Amazon kiện Lầu Năm Góc vì mất hợp đồng 10 tỷ USD
Amazon đã đệ đơn kiện Lầu Năm Góc và chỉ trích Tổng thống Donald Trump sau khi hãng này thất bại trong một thỏa thuận cung cấp dữ liệu mạng cho quân đội Mỹ.
Amazon và Microsoft, hai công ty công nghệ lớn của Mỹ đã tranh đua quyết liệt từ đầu năm nay để ký được hợp đồng JEDI với Lầu Năm Góc. JEDI (viết tắt của Joint Enterprise Defense Infrastructure) là một dự án cung cấp và quản lý dữ liệu mạng cho quân đội Mỹ. Amazon luôn thắng thế trước Microsoft trong cuộc đấu này. Nhưng cuối cùng vào tháng 10 vừa qua, Lầu Năm Góc lại bất ngờ tuyên bố bản hợp đồng 10 tỷ USD sẽ thuộc về Microsoft.
Amazon không được Lầu Năm Góc chọn dù có lợi thế hơn Microsoft. Ảnh: MarketWatch.
Thất bại khó nuốt trôi này của Amazon có ảnh hưởng không nhỏ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Khi quá trình cạnh tranh diễn ra giữa hai ông lớn công nghệ, ông Donald Trump đã có nhiều phát ngôn phê phán Amazon và bày tỏ quan điểm đối lập với CEO của công ty là Jeff Bezos.
Amazon và Tổng thống Donald Trump luôn xảy ra những vụ lùm xùm và mâu thuẫn. Công ty trị giá nghìn tỷ USD này cho rằng thành kiến của vị tổng thống đã tác động tới quyết định của Lầu Năm Góc. Điều đó khiến Amazon gặp bất lợi trong cuộc đua để ký hợp đồng JEDI mặc dù họ được đánh giá cao hơn về khả năng cung cấp dịch vụ mạng so với Microsoft
Tổng thống Donald Trump, CEO Microsoft Satya Nadella và CEO Amazon Jeff Bezos. Ảnh: Mashable.
Cho rằng mình chịu bất công, Amazon đã đệ đơn kiện Lầu Năm Góc hôm 23/11 vừa rồi. Đồng thời, họ cũng chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump vì làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.
Chia sẻ với trang Mashable, một phát ngôn viên của Amazon cho biết :”Amazon có đủ tiềm lực và điều kiện để cung cấp những công nghệ quan trọng mà Bộ Quốc phòng Mỹ cần. Chúng tôi cũng tin rằng chính phủ sẽ đánh giá những hoạt động tranh đua như JEDI một cách khách quan và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị. Vậy nên, kết quả của hợp đồng JEDI chắc chắn có những thiếu sót và sai lệch”.
Video đang HOT
Động thái này của Amazon diễn ra sau khi công ty tuyên bố sẽ phản kháng quyết liệt một tuần trước. Các nhật báo ở Mỹ cũng đang cố gắng liên hệ với Bộ Quốc phòng để biết thêm về vụ kiện.
Theo news.zing.vn
Tổng thống Brazil gọi nạn phá rừng Amazon là 'văn hóa'
Tổng thống Jair Bolsonaro tiếp tục tỏ ra thờ ơ trước nạn phá rừng, phát quang ở rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, gọi đó là 'văn hóa' và cho rằng nó sẽ không bao giờ chấm dứt.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã bỏ qua báo cáo của chính phủ rằng nạn phá rừng ở Amazon đạt mức cao nhất 11 năm dưới sự giám sát của ông. Hôm 20/11, ông cho rằng việc phá hủy rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục.
"Nạn phá rừng và hỏa hoạn sẽ không bao giờ chấm dứt. Nó là văn hóa", Tổng thống Bolsonaro nói với các phóng viên ở Brasilia.
Bình luận nhanh chóng bị các nhà hoạt động môi trường lên án. Họ sợ rằng Amazon đang tiến gần đến điểm giới hạn mà tại đó sự biến mất của phần lớn rừng mưa nhiệt đới sẽ không thể cứu vãn.
"Văn hóa" tội phạm phá rừng
"Khoảng 90% vụ phá rừng diễn ra bất hợp pháp. Vì vậy, khía cạnh văn hóa duy nhất của nạn phá rừng ở Amazon là văn hóa tội phạm rừng mà chính phủ dường như không muốn đối đầu", Marcio Astrini, điều phối viên chính sách công tại Greenpeace Brazil, cho biết.
Tuần này, Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Brazil thông báo rừng Amazon ở Brazil mất gần 9.800 km2 rừng nhiệt đới giữa tháng 8/2018 và tháng 7/2019, tăng 30% so với năm trước.
Tình trạng phá rừng ở Khu bảo tồn sinh học Nascentes da Serra do Cachimbo tại Altamira, Brazil vào tháng 8. Ảnh: AFP/Getty.
Theo Washington Post, tỷ lệ phá rừng ở Brazil tăng vọt vào những năm 1990 nhưng bắt đầu giảm xuống khi cơ quan bảo vệ môi trường của đất nước, được gọi là IBAMA, trấn áp hoạt động chặt hạ và khai thác gỗ trái phép.
