Amazon Ấn Độ bị cáo buộc lưu hành sản phẩm làm đẹp giả
Ủy ban Giải quyết tranh chấp người tiêu dùng tại thành phố Ahmedabad (ACDRC) của Ấn Độ đã đưa ra thông báo cho Amazon Ấn Độ sau đơn khiếu nại của Trung tâm nghiên cứu và giáo dục người tiêu dùng (CERC) về sản phẩm l
Tổng Giám đốc điều hành của CERC – Pritee Shah đã phàn nàn với ACDRC sau khi Shah mua 2 bút chì mắt Kajal trên Amazon Ấn Độ với giá 247 Rupee (3,53 USD). Khi kiểm tra các sản phẩm, Shah cho rằng đây là sản phẩm giả vì bao bì và nhãn mác hoàn toàn khác với bản gốc.
Amazon Ấn Độ bị cáo buộc không giải quyết đúng cách mỹ phẩm giả (Ảnh: Archiv)
Video đang HOT
Sau khi nhận ra sản phẩm là giả, cô đã khiếu nại với Amazon Ấn Độ và được đổi một sản phẩm khác từ cùng nhà cung cấp. Shah sau đó yêu cầu Amazon Ấn Độ phải thông báo cho những khách hàng khác về bộ Kajal giả này. Tuy nhiên, “thay vì làm điều đó, Amazon đã gửi một thông điệp sai lệch tới khách hàng đề nghị đổi hàng mà không thừa nhận sản phẩm đó là hàng giả”, CERC cho biết. “Một hành vi vô trách nhiệm như vậy đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm giả gây nguy hiểm cho thị lực trong hơn 2 năm – theo thời hạn sử dụng của sản phẩm”.
CERC cáo buộc Amazon Ấn Độ tham gia vào các hoạt động kinh doanh không công bằng và đề nghị tòa án buộc Amazon phải thu hồi các sản phẩm làm đẹp giả, đồng thời thông báo đầy đủ cho khách hàng về tình huống này và đưa ra lời xin lỗi công khai. Tòa án đã đưa ra một thông báo cho Amazon Ấn Độ và nhận định đây là một hành động khiếu nại tập thể thay mặt cho các khách hàng khác đã nhận được sản phẩm giả.
Hàng giả là vấn đề gây nhức nhối trong thị trường thương mại điện tử Ấn Độ, cũng như trên toàn thế giới. Khi ngành công nghiệp làm đẹp của Ấn Độ bùng nổ, trang điểm là lĩnh vực có một số lượng hàng giả lớn đang lưu hành. Phán quyết của vụ án này có thể đặt tiền lệ cho các khiếu nại trong tương lai.
Theo Khỏe 365
Một chuyên gia Trung Quốc bị bắt vì ăn cắp bí mật thương mại
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 21.12 thông báo bắt giữ một công dân Trung Quốc với cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại của một doanh nghiệp dầu mỏ Mỹ.
Chuyên gia Đàm Hồng Tiến người Trung Quốc - Ảnh: SCMP
Người bị bắt tên Đàm Hồng Tiến, chuyên gia về hệ thống pin và lưu trữ năng lượng. Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội đối tượng này tải về hàng trăm tài liệu về "việc nghiên cứu- phát triển một sản phẩm chuẩn bị ra thị trường", nhằm làm lợi cho một công ty Trung Quốc ngỏ ý tuyển dụng ông.
Đàm dự kiến phải ra hầu tòa vào ngày 26.12. Theo Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ John Demers: "Lấy cắp trí tuệ gây thiệt hại cho công ty lẫn người lao động Mỹ. Những vụ việc gần đây cho thấy có không ít trường hợp liên quan đến Chính phủ hoặc công ty Trung Quốc".
Chuyên gia Đàm tốt nghiệp ngành vật lý đại học Nam Kinh, có bằng tiến sĩ của Viện Công nghệ Californa và cư trú hợp pháp Mỹ trong 12 năm qua. Thông tin trên LinkedIn hiển thị công dân Trung Quốc này làm việc cho công ty năng lượng đa quốc gia Phillips 66 (trụ sở ở Texas) kể từ tháng 5.2017.
Bản khai của một nhân viên FBI cho biết Đàm sở hữu một USB chứa tài liệu sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm của Phillips 66, dù ông không có lý do để truy cập chúng.
Đàm giao nộp lại USB sau khi nghỉ việc, công ty phát hiện những tài liệu mà ông đã xóa có khả năng được dùng để phục vụ sản xuất sản phẩm trị giá hơn 1 tỉ USD.
Theo Báo Mới
Black Friday là ngày gì, săn hàng giá tốt ở đâu và cần lưu ý những gì? Black Friday - Ngày thứ Sáu đen tối được biết đến là thời điểm các cửa hàng khắp mọi nơi trên thế giới đều mở cửa sớm và giảm giá hầu hết mọi mặt hàng. Vậy mua hàng ngày này cần lưu ý gì? Black Friday là ngày gì? Black Friday, hay còn gọi là ngày "Thứ Sáu đen tối" được ấn định...