Ẩm thực tết châu Á
Bữa ăn đón năm mới ở từng nước châu Á tuy có sự khác biệt nhưng đều có điểm chung là mỗi món ăn đều có ý nghĩa hy vọng năm mới yên lành, hạnh phúc.
Trung Quốc
Bánh truyền thống được tạo hình chú Tý tại một siêu thị ở Hồng Công. Sủi cảo là món không thể thiếu và rất được ưa chuộng tại miền Bắc. Vỏ sủi cảo làm từ bột mì, bột gạo, nhân có loại có thịt, có loại chỉ có rau, nhưng thường thịt và rau trộn với nhau. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Khác với miền Bắc, trên mâm cơm của người miền Nam Trung Quốc không thể thiếu món bánh Tết “niangao” (niên cao), làm bằng bột nếp khuấy đặc đổ vào khuôn sau đó cắt thành những lát mỏng và chiên, có 2 vị mặn và ngọt. Người Trung Quốc cho sủi cảo và niên cao là 2 món ăn đặc biệt để đón năm mới, giúp mang lại may mắn và “cầu gì được nấy” khi làm ăn.
Nguồn:st
Hàn Quốc
Món ăn truyền thống không thể thiếu trong 3 ngày Tết Nguyên đán là món kim chi vì mang lại điềm lành cho cuộc sống và kinh doanh. Thực đơn ngày tết của người Hàn Quốc còn có 2 món “tok” và “garetok”, làm từ thịt gia súc và gia cầm chiên. Sau bữa ăn, mọi người trong gia đình sẽ thưởng thức thức uống “poricha” làm từ trà pha với bột lúa mạch và loại rượu “gui balki sool” với hy vọng sẽ gặp may mắn trong năm mới.
Singapore
Được đánh giá là quốc gia “Tây hóa”ù nhất khu vực Đông Nam Á, song những món ăn đặc trưng làm từ sản phẩm của nền văn hóa lúa nước vẫn được đảo quốc này giữ gìn đến ngày nay. Hơn 70% dân số Singapore là người gốc Hoa, vì thế, trên mâm cỗ ngày Tết của người dân đảo quốc này phần lớn là các món ăn làm từ gạo, bột như sủi cảo, bánh tết, các món ăn từ gà và cá.
Nhật Bản
Món bánh niên cao của Trung Quốc giúp “cầu gì được nấy”
Nhật Bản đón năm mới theo Dương lịch. Trong các món ăn ngày tết, người Nhật không bao giờ thiếu các sản phẩm chế biến từ gạo, đậu đen, cá và các loại hải sản khác. Trong tâm thức người Nhật, các sản phẩm làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người. Nhưng món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món tết”, là món ngọt, làm bằng các nguyên liệu như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, khô cá hồi, tảo, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng để ăn tết xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.
Video đang HOT
Lào
Ngày tết của Lào diễn vào giữa tháng 4 Dương lịch, gọi là tết té nước cổ truyền Songkran. Trong ngày tết, người Lào rất chú trọng việc ăn món “lạp”, nghĩa là “lộc” trong tiếng Lào. Lạp thường làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi trộn với gia vị, thường ăn với xôi nóng. Trong các gia đình làm nghề kinh doanh, món lạp thường được làm rất công phu, vì nếu món này trong ngày tết mà không ngon thì năm mới làm ăn dễ gặp… xui.
Ấn Độ
Người Ấn đón Tết trong dịp lễ hội Diwali, còn gọi là “lễ hội ánh sáng”, vào cuối tháng 10 hàng năm. Món ăn ngày tết của người Ấn lại là các loại trái cây đắng vì nó mang lại nhiều may mắn, suôn sẻ trong công việc làm ăn. Sau bữa ăn mừng năm mới, người Ấn uống trà pha sữa trâu, cho nhiều đường và gừng tươi.
Theo SGTT
Mới lạ phở cuốn kiểu Trung Quốc
Khác hoàn toàn với món phở cuốn trong làng Ngũ Xã quen thuộc, món phở cuốn ở phố Ngọc Khánh này dễ ăn mà lại đậm đà hơn nhiều.
Tuy nằm ở vị trí khá khuất trên phố Ngọc Khánh, nhưng đã 4-5 năm nay, không ít thực khách chịu khó "mò mẫm" cho kì được ra quán Vượng Vương, bởi họ biết đây là nơi hội tụ nhiều đặc sản đúng chất Trung Quốc mà quan trọng là giá cả khá dễ chịu.