Tỷ lệ bắt đầu tăng trở lại vào năm 2012 và tốc độ tăng nhanh dưới thời ông Bolsonaro. Ông Bolsonaro vận động tranh cử tổng thống vào năm ngoái với lời hứa mở rừng Amazon cho nông nghiệp và lâm nghiệp nhiều hơn. Ông nhậm chức vào tháng 1 với lời hứa chấm dứt "ngành công nghiệp phạt tiền" của IBAMA.
Các nhà phê bình cáo buộc ông làm suy yếu các biện pháp bảo vệ và quản lý môi trường. Các chính sách của ông thu hút sự giám sát quốc tế vào mùa hè này khi các đám cháy trong rừng nhiệt đới tăng vọt. Hầu hết đám cháy do các chủ trang trại phát quang gây ra.
Bộ trưởng Môi trường Ricardo Salles đổ lỗi cho khu vực kinh tế bất hợp pháp. Ông triệu tập cuộc họp vào tuần tới để thảo luận về các cách ngăn chặn nạn phá rừng, bao gồm chuyển các đội giám sát rừng từ Brasilia đến khu vực Amazon.
Các chủ trang trại Brazil từ lâu đã sử dụng lửa để phát quang. Nhưng các nhà phân tích cho rằng giọng điệu cổ súy của ông Bolsonaro và quản lý buông lỏng đã truyền cảm hứng cho nhiều hoạt động như vậy.
Năm thảm họa môi trường
2019 là một năm thảm họa môi trường ở Brazil. Vào tháng 1, bể chứa chất thải tại mỏ quặng sắt đã sụp đổ, chôn vùi hàng trăm người dưới chất thải độc hại.
Vào tháng 8, 25.000 đám cháy đã lan khắp Amazon, mức cao nhất trong 9 năm. Kể từ tháng 9, vụ tràn dầu bí ẩn đã gây ô nhiễm hàng trăm km bãi biển nguyên sơ dọc theo bờ biển phía đông bắc của đất nước. Và trong tháng này, các đám cháy đã tàn phá vùng đầm lầy, phá hủy 50.000 ha thực vật.
Tuy nhiên, IBAMA đã áp đặt số tiền phạt thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 9 kể từ năm 2000 và thấp hơn 22% so với năm ngoái, theo trang tin Poder360.
Khói bốc lên từ đám cháy rừng ở Altamira vào tháng 8. Chủ trang trại đã xô xát với những người bảo vệ rừng ở thành phố Amazon. Ảnh: AFP/Getty.
Cách tiếp cận của ông Bolsonaro về môi trường đã khiến ông bị cô lập trên trường quốc tế. Đức và Na Uy đã đóng băng hàng triệu USD viện trợ cho Amazon vì các chính sách của ông vào tháng 8.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đe dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận thương mại được bàn thảo từ lâu giữa châu Âu và Nam Mỹ.
Vào tháng 9, một nhóm gồm 200 quỹ đầu tư kêu gọi các công ty giảm bớt sự phụ thuộc vào việc phá rừng, nói rằng các chính sách của Brazil đã khiến các doanh nghiệp gặp rủi ro. Một số công ty đã kêu gọi tẩy chay thịt bò và da của Brazil.
Ông Bolsonaro cáo buộc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia thao túng dữ liệu và đã sa thải lãnh đạo cơ quan. Ông cho rằng những lo ngại về Amazon đã bị thổi phồng và mối quan tâm quốc tế đối với rừng nhiệt đới này là cuộc tấn công vào chủ quyền của Brazil.
Chính phủ của ông Bolsonaro đang đề xuất ế hoạch hợp pháp hóa hoạt động khai thác tại các vùng lãnh thổ bản địa và cấp giấy phép của chính phủ cho những người chuyển đến khai hoang, thực hiện một trong những lời hứa hàng đầu từ chiến dịch tranh cử của ông.
Căng thẳng trong khu vực đang gia tăng khi các công ty khai thác mỏ và khai thác gỗ nhảy vào lãnh thổ bản địa.
Paulo Paulino Guajajara, một người bản địa thuộc nhóm "Vệ binh rừng già" ở vùng đông bắc Brazil, đã bị bắn chết trong tháng này bởi năm người có vũ trang, được cho là người khai thác gỗ, trong khu rừng mà anh dành nhiều năm để bảo vệ. Vụ giết hại Paulo Paulino Guajajara đã gây ra chấn động khắp đất nước.
"Vùng đất của chúng ta đang bị xâm chiếm, các nhà lãnh đạo của chúng ta bị sát hại, tấn công và buộc tội, nhà nước Brazil đang phó mặc số phận của người dân bản địa với việc gỡ bỏ các chính sách môi trường và bản xứ", hiệp hội các tộc người bản địa Brazil nói sau cái chết của Guajajara.
"Chính phủ Bolsonaro vấy máu người bản địa trên tay", hiệp hội lên án.
Tuyết Mai
Theo news.zing.vn/Washington Post
Cảnh sát Brazil gây sốt khi cưỡi trâu nước đi tuần tra Cảnh sát đảo Marajo, Brazil tin dùng những chú trâu nước trong các nhiệm vụ tuần tra của mình. Nhiều lực lượng cảnh sát trên thế giới chọn ngỗng, ngựa, bò hay chó gia nhập. Tuy nhiên, ở Brazil, cảnh sát nước này lựa chọn những chú trâu nước trong các nhiệm vụ duy trì luật pháp và trật tự. Cảnh sát đảo...