Amazon khởi động ‘WorkingWell’ vì sức khỏe và an toàn của người lao động
Ngày 17/5, Amazon thông báo sẽ khởi động một chương trình mới nhằm cải thiện sức khỏe và đảm bảo an toàn cho các nhân viên của mình.
Công nhân phân loại và đóng gói hàng hóa bên tại kho hàng của Amazon ở Peterborough, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong một bài đăng trên blog, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực thương mại điện tử cho biết chương trình có tên gọi “ WorkingWell” sẽ giúp nhân viên tránh được những tai nạn tại nơi làm việc và cải thiện sức khỏe tinh thần của họ. Chương trình được thử nghiệm từ năm 2019 và sẽ được mở rộng tại tất cả các cơ sở của Amazon tại Mỹ vào cuối năm nay. Trong khuôn khổ chương trình này, nhân viên sẽ được xem các video về cách thực hiện các công việc mà không gây tổn thương cho bản thân cũng như có những kiến thức cơ bản về những đồ nhẹ tốt cho sức khỏe.
Amazon từng gây hiểu lầm cho dư luận và các nhà lập pháp về hồ sơ theo dõi an toàn lao động của mình. Các báo cáo nội bộ do Reveal News – một tổ chức báo chí phi lợi nhuận tại Mỹ- thu thập được hồi năm ngoái cho thấy trong năm 2019, các trung tâm của Amazon đã ghi nhận 14.000 trường hợp chấn thương nghiêm trọng buộc phải nghỉ hoặc phải chuyển vị trí công việc. Theo tính toán, tỷ lệ nhân viên bị thương tích nghiêm trọng là 7,7/100 lao động. Các công nhân tại Amazon từ lâu đã chỉ trích công ty vì khối lượng công việc và các điều kiện làm việc, đặc biệt là vào những thời điểm bận rộn như kỳ nghỉ lễ và mua sắm cuối năm.
Trong đại dịch COVID-19, nhân viên tại hàng chục cơ sở của Amazon cho rằng họ thiếu sự bảo vệ trước căn bệnh chết người này. Theo The Hill, tháng 10 năm ngoái, hãng này đã tiết lộ 19.000 nhân viên đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-1. Amazon hiện tuyển dụng hơn 1,3 triệu nhân viên trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Chứng khoán Mỹ dứt chuỗi bán tháo ồ ạt, chốt tuần vẫn giảm mạnh
Tính chung trong tuần, chỉ số Dow Jones và S&P 500 cùng giảm hơn 1%, trong khi đà lao dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ kéo Nasdaq xuống hơn 2,3%.
Chứng khoán Mỹ phục hồi ngày thứ hai liên tiếp khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/5, dẫn đầu bởi đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ và các cổ phiếu liên quan đến việc tái mở cửa kinh tế.
Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số Dow Jones nhảy vọt 360,68 điểm, khoảng gần 1,1%, lên mức 34.382,13 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 1,5% lên 4.173,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng nhích 2,3% lên mức 13.429,98 điểm.
Mặc dù phục hồi phiên ngày 14/5, chứng khoán Mỹ vẫn chứng kiến tuần giảm mạnh. Ảnh: Reuters
Các chỉ số chính trên sàn Phố Wall đã chứng kiến tuần giao dịch biến động khi Dow Jones mất gần 1.200 điểm từ ngày 10/5 - 12/5. Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt mất 4% và 5% trong cùng thời điểm này. Mặc dù phục hồi trong 2 phiên cuối tuần, các chỉ số vẫn ghi nhận mức lỗ trong tuần qua do lo ngại lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Tính chung trong tuần, Dow Jones và S&P 500 đều giảm hơn 1%, còn Nasdaq Composite sụt 2,3%.
Ông Tony Dwyer - Giám đốc chiến lược thị trường tại ngân hàng đầu tư Canaccord Genuity nhận xét: "Sự sụt giảm trong tuần này là một điều tốt. Thị trường cần phải điều chỉnh vào mùa hè này để loại bỏ tình trạng mua quá mức và sự lạc quan thái quá".
Nhóm cổ phiếu công nghệ là những cổ phiếu phục hồi mạnh nhất trong phiên cuối tuần. Cụ thể, cổ phiếu Tesla tăng hơn 3%, cổ phiếu Facebook nhảy vọt 3,5%. Trong khi đó, cổ phiếu Alphabet và Microsoft đều tăng hơn 2%, còn cổ phiếu Apple, Amazon và Netflix cũng nhích hơn 1%.
Cổ phiếu Disney đã đi ngược xu hướng giảm 2,6% lúc đóng cửa phiên giao dịch, sau khi công ty công bố doanh thu và số lượng tài khoản đăng ký phát trực tuyến thấp hơn dự báo.
Các cổ phiếu thường nhạy cảm với sự phục hồi kinh tế tiếp tục khởi sắc trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo những người được tiêm ngừa vaccine đầy đủ không cần đeo khẩu trang ở trong nhà hoặc ngoài trời.
Cổ phiếu United Airlines và American Airlines đều tăng hơn 5%. Cổ phiếu Carnival và Norwegian Cruise Line cùng nhảy vọt hơn 8%, còn cổ phiếu Royal Caribbean leo dốc hơn 7%.
Thị trường chứng khoán Mỹ biến động trong tuần này do lo ngại về dữ liệu lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 tại Mỹ đã tăng vọt 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Sáu ngay cả sau khi dữ liệu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng đã giảm trong tháng trước. Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ gần như đi ngang trong tháng 4.
Ngày 14/5, Bộ Thương mại Mỹ công bố doanh số bán lẻ tháng 4 đi ngang, trái với dự báo tăng 0,8% của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát. Tuy nhiên, các chỉ số chính vẫn duy trì sắc xanh khi kết thúc phiên ngày 14/5.
Tuy nhiên, mùa báo cáo thu nhập đã cho thấy kết quả lạc quan hơn dự kiến, một số chuyên gia cho rằng thị trường Phố Wall sẽ tiếp tục đi lên và các nhà đầu tư nên tận dụng bất kỳ mức giảm nào trong ngắn hạn.
Chiến lược gia cổ phiếu Robert Buckland tại Citi Bank, nhận định: "Với mùa báo cáo thu nhập khởi sắc, thị trường vẫn nhận được lực đẩy quan trọng ngay cả khi lợi suất trái phiếu tăng và dự đoán FED thắt chặt chính sách tiền tệ. Vì vậy, hãy đầu tư cổ phiếu nếu thị trường giảm như thời điểm đầu tuần qua. Thời điểm thị trường thận trọng không phải hiện tại, mà có thể diễn ra trong năm sau".
Bé 4 tuổi đặt mua hơn 2.000 USD tiền kem Cậu bé 4 tuổi ở New York để lại hóa đơn khổng lồ cho mẹ khi lén đặt mua hàng trăm que kem trên mạng với giá 2.618 USD. Noah Bryant, 4 tuổi, sống ở Brooklyn, thành phố New York, đã đặt mua 51 thùng kem que nhân vật hoạt hình SpongeBob trên trang web bán lẻ trực tuyến Amazon. 918 chiếc kem...