Ẩm thực Huế – nét văn hóa đặc trưng của miền cố đô mộng mơ
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta đánh giá ẩm thực Huế là một loại hình nghệ thuật.
Với người Huế, ẩm thực không chỉ đơn thuần là việc thỏa mãn vị giác mà khi thưởng thức các món ăn ở cố đô, người ta phải cảm nhận bằng cả các giác quan khác từ thị giác đến khứu giác.
Ẩm thực Huế, nét văn hóa tinh tế nhưng cũng mộc mạc gần gũi của miền cố đô
Từ lâu du lịch Huế không chỉ khiến người ta ấn tượng với dòng sông hương thơ mộng cùng những lăng tẩm cổ kính có giá trị lịch sử mà nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi nền ẩm thực độc đáo của mình.
Giống như ẩm thực Hà Nội, ẩm thực Huế từ lâu đã nổi tiếng là nền ẩm thực cầu kỳ và cực kì tinh tế, thế nhưng nó vẫn sở hữu những đặc điểm hoàn toàn riêng biệt mà chẳng nơi nào sánh được.
Ẩm thực Huế từ lâu đã nổi tiếng là nền ẩm thực cầu kỳ và cực kì tinh tế.
Ẩm thực Huế là sự giao thoa giữa hai nền văn hóa ẩm thực của Việt và Chăm, cùng với đó là những tác động của ẩm thực hai miền Nam Bắc thông qua quá trình di dân. Vì thế các món đặc sản Huế cũng rất phong phú và đa dạng, tiếp thu các tinh hoa ẩm thực từ các miền và biến chúng thành những món ăn riêng mang đậm bản sắc địa phương.
Ẩm thực Huế là sự giao thoa giữa hai nền văn hóa ẩm thực của Việt và Chăm.
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Giản, nền ẩm thực Việt Nam có tổng cộng khoảng 1.700 món ăn vậy mà theo sách cũ có ghi chép lại thì ẩm thực Huế có đến 1.300 món ăn và đến nay thì còn lưu giữ được khoảng chừng 700 món. Bởi vậy mới nói, ẩm thực Huế quả thực phong phú và đa dạng vô cùng.
Các món ăn ở Huế không chỉ ngon mà nó còn đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ và thanh tao.
Thêm nữa Huế từng là kinh đô của nước Việt dưới thời các vua chúa nhà Nguyễn, thế nên các món ăn ở Huế không chỉ ngon mà nó còn đòi hỏi sự tinh tế, cầu kỳ và thanh tao trong mọi công đoạn từ chọn nguyên liệu, đến khâu chế biến, cách trang trí, nơi ăn, cách ăn,… cho đến hương vị món ăn.
Về trang trí
Lúc sinh thời, nhà văn Nguyễn Tuân từng nói người Huế thích ăn bằng mắt. Thật vậy, nếu có dịp ghé thăm Huế bạn sẽ cảm nhận được rằng người dân ở đây rất chú trọng về hình thức cũng như cách trang trí các món ăn. Món ăn nào cũng phải được trang trí sao cho đẹp mắt, có như vậy mới có thể hấp dẫn thực khách.
Video đang HOT
Nhà văn Nguyễn Tuân từng nói người Huế thích ăn bằng mắt.
Điển hình nhất là các món gỏi quả vả hình rồng, hay những món nem công – chả phụng… đều được các đầu bếp tỉ mỉ cắt tỉa từng loại rau củ khác nhau. Rồi sau đó kếp hợp chúng lại với nhau để tạo thành những món ăn đậm chất nghệ thuật.
Hay thậm chí những món ăn đơn giản như món chay cũng được gói ghém và trang trí bằng những lá sen hoặc hoa sen để món ăn trông đẹp mắt và tinh tế hơn.
Món ăn nào cũng phải được trang trí sao cho đẹp mắt.
Ngoài ra, người Huế cũng rất quan tâm đến các loại chén bát, đĩa dùng để bày món ăn. Không phải cứ dùng đại khái một cái chén hay cái đĩa nào để đựng thức ăn được mà họ quy định ra mỗi một món ăn sẽ có một loại chén bát phù hợp.
Điển hình nhất là các món gỏi quả vả hình rồng, hay những món nem công – chả phụng…
Chẳng hạn như nếu khi món bánh bèo thì được đổ ra từng cái chén đất nhỏ xinh, mỏng tang thì món cơm hến phải ăn bằng tô đất. Còn riêng đối với các món chè mà nhất là chè hạt sen, chè nhãn lồng bọc hạt sen và chè đậu ngự thì phải dọn bằng chén cứ mới đúng điệu.
Về hương thơm
Hương thơm của món ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt cho ẩm thực Huế. Tiêu biểu trong số những đặc sản Huế ấy là món bún bò thơm nức mùi mắm ruốc Huế, hương xả đặc trưng khó lẫn.
Hương thơm của món ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt cho ẩm thực cố đô.
Hay như món cơm hến nổi tiếng với mùi thơm đặc trưng của hến xào hành phi cực nịnh mũi quyền với vị béo ngậy của tóp mỡ được chiên giòn. Không chỉ có những món mặn với hương thơm nồng đặc trưng, thì mùi hương trong một số món ngon xứ Huế cũng rất nhẹ nhàng, tinh tế và tao nhã, nhất là trong các món chè long nhãn hạt sen cung đình, chè đậu ngự,…
Mùi hương trong một số món ăn Huế cũng rất nhẹ nhàng, tinh tế và tao nhã.
Về hương vị
Một yếu tố nữa góp phần làm nên đặc trưng cho ẩm thực Huế chính là hương vị của món ăn. Món ăn xứ Huế trước hết đều phải có vị đậm đà và rõ ràng. Có thể nói, người Huế thích tất cả các vị từ ngọt, mặn, béo bùi đến chua cay hay đắng, nhưng vị nào phải ra vị ấy, món nào ra món nấy.
Một yếu tố nữa góp phần làm nên đặc trưng cho ẩm thực miền cô đô chính là hương vị của món ăn.
Bên cạnh đó, ẩm thực Huế còn được biết đến với đủ loại mắm thơm ngon như mắm tôm chua thơm thơm, cay nồng và ngọt nhẹ của tôm, hay mắm rò chua chua ngọt ngọt, mắm ruốc đậm đà,… Những món mắm này có thể dùng để ăn với thịt, rau hay dùng chế biến các món ăn đặc sản khác.
Món ăn xứ Huế trước hết đều phải có vị đậm đà và rõ ràng.
Một cái tên quen thuộc – bún bò Huế, món đặc sản nóng hổi với nước dùng đậm đà được ninh từ xương và mắm ruốc. Hay món cơm hến có chút vị ngọt thanh của hến, cay cay của ớt sa tế, đậm đà của mắm ruốc, thêm chút hăng hăng của rau thơm, bắp chuối, giá đỗ và ngậy của đậu phộng…
Một cái tên quen thuộc – bún bò Huế, món đặc sản nóng hổi với nước dùng đậm đà được ninh từ xương và mắm ruốc.
Ngoài ra, ở đây còn thấy vô vàn các loại bánh đặc sản Huế như bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm, bánh ram ít và món nem lụi, bánh cuốn thịt nướng,… được ăn kèm với từng loại mắm được pha chế riêng. Tất cả làm nên những món ngon dân dã nhưng đã làm say lòng