Điểm: 9/10
Theo Kotaku
Metro Exodus công bố cấu hình "sát phần cứng": Tối thiểu GTX 1050; đề nghị RTX 2060 Ngay cả ở thiết lập đồ họa trung bình, Metro Exodus cũng đòi hỏi bạn phải sở hữu một dàn máy thuộc hàng khá. Series Metro đã luôn nổi tiếng với việc đòi hỏi phần cứng thuộc hàng cao cấp để có thể trải nghiệm trọn vẹn, và "truyền thống" đó vẫn tiếp tục với Metro Exodus. Hãy chuẩn bị tinh thần, bởi...