Amazon, Google bị ’sờ gáy’ vì đánh giá ảo
Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) đang điều tra Amazon và Google vì lo ngại các đánh giá 5 sao giả mạo trên trang web của họ có thể khiến khách hàng “mua lầm”.
Amazon và Google bị nghi không quản lý nghiêm các đánh giá giả mạo về sản phẩm . Ảnh REUTERS
Trước nỗi lo rằng các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật bán hàng trên Amazon và Google sẽ bị thua thiệt trước các công ty giả mạo đánh giá 5 sao để làm nổi bật sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, CMA đã tiến hành cuộc điều tra chính thức sau cuộc điều tra ban đầu vào năm ngoái, để xem xét liệu Amazon và Google có đang làm hết sức nhằm bảo vệ người tiêu dùng hay không, theo BBC ngày 25.6.
Cuộc điều tra diễn ra khi lượng mua sắm trực tuyến tăng vọt trong đại dịch Covid-19. Lãnh đạo CMA Andrea Coscelli nói: “Chúng tôi lo rằng hàng triệu người mua sắm trực tuyến có thể bị lừa bởi các bài đánh giá ảo và rồi mua hàng theo các lời giới thiệu đó”.
Nhiều nghi vấn
Video đang HOT
CMA đang kiểm tra xem Amazon và Google có điều tra và kịp thời xóa các đánh giá ảo gây hiểu lầm hay không, cũng như xem xét thêm các hình phạt mà hai công ty áp dụng đối với người dùng vi phạm. Đồng thời, CMA cho rằng hệ thống của Amazon không đủ khả năng để ngăn người bán thao túng danh sách sản phẩm, thể hiện qua cách hệ thống này kết hợp đánh giá tích cực từ các sản phẩm khác vào đánh giá chung.
Có nhiều trường hợp những đối tượng người dùng nhất định đã đánh giá cùng một sản phẩm hoặc doanh nghiệp vào cùng một thời điểm. Đồng thời, họ có thể đã nhận tiền để viết đánh giá tích cực, hoặc vì lý do khác.
Bên cạnh đó, một báo cáo được công bố vào đầu năm nay bởi nhóm người tiêu dùng đã phát hiện một ngành công nghiệp chuyên cung cấp các đánh giá giả mạo cho nhiều công ty để đổi lấy tiền hoặc sản phẩm.
Một công ty trong số này có 62.000 người đánh giá trên toàn cầu và bán một bài đánh giá trên Amazon Marketplace với giá khoảng 13 bảng (khoảng 400.000 đồng). Ngoài ra, các giao dịch hàng loạt cũng được thực hiện, trong đó người bán hàng có thể mua 50 bài đánh giá với 620 bảng hoặc 8.000 bảng cho 1.000 bài đánh giá.
Khả năng ra tòa
Cuộc điều tra này có thể buộc Amazon và Google chính thức cam kết thay đổi cách ứng phó với đánh giá giả mạo để bảo vệ người dùng. Không chỉ vậy, CMA cũng cho biết nếu phát hiện ra các công ty vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng, họ có thể thực hiện các biện pháp cưỡng chế và vụ việc có thể trở nên nghiêm trọng đến mức phải ra tòa nếu cần.
Cả hai công ty công nghệ đều lên tiếng rằng họ có các nguồn lực và chính sách nhằm ngăn chặn các đánh giá giả mạo.
Phát ngôn viên của Amazon cho biết công ty đã dành nguồn lực đáng kể để ngăn chặn nguồn đánh giá ảo hoặc những đánh giá khuyến khích mua hàng xuất hiện trên hệ thống cửa hàng. Công ty này cam kết sẽ hợp tác với cuộc điều tra của CMA và nhấn mạnh đến nay cơ quan này chưa đưa ra bằng chứng nào chống lại công ty.
Google cho biết chính sách của họ có nêu rõ “các bài đánh giá phải dựa trên trải nghiệm thực tế” và nếu phát hiện vi phạm, công ty sẽ có biện pháp xử lý, gồm việc vô hiệu hóa tài khoản người dùng. “Chúng tôi mong muốn tiếp tục làm việc với CMA để chia sẻ nhiều hơn về cách hoạt động của công nghệ hàng đầu trong ngành và xem lại nhóm đánh giá của chúng tôi để giúp người dùng nhận được thông tin hữu ích trên Google”, Google thông báo.
Thúc đẩy kế hoạch đáp trả 6 nước đánh thuế các công ty công nghệ Mỹ
Mỹ đang thúc đẩy kế hoạch áp thuế trả đũa với tổng giá trị lên đến gần 1 tỷ USD mỗi năm đối với sáu quốc gia đã đánh thuế các công ty công nghệ của nước này.
Theo các văn bản do Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố, nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Vương quốc Anh, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Áo có thể bị đánh thuế đến 25% mỗi năm. Đây là lời đáp trả của Washington với những nước đang đánh thuế đối với các công ty công nghệ như Amazon và Facebook.
Facebook là một trong những công ty công nghệ bị đánh thuế. Ảnh minh họa: AP.
USTR đề xuất đánh thuế xấp xỉ tổng doanh thu thuế mà mỗi nước thu được từ các công ty Mỹ. Theo tính toán của hãng tin Bloomberg News, con số này lên đến 880 triệu USD/năm.