Vẫn có câu "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật", song nhắc đến ẩm thực Trung Hoa, nhiều người lại nhăn mặt bảo: "Thức ăn gì mà vừa ngọt, vừa nhiều dầu mỡ, dễ ngán lắm!". Nhưng có đến tiệm Vượng Vương một lần, bạn sẽ thấy đồ ăn Tàu chẳng "khó nhằn" đến thế. Phở cuốn nạm bò chính là một trong những món tiêu biểu minh chứng cho điều này.
Chủ quán bật mí, đây là món được đa số thanh niên rất "khoái". Nó khác hoàn toàn với món phở cuốn trong làng Ngũ Xã quen thuộc, món phở này cũng dễ ăn mà lại đậm đà hơn nhiều.
Phở cuốn nạm bò
Vẫn là thứ bánh phở to bản song được cuốn vê nhỏ lại chỉ bằng đầu ngón tay. Sau đó, đầu bếp sẽ cho vào chảo, để lửa thật to, không cần dùng chút dầu mỡ nào mà chỉ "lắc lắc" lên một cách điệu nghệ khiến các cuộn phở có độ cháy cạnh nhất định, ăn chỗ giòn, chỗ mềm rất thú vị chứ không gây ớn ngấy như những kiểu phở chiên thông thường.
Tất nhiên, như thế thôi thì đơn điệu quá. Loại phở cuốn "chay" này ăn chung với thịt bò nạm được chế biến nhừ nhưng vẫn không mất đi độ sần sật vốn có, kèm một chút nước sốt đậm đà hơi có vị cay cay, ngòn ngọt. Nếu đem so sánh thì có thể nói, phở cuốn nạm bò "nhặt được hết nét đẹp" của 2 món phở cuốn và phở chiên phồng quen thuộc. Chẳng thế mà phở cuốn nạm bò đã lấy lòng được các thực khách trẻ tuổi.
Phở cuốn chỉ nhỏ bằng ngón tay
Nạm bò nhừ nhưng vẫn có độ sần sật vốn có
Ngoài phở cuốn nạm bò thì sụn gà xào củ bách hợp cũng ấn tượng không kém. Cùng thuộc một họ với hoa ly nhưng chỉ hoa bách hợp mới có thứ củ ngọt, bùi, bở chế biến được thành món ăn rất ngon, kết hợp với những miếng sụn gà vừa béo vừa giòn, sẽ khiến người ta cảm nhận được đầy đủ cái gọi là "thú vui ăn uống". Chủ quán cho hay, món này thường chỉ xuất hiện trong menu khách sạn lớn, chứ ở các nhà hàng "mèng mèng" thì chẳng thể có.
Sụn gà xào củ bách hợp
Củ bách hợp trắng phau, có vị ngọt, bùi tự nhiên
Sụn gà béo giòn
Nhắc đến "cơm Tàu" người ta không thể bỏ qua được dimsum - món đặc trưng phổ biến của người Hoa. Canh sủi cảo cũng được coi là một loại dimsum. Đây là món canh ngọt mát, dễ ăn, vị khá giống với canh cải xanh Việt Nam, với những viên sủi cảo vỏ dày, dai, nhân bên trong chứa nhiều thịt cùng rau hẹ, cải thảo. Món này được đánh giá là hợp gu với người lớn tuổi và lí tưởng cho dân nhậu "chốt hạ" sau một bữa tiệc đã ngà ngà, "tây tây".
Canh sủi cảo cũng được coi là một loại dimsum
Ở quán Vượng Vương còn khá nhiều món độc đáo, đặc trưng nữa như: ngỗng hun khói, trứng hấp caramen, quẩy hải sản, bò xào wang wang... Nhưng điểm làm người ta "vote" nhiều cho quán đó là đồ ăn tại đây đúng chất Trung Quốc (do chính đầu bếp người Hoa làm) song chế biến rất khéo léo, ít dầu mỡ để hợp khẩu vị người Việt. Mức giá nhà hàng cũng vừa tầm, các món dao động khoảng 70.000 đồng/món.
Địa chỉ: Quán Vượng Vương, 102A Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
Hoàng Nhi
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nhà hàng Hoa Viên Nơi hội tụ của ẩm thực Trung Hoa Bạn đã từng nghe nói tới những món ăn nổi tiếng của đất nước Trung Hoa và muốn được một lần thưởng thức những hương vị đó do chính tay người bản địa nấu? Tuy nhiên, thay vì phải cất công đi tìm kiếm một cách khó nhọc những món ăn đó thì bạn lại hoàn toàn có thể ở Hà Nội mà...