Ẩm thực miền Nam: 12 món ăn vặt Sài Gòn ngon “nhức răng”
Gỏi cuốn là một món ăn nhẹ được làm từ những nguyên liệu tươi như: tôm, thịt, dưa, hành, xoài xanh, bánh đa. Món ăn rất thanh đạm ít dầu mỡ mà tròn vị. Bạn có thể thưởng thức món gỏi cuốn này ở nhiều nơi với mức giá hợp lý.
1. Gỏi cuốn
Ăn vặt gỏi cuốn ngon mắt, ngon miệng – sự lựa chọn ăn sáng Sài Gòn (Ảnh: ST)
Thức quà Sài thành ngon “khó cưỡng” món ăn vặt Sài Gòn giá rẻ (Ảnh: ST)
2. Ăn vặt gỏi khô bò
Gỏi khô bò được các bạn trẻ Sài Gòn rất chuộng, đây như một món ăn vặt không thể thiếu. Món gỏi này được làm từ khô bò, đu đủ xanh, lạc nhỏ, rau răm, rau húng, thịt bò khô, nước dùng có vị hơi chua chua ngọt ngọt. Sau khi có đủ các thành phần của món gỏi bạn chỉ việc rưới nước dùng lên trộn đều và thưởng thức. Giá một suất gỏi khô bò khoảng 25.000 VNĐ.
Món ăn vặt được ưa thích ở Sài Gòn (Ảnh: ST)
3. Chè Sài Gòn
Đất Sài Gòn là nơi ra đời của nhiều món chè ngon nức tiếng các vùng. Một quán chè có thể bán tới hàng chục loại chè khác nhau vô cùng phong phú như: Chè miên, chè dừa, chè bưởi, chè thái … Ăn chè ở Sài Gòn bạn khó có thể quên vị ngọt đậm đà mát lạnh dưới cái nắng ngày hè oi ả. Giá một ly chè tùy vào từng loại giao động từ 10.000 – 30.000 VNĐ.
Những ly chè mát ngọt lịm (Ảnh: ST)
Có rất nhiều loại chè để bạn lựa chọn ăn vặt tpHCM(Ảnh: ST)
Bánh tráng nướng có xuất xứ từ Đà Lạt, nhưng không biết từ bao giờ nó đã trở thành món ăn vặt khoái khẩu của người dân Sài Gòn. Bánh tráng nướng được phủ đầy bởi các loại nhân và gia vị trông cực kỳ ngon mắt.
Món ăn vặt khoái khẩu của người dân Sài Gòn (Ảnh: ST)
Nướng bánh tráng trên than hồng TPHCM (Ảnh: ST)
5. Bột chiên
Món bột chiên được làm từ bột gạo, bột năng trộn tỉ lệ vừa phải với nước, thêm vào đó một chút gia vị, hành, xì dầu, trứng. Đây là một món ăn rất phổ biến, đi dạo quanh Sài Gòn nhất định bạn sẽ bắt gặp trên các xe đẩy bán hàng rong. Giá một đĩa khoảng 15.000 VNĐ, ăn một lại muốn gọi hai.
Món ăn vặt Bột chiên Sài Gòn (Ảnh: ST)
Món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ quận 1 (Ảnh: ST)
6. Chuối nếp nướng
Hấp nếp chín để nguội rồi cuốn vào quả chuối, bọc lá chuối và cho lên bếp nướng. Nghe thì tưởng đơn gian nhưng công đoạn nướng là cả một sự tỉ mỉ, gói nếp mỏng dễ bị cháy, mà quấn nếp dày lúc nướng chuối không tỏa hết hương vị. Thưởng thức từng miếng chuối nếp nướng bạn sẽ cảm nhận rõ hương thơm của chuối, vị ngọt béo của nước cốt dừa trong nếp. Tất cả tạo nên một hương vị rất Nam Bộ, rất Sài Gòn.
Video đang HOT
Nếp bọc lá chuối để nướng món ăn vặt ngon rẻ ở Sài Gòn (Ảnh: ST)
Từng miếng chuối nếp nướng thơm vàng sau khi nướng (Ảnh: ST)
Trộn với nước cốt dừa ăn vô cùng béo ngọt (Ảnh: ST)
7. Xoài lắc
Món xoài ướp với đường, muối, ớt khô đã vô cùng quen thuộc với các bạn trẻ. Đến Sài Gòn cùng đừng quên thưởng thức món ăn vặt ” thần thánh” một thời học sinh. Cách làm vô cùng đơn giản, nhưng món xoài lắc có sức hấp dẫn lạ kỳ. Mỗi cốc xoài lắc có giá chỉ từ 10.000 – 15.000 VNĐ.