Cụ thể, Anh đang áp thuế 2% doanh thu đối với các công cụ tìm kiếm, các nền tảng mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử có doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số trên 500 triệu bảng Anh (khoảng 694,55 triệu USD) và doanh thu từ các dịch vụ này tại Anh trên 25 bảng Anh. USTR ước tính số tiền thuế kỹ thuật số mà các công ty Mỹ đã nộp cho Anh ở mức khoảng 325 triệu USD mỗi năm. Các mặt hàng của Anh có thể bị đánh thuế trả đũa khi xuất khẩu sang Mỹ bao gồm dụng cụ nghệ thuật, mỹ phẩm và trang điểm, hàng may mặc... USTR sẽ lấy ý kiến công chúng về kế hoạch thuế với Anh vào ngày 4/5.
Thuế kỹ thuật số của Italy được áp dụng với các công ty tạo ra doanh thu 750 triệu euro (khoảng 885 triệu USD) trở lên trên toàn cầu trong năm trước đó, và 5,5 triệu euro trở lên từ các dịch vụ kỹ thuật số tại Italy. Theo ước tính của USTR, số tiền thuế mà các công ty công nghệ của Mỹ đã nộp tại nước này vào khoảng 140 triệu USD/năm. Các mặt hàng của Italy có thể bị đánh thuế trả đũa khi nhập khẩu vào Mỹ là trứng cá muỗi, túi xách, com-lê ... Cuộc trưng cầu dân ý về thuế trả đũa với Italy dự kiến diễn ra vào ngày 5/5.
Tây Ban Nha đang đánh thuế 3% đối với các công ty có doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số trên toàn cầu đạt từ 750 triệu USD trở lên và 3 triệu USD từ các dịch vụ kỹ thuật số nhất định. Ước tính ban đầu của USTR cho thấy các công ty công nghệ Mỹ đã nộp 155 triệu USD tiền thuế/năm cho Tây Ban Nha. Mặt hàng tôm và giày dép của nước này có thể sẽ bị đánh thuế khi nhập khẩu vào Mỹ. USTR sẽ lấy ý kiến công chúng về thuế với Tây Ban Nha vào ngày 6/5.
Thuế kỹ thuật số của Thổ Nhĩ Kỳ được áp dụng với các công ty trong năm trước đó tạo ra 750 triệu euro doanh thu toàn cầu và 20 triệu lira (khoảng 2,46 triệu USD) doanh thu tại nước này. USTR ước tính hàng năm các công ty Mỹ nộp cho Thổ Nhĩ Kỳ số tiền thuế kỹ thuật số khoảng 160 triệu USD. Thảm trải nhà, thảm thêu tay và gạch hoa là những mặt hàng có thể bị Mỹ áp thuế trả đũa. Cuộc trưng cầu dân ý về việc này sẽ được tổ chức vào ngày 7/5.
Mức thuế kỹ thuật số mà Ấn Độ đang áp với các công ty nước ngoài là 2%, và nước này được dự đoán đã thu về khoảng 55 triệu USD tiền thuế kỹ thuật số mỗi năm. Các mặt hàng của Ấn Độ có thể nằm trong danh sách đáp trả của Mỹ bao gồm tôm, tấm mành, các sản phẩm từ tre, trang sức vàng và nội thất làm từ mây. USTR sẽ lấy ý kiến công chúng về thuế với Ấn Độ vào ngày 10/5.
Mức thuế kỹ thuật số của Áo là 5% tổng doanh thu từ các dịch vụ quảng cáo kỹ thuật số tại nước này, chỉ áp dụng với các công ty có doanh thu toàn cầu hàng năm đạt từ 750 triệu euro trở lên và doanh thu tại Áo từ 25 triệu euro trở lên. Ước tính, các công ty công nghệ Mỹ đã nộp khoảng 45 triệu USD thuế kỹ thuật số hàng năm tại Áo. Các mặt hàng làm từ da, vải, kính viễn vọng quang học và kính hiển vi của Áo có thể bị đánh thuế trả đũa khi vào thị trường Mỹ. Cuộc trưng cầu dân ý về thuế trả đũa với Áo sẽ diễn ra vào ngày 11/5.
Đã có những nỗ lực nhằm thay thế thuế kỹ thuật số của mỗi nước bằng một mức tiêu chuẩn cho toàn cầu, được xây dựng bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng các nước vẫn chưa đạt được đồng thuận trong vấn đề này.
Hiệp hội Internet, bao gồm nhiều thành viên như Amazon, Facebook và Google, hoan nghênh đề xuất của USTR, cho rằng động thái này là một sự khẳng định quan trọng trong việc đẩy lùi những rào cản thương mại mang tính phân biệt đối xử, trong lúc Mỹ sẽ tiếp tục làm việc để tìm ra một giải pháp khả thi tại OECD.
Xử bất công với phụ nữ, Google phải đền gần 4 triệu USD Hãng công nghệ Mỹ đạt được thỏa thuận với Bộ Lao động Mỹ để dàn xếp cáo buộc phân biệt đối xử với hơn 5.500 người lao động nữ và châu Á. Phía trước văn phòng của Google ở Dublin, Cộng hòa Ireland - Ảnh: REUTERS Theo thỏa thuận, Google sẽ chi 1,3 triệu USD bồi thường cho 2.565 nhân viên nữ và...