Amazon vs. Apple: cuộc chiến nóng dần
Apple và Amazon, 2 công ty hoạt động trên 2 lĩnh vực ít liên quan với nhau, dường như ngày càng tiến gần đến một cuộc chiến không khoan nhượng trên nhiều mặt trận trong đó có thể kể đến thị trường máy tính bảng, điện thoại, sách điện tử và cung cấp dịch vụ phần mềm cho người tiêu dùng.
1. Điện thoại
Không cần phải nói gì nhiều, smartphone hiện tại đang là nơi mà Apple làm mưa làm gió (tính theo số lượng sản phẩm xuất xưởng/nhà sản xuất). Tuy nhiên gần đây hãng tin tài chính uy tín Bloomberg đã hé lộ thông tin cho biết Amazon đang làm việc với Foxconn – đối tác phần cứng lâu nay của Apple – để sản xuất một chiếc điện thoại di động mang thương hiệu của riêng mình và WSJ cũng cho rằng Amazon sẽ sản xuất smartphone vào cuối năm nay. Không như các đối thủ Android khác của Apple, bên cạnh một kênh phân phối trực tuyến rất hiệu quả và nổi tiếng khắp thế giới thì Amazon còn có lịch sử bán hàng ngang bằng hoặc thậm chí rẻ hơn giá gốc phần cứng. Trong thời đại kinh tế thế giới đi xuống thì giá cả là một yếu tố cực kỳ quan trọng tác động lên quyết định mua hàng của người tiêu dùng, do vậy, Apple không thể coi thường Amazon khi họ bước chân vào lĩnh vực này. Chiến trường smartphone sắp được khai mở chăng?
2. Máy tính bảng
Amazon bước chân vào thị trường mới mẻ này chỉ mới cuối năm 2011 (15 tháng 11) nhưng chỉ sau 6 tuần ra mắt họ đã bán được đến 4 triệu thiết bị. Đến tháng 2 năm nay theo ước tính của iSuppli thì cứ 2 máy tính Android bán ra đã có 1 là Amazon Kindle Fire. Giả sử tỉ lệ này đúng thì nếu kết hợp với tỉ lệ 2 iPad có 1 tablet Androidta sẽ có 1 Kindle Fire:4 iPad, một tỷ lệ thị phần không phải không thể san lấp nếu có chiến lược đúng đắn. Đặc biệt là khi sắp tới đây, theo Reuters, Amazon sẽ ra mắt 5-6 mẫu tablet trong đó có cả Kindle Fire màn hình 10″, tương đương iPad. Dù thông tin chưa thật sự chắc chắn nhưng có vẻ trường hợp “nước sông phạm nước giếng” nhiều khả năng sẽ xảy ra. Thế mạnh giá rẻ và hệ thống dịch vụ đồng bộ của Amazon (bán sách điện tử, video và tivi streaming…) không nhiều thì ít sẽ đe dọa lên vị thế của Apple trong phân khúc tablet 10″.
Lẽ dĩ nhiên, về phía Apple, hãng cũng không dại gì ngồi im chờ đối thủ. Không còn quá bảo thủ với định kiến về phân khúc máy tính bảng dưới 10″, theo NYT, Apple cũng sắp ra mắt model iPad mini 7,85″ cạnh tranh trực tiếp với Kindle Fire và mới nhất là Google Nexus 7. Như vậy, Amazon và Apple sẽ đụng chạm nhau trên cả hai phân khúc máy tính bảng phổ biến nhất hiện nay với những thế mạnh khác biệt. Tuy nhiên, đánh giá tương quan sức mạnh hiện tại thì công bằng mà nói Amazon yếu thế hơn Apple trên mặt trận này.
3. Sách điện tử (e-book)
Sách điện tử là sân nhà của Amazon, là nơi mà Amazon làm bá chủ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, iBooks 2 và iBooks Author được Apple giới thiệu vào tháng 1vừa qua không hề giấu giếm tham vọng của hãng tiến sâu vào thị trường sách giáo khoa nói riêng và sách điện tử nói chung. Với một nền tảng cho phép xây dựng các cuốn sách điện tử có thể cập nhật được, tích hợp cả hình ảnh lẫn video, và một hình thức đơn giản nhưng rất bắt mắt. Rõ ràng, trải nghiệm mà iBooks mới mang lại cho người dùng là rất khác biệt so với sách lẫn ebook truyền thống. Lo lắng trước đối thủ nặng ký tiềm năng, theo nguồn tin của WSJ, Amazon cũng đang thử nghiệm công nghệ tương tự của riêng mình với sự hợp tác từ các đối tác xuất bản.