Xoài lắc ăn vặt ở Sài Gòn (Ảnh: ST)
Vị cay, ngọt, chua cùng hòa quyện đã ăn mà khó dừng (Ảnh: ST)
8. Bắp xào
Món bắp xào thơm ngon được chế biến tư nguyên liệu chính là bắp non đã luộc qua. Khi ăn có cảm giác lạ miệng, bạn nên thử một lần để nhớ hương vị này. Ở Sài Gòn có rất nhiều quán bán món ăn vặt phổ biến này, mỗi hộp có giá từ 10.000 VNĐ.
Món ăn vặt TPHCM bắp xào bóng bẩy hấp dẫn (Ảnh: ST)
Nguyên liệu chính là bắp non (Ảnh: ST)
Món ăn đường phố phổ biến ở Sài Gòn (Ảnh: ST)
9. Ốc
Không khó để tìm một quán ốc ngon ở Sài Gòn, từ chợ cho đến các vỉa hè, hay sâu trong ngõ đều có thể tìm thấy một địa chỉ ăn ốc ngon “nhớ đời”. Có rất nhiều món chế biến từ ốc: ốc luộc sả, ốc xào bơ, ốc hấp … Từ xa bạn đã bị hấp dẫn bởi khói đưa hương nghi ngút bốc ra từ nồi nấu ốc, khiến ai khó mà cưỡng lại.
Món ốc ăn vặt ngon khó cưỡng quận 1 (Ảnh: ST)
Ốc xào tía tô (Ảnh: ST)
Ốc luộc xả ớt ở Tp. HCM (Ảnh: ST)
Ốc hương rang muối (Ảnh: ST)
10. Phá lấu
Không chỉ thanh niên mà từ trẻ nhở đến người lớn đều thích ăn Phá lấu. Phá lấu là món ăn có nguồn gốc từ người Hoa được chế biến từ nội tạng gia cầm, gia súc: Gà, lợn, bò, vịt …bạn có thể ăn kèm với 1 ổ bánh mì cho chắc dạ.
Phá lấu vừa ngon vừa rẻ, bạn có thể tìm đến một số địa chỉ như: Phá lấu lì số 1A Sương Nguyệt Ánh, Quận 1; Phá lấu dì Nủi ở Tôn Đản, phường 15, Quận 4; Phá lấu Rubi, phường 14, Quận Bình Thạnh.
Phá lấu bò sánh đỏ (Ảnh: ST)
Bạn có thể ăn kèm phá lấu với một ổ bánh mì (Ảnh: ST)
11. Chim cút chiên bơ
Một món ăn quen thuộc với người dân Sài Gòn, toàn bộ con chim cút được phủ một lớp bơ bóng loáng sau khi chiên thơm dậy mùi. Khi ăn từng thớ thịt dai ngọt như lan tỏa tận đầu lưỡi, màu vàng chiên tự nhiên khiến món ăn càng ngon mắt. Nước sốt của món này có thể ăn kèm với 1 chiếc bánh mì rất ấm bụng.
Ăn vặt ngon ở Sài Gòn chim cút chiên bơ vàng thơm (Ảnh: ST)
Miếng thịt càng nhai càng ngọt (Ảnh: ST)
12. Xiên chiên/nướng
Các xiên nướng thơm ngon trong các quán ăn vặt luôn là lựa chọn tức thì của các bạn trẻ Sài thành. Có nhiều loại xiên chiên, nướng khác nhau với nhiều mùi vị riêng biệt có thể kể đến như: Xiên tôm viên, xiên cá viên, xiên chả, xiên đậu hũ … Cầm 1 que xiên chiên, nướng phết qua chút tương cà hoặc tương ớt rồi từ từ nhấm nháp vị cay cay, chút mặn, chút giòn tan, mềm mềm ấm cả khoang miệng, một cảm giác thật khó tả.
Những xiên nướng đã ăn vặt không muốn dừng (Ảnh: ST)
Nhiều sự lựa chọn khác nhau cho 1 món ăn vặt (Ảnh: ST)
Xiên thịt nướng vàng ươm ngon khó tả (Ảnh: ST)
Danh sách 12 món ăn vặt Sài Gòn sẽ giúp bạn đi qua những “cơn đói” bất chợt. Hi vọng bạn sẽ có những trải nghiệm ngon miệng với các món ngon của Sài Gòn.
Theo Vntrip.vn
Gợi ý món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tất niên ngày Tết miền Nam
Việc chuẩn bị một mâm cỗ ngày tết 2020 để cúng gia tiên trong dịp cuối năm và gia đình cùng sum vầy là một truyền thống lâu đời của người Việt. Liệu mâm cỗ ngày Tết miền Nam có giống với vùng miền khác? Cùng khám phá ngay trong bài viết sau.
I. Các món ăn trong mâm cỗ tất niên ngày Tết miền Nam
1. Bánh tét
Nếu ở miền Bắc có bánh chưng thì người miền Nam có món bánh tét trên mâm cỗ ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét thập cẩm, bánh tét không nhân.
Bánh tét thường được chuẩn bị gói trước nửa tháng để chuẩn bị cho mâm cơm cúng cuối năm. Bánh tét được gói từ lá chuối và lạc quấn xung quanh. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp, còn nhân bánh bên trong thì được làm nhân đậu xanh, thịt heo, đậu đen ... tùy thuộc vào từng loại bánh. Bánh được nấu chín rồi đem ra cắt thành từng lát và thường được ăn kèm với củ kiệu chua để tăng thêm hương vị và ngon miệng hơn.
2. Thịt kho nước dừa ngậy ngậy
Thịt kho là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền nam. Bạn nên lựa chọn thịt lợn tươi sống an toàn giá tốt tại siêu thị Adayroi làm món này. Thường để nồi thịt được thơm ngon, bạn nên chọn thịt ba chỉ được kho cùng hột vịt cho đến khi nước dùng săn và miếng thịt cùng trứng có màu vàng nâu cực kỳ bắt mắt và thơm ngon. Nồi thịt càng kho, càng thấm, càng ngon, vì vậy, các gia đình ở miền Nam thường nấu một nồi thịt kho, ăn dần trong Tết. Thịt kho thường dọn chung với cơm trắng, hoặc cuốn bánh tráng, dưa món đều rất ngon.
3. Canh khổ qua
Canh khổ qua dồn thịt với ý nghĩa cầu mong mọi cơ cực và khó khăn đi qua và mong mọi điều thuận lợi may mắn và tươi sáng cho một năm mới đến. Tuy món ăn này có vị hơi đắng nhưng cực kỳ tốt với sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày Tết
Canh khổ qua được làm từ những trái khổ qua được lấy hết hạt bên trong ruột sau đó dồn hỗn hợp thịt băm nhuyễn trộn cùng nấm mộc nhĩ, bún và gia vị. Sau đó được nấu chín. Món ăn này luôn có mặt trong các mâm cơm chiều 30 Tết của người miền Nam.
4. Củ kiệu tôm khô
Đây chỉ là món ăn kèm nhưng không thể thiếu trong các bữa ăn cũng như mâm cơm cúng của người miền Nam trong dịp Tết. Củ kiệu tôm khô được ăn kèm cùng các món ăn khác, vị chua của kiệu giúp cho món ăn chính đỡ ngán hơn. Tôm được chọn là loại tôm khô nguyên chất vẫn giữ được mùi vị ngọt không chất bảo quản. Trong mâm cơm cúng ngày Tết thông thường dĩa củ kiệu tôm khô thường được đặt giữa mâm để mọi người cùng thưởng thức .
5. Nem rán chua ngọt
Nem rán chua ngọt cũng là một món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm gia đình ngày Tết của người miền Nam. Nem rán vô cùng thơm vợi vị ngọt bùi béo và với lớp nhân thịt kết hợp bỏ bánh ngoài giòn tan tạo được cảm giác ăn hoài không ngán cho người dùng.
6. Gỏi cuốn
Đôi khi trong mâm cỗ Tết miền Nam cũng xuất hiện món gỏi cuốn. Bên trong món gỏi cuốn có nhiều nguyên liệu đa dạng từ các loại rau, tôm thịt cá tươi sống. Gỏi cuốn thường chấm với tương đen hay mắm nêm đều rất ngon miệng. Món ăn này mang ý nghĩa đem lại một cái Tết sum vầy và trọn vẹn hơn cho các thành viên trong gia đình của bạn.
7. Củ cải ngâm chua ngọt
Ngoài củ kiệu là món ăn kèm thì của cải ngâm chua ngọt cũng là món ăn kèm được nhiều người chế biến và có mặt trên mâm cơm cuối năm. Hai món ăn kèm này cũng có thể được thay thế cho nhau giúp giảm độ ngán khi ăn cùng các món ăn khác.
8. Xôi vò
Đây là món xôi đệ nhất của người miền Nam vì thế việc món xôi này xuất hiện trong mâm cơm cúng của người miền Nam là điều dễ hiểu. Món ăn này mang ý nghĩa gia đình sung túc và ấm no hơn trong năm mới.
9. Chả bò
Nếu người miền Bắc có giò lụa thì người miền Nam cũng có món chả bò trên mâm cúng ông bà ngày cuối năm. Đôi khi miền Nam cũng dùng chả giò nên 2 món chả này có thể thay thế cho nhau. Chả bò thường ăn với cơm trắng hoặc ăn không, khi ăn cắt ra từng khoanh. Với vị ngon khó cưỡng, có thể bạn sẽ ăn hết lúc nào không hay đấy
10. Lạp xưởng
Đây là một món ăn truyền thống của người miền Nam và miền Tây nên vì thế các món ăn lạp xưởng có trong mâm cỗ ngày Tết miền nam là điều rất phổ biến. Lạp xưởng có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như chiên, luộc, nướng hay dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn khác. Hiện nay, bạn có thể tìm mua lạp xưởng tươi ngon dễ dàng tại các cửa hàng hay ngoài chợ
11. Mứt dừa
Mứt dừa được xem là món ăn dân gian của người dân miền Tây và miền Nam. Với vị ngọt thanh cùng vị béo của dừa nên mứt dừa thường được chưng cúng trong các mâm cơm Tết. Với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng, vàng ... không chỉ mứt dừa mà các loại mứt thơm ngon giúp tô điểm thêm mâm cúng được màu sắc và đẹp hơn.
II. Gợi ý mâm cỗ ngày Tết miền Nam ngon chuẩn vị
Những mâm cỗ Tết của miền Nam bạn có thể tham khảo trong là:
Mâm cỗ số 1: Sự kết hợp của bánh tét, thịt kho, canh khổ qua và củ kiệu. Đây được xem là mâm cỗ cơ bản nhất bạn có thể chuẩn bị. Thường dùng cho gia đình nhỏ, ít người
Mâm cỗ số 2: Bánh tét, gà luộc, canh khổ qua, giò lụa và giò xào, gỏi cuốn ăn kèm củ kiệu tôm khô, lạp xưởng, xôi vò.
Mâm cỗ số 3: Bánh tét, củ kiệu tôm khô, , Gỏi tôm thịt, xôi vò, chả bò, thịt kho trứng.
Mâm cỗ số 4: Bánh tét, xôi vò, của cải ngâm chua ngọt, lạp xưởng, canh khổ qua, trái miệng với mứt dừa và các loại hoa quả
Mâm cỗ số 5: Bánh tét, thịt kho, xôi vò, , gỏi bông chuối, chả bò, lạp xưởng, mứt dừa.
Mâm cỗ số 6: Bánh tét, của cải ngâm chua ngọt, canh khổ qua, chả bà, mứt dừa.
Mâm cỗ số 7: Bánh tét, chả bò, xôi vò, gỏi cuốn, củ kiệu tôm khô, canh khổ qua, mứt dừa.
Chắn hẳn với những thông tin hữu ích trên bạn có thể biết được mâm cỗ ngày Tết miền nam có những món ăn cơ bản nào. Đừng quên mua ngay những loại thực phẩm chất lượng trước tết để dự trữ vì trong ngày gần tết chúng thường bị "khan hiếm" hơn nhé!
Với những món ăn trên bạn có thể tự thực hiện một mâm cỗ theo ý của mình sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và sở thích của các thành viên trong nhà. Hy vọng bữa cơm tất niên cuối năm của gia đình bạn sẽ tràn ngập niềm vui và tiếng cười để chào đón năm mới thêm nhiều may mắn.
Ngân Quỳnh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Món ăn thuần Việt kết hợp cùng rượu vang thế nào cho chuẩn Việc lựa chọn rượu cho món ăn Việt là một nhiệm vụ không hề đơn giản ngay cả đối với các chuyên gia rượu vang lâu năm. Ngoài việc để ý đến tính chất của nguyên liệu, còn phải xem xét đến các loại gia vị nêm nếm, cách chế biến, nước mắm đi kèm... Theo cách người phương Tây chọn rượu với...