4. Phần mềm
Trên thị trường các thiết bị di động hiện nay, mỗi hãng sản xuất nếu không có hệ sinh thái tương ứng phù hợp thì sẽ khó có thể sống sót nổi, tất nhiên Amazon cũng sẽ như vậy. Với Amazon App Store, sách điện tử, dịch vụ video và đồng bộ âm nhạc mà hãng đã có trước đó thì việc mua lại hai công ty công nghệ trong lĩnh vực nhận dạng giọng nói (Yap) và dịch vụ bản đồ (UpNext) là bước đi tất yếu trong quá trình hoàn chỉnh hệ sinh thái riêng của mình. Tất nhiên, một hệ sinh thái mới sẽ không chỉ cạnh tranh trực tiếp với Apple mà còn với cả Google và Microsoft (Windows và Windows Phone). Nếu thành công, không loại trừ Amazon sẽ đem các dịch vụ của mình (nhận dạng giọng nói, bản đồ) lên các OS khác như hãng đã làm với ứng dụng Kindle, Amazon Cloud Drive, hay dịch vụ đồng bộ âm nhạc Amazon Cloud Player (chỉ cho người dùng Mỹ) của mình.
5. Kết luận
Ở một khía cạnh nào đó, việc Amazon tự sản xuất phần cứng (điện thoại, tablet, e-reader) và xây dựng phần mềm gần như sao chép lại mô thức hoạt động của Apple (việc mua Yap và UpNext dường như cũng là sao chép chiến thuật của Apple!). Trong con mắt Amazon có lẽ Apple vừa giống một người đi trước cho mình học tập lại vừa giống một đối thủ mục tiêu để mình cố gắng vượt qua. Điểm khác biệt nếu có giữa hai công ty là nền tảng thương mại trực tuyến trên đó Amazon xây dựng thị trường mới của mình khác biệt hẳn so với Apple hay các công ty máy tính khác. Giả dụ thất bại trên sân chơi mới thì Amazon cũng chưa hẳn sẽ mất tất cả, cái gốc thương mại trực tuyến của họ quả thực vẫn rất vững vàng cho đến thời điểm này.
Trong con mắt Apple, theo người viết, Amazon chỉ như một đứa trẻ con chập chững gia nhập vào thị trường máy tính và khó có khả năng, ít nhất trong 5 năm nữa, gây khó dễ cho hãng, thậm chí cả khi (giả sử) Amazon có trong tay hệ điều hành riêng của mình. Tuy nhiên, cảnh giác không bao giờ là thừa, và Apple chắc chắn đã có những chiến lược riêng mình đối với đối thủ “nhẹ ký” Amazon trong khi vẫn đang căng mình trên nhiều mặt trận khác với Google Android hay Microsoft Windows.
Video đang HOT
Những thông tin trên chỉ như một cái nhìn điểm lại tin tức về khả năng cạnh tranh giữa Amazon và Apple, giúp anh em Tinhte nắm tổng quan vấn đề trong thời gian vừa qua hơn là một bài phân tích so sánh hai công ty với nhau. Hy vọng nhận được nhiều góp ý đánh giá cũng như những góc nhìn thú vị của anh em Tinhte.
Theo VNE
Cảnh báo ứng dụng di động WeChat "làm mưa làm gió" tại Việt Nam
Ứng dụng di động WeChat, một trong những ứng dụng giao tiếp có nguồn gốc từ Trung Quốc, đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, có thể khiến người dùng bị nguy hiểm thực sự và là công cụ được ưa thích của bọn tội phạm.
Nguy hiểm cho người sử dụng
WeChat (hay còn có tên gọi Weixin tại Trung Quốc) là ứng dụng di động cho phép người dùng chat bằng video, âm thanh hoặc văn bản trực tiếp trên smartphone... và hoạt động dưới dạng một cộng đồng như mạng xã hội. Đây là một ứng dụng của Tencent, một trong những hãng phần mềm lớn nhất tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, mức độ an toàn của ứng dụng di động này đang bị đặt ra một dấu chấm hỏi khi nó đang được tội phạm sử dụng để gây ra tội ác, gây nguy hại thực sự cho người sử dụng, chứ không chỉ đơn giản là việc đánh cắp thông tin trên thiết bị.
"Look Around" là tính năng được tội phạm lợi dụng để xác định vị trí các nạn nhân tiềm năng
Cụ thể, WeChat, hoạt động trên cả nền tảng Android lẫn iOS được trang bị tính năng "Look Around", cho phép những người sử dụng khác dễ dàng nhận biết được những ai sử dụng WeChat ở gần vị trí của mình. Điều này cho phép những tên tội phạm có thể ngay lập tức xác định và liên hệ với nạn nhân để thực hiện tội phạm dễ dàng hơn.
Theo thông tin từ Tân Hoa Xã, tòa án địa phương ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã kết án một người đàn ông họ Cao, 32 tuổi, 8 năm và 6 tháng tù vì tội danh hãm hiếp phụ nữ.
Được biết, y đã sử dụng WeChat để làm quen với những cô gái trẻ ở thành phố Ningbo, sau đó nhờ đến tính năng "Look Aroud" trên ứng dụng này để xác định vị trí của họ. Sau khi đã đạt được sự tin tưởng của các nạn nhân, Cao đã chở những cô gái trẻ này đến những nơi vắng vẻ và thực hiện hành vi tội ác của mình. Cao thừa nhận đã hãm hiếp 7 cô gái trẻ bằng thủ đoạn của mình.
Trong khi đó, cảnh sát ở thành phố Hàng Châu, thủ phủ của tỉnh Chiết Giang, cho biết kể từ tháng 12 năm ngoái, họ đã nhận được báo cáo về 20 trường hợp trộm cắp và lừa đảo liên quan đến ứng dụng WeChat.
Một trong những lý do chính khiến WeChat là công cụ yêu thích của tội phạm là "nhờ" tính năng "Message in a bottle" (thông điệp trong chai), cho phép người dùng có thể gửi tin nhắn đến những người dùng bất kỳ khác đang sử dụng WeChat, dựa vào những thông tin này, những tên tội phạm càng có thể cơ sở để thực hiện hành vi tội ác của mình.
Với việc sử dụng công cụ di động phục vụ cho tội ác, một câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai? Từ sự bất cẩn của người dùng hay từ các nhà cung cấp ứng dụng, khi không quản lý được các tính năng trên sản phẩm của mình cung cấp?
Theo một cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện bởi trang mạng iFeng của Trung Quốc, có đến 42% số người tham gia khảo sát (trong tổng số 31.742 người) cho rằng Tencent, "cha đẻ" của WeChat phải chịu trách nhiệm cho việc ứng dụng của mình bị tội phạm lợi dụng.
"Mặc dù có những thiết lập tùy chọn trên WeChat, tuy nhiên chừng đó là chưa đủ", Chen Qifeng, một nhân viên văn phòng ở Thượng Hải cho biết. "Càng nhiều tính năng được trang bị, càng khiến cho người dùng cảm thấy bối rối khi thiết lập các tùy chọn của ứng dụng".
Trong khi đó, Xia Jiapin, một luật sư ở Bắc Kinh thì cho rằng Tencent cần phải cảnh báo người dùng một số nguy hiểm tiềm năng mà một số chức năng có thể gây ra khi sử dụng.
Tuy nhiên, hiện tại Tencent chưa lên tiếng về việc có kế hoạch nâng cấp hay cập nhật các biện pháp an toàn để bảo vệ người sử dụng hay không.
Ngày càng phổ biến tại Việt Nam
Giống như dịch vụ web lớn tại Trung Quốc như Baidu, Tencent cũng không giấu tham vọng mở rộng thị trường trên toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài ngoại lệ đó.
WeChat đang trở nên rất phổ biến trong cộng đồng người sử dụng di động Việt Nam
Xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, WeChat đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng di động phổ biến nhất và được nhiều trang báo cũng như các diễn đàn quảng cáo rầm rộ.
Đáng chú ý, ngay cả các "ngôi sao thần tượng tuổi teen" cũng không tiếc lời ca ngợi ứng dụng di động này trên các trang cá nhân của mình, điều này càng khiến cho WeChat nhanh chóng phát triển và trở nên phổ biến ở Việt Nam. Hiện tại, WeChat là một trong những ứng dụng di dộng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, trên cả nền tảng iOS lẫn Android.
Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp phạm tội nào tương tự như ở Trung Quốc, tuy nhiên khó có thể nói trước rằng những tội phạm không lợi dụng những ứng dụng di động này để gây nên hành vi tội ác của mình, nhất là khi Tencent vẫn đang còn khá thờ ơ với việc cảnh báo và cập nhật các biện pháp bảo vệ hợp lý. Hơn ai hết, người sử dụng cần phải cảnh giác và tự bảo vệ cho chính mình.
Theo vietbao
6 năm cho phát minh đầu tiên của CEO Facebook Mark Zuckerberg được... phê duyệt Sáu năm trước, vào năm 2006, CEO và cũng là đồng sáng lập mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook Mark Zuckerberg đã nộp lên Văn phòng sáng chế và thương hiệu hàng hóa Mỹ bản hồ sơ xin cấp bằng sáng chế cho phát minh đầu tiên của mình (phát minh thuộc về lĩnh vực bảo mật). Và mới đây, khi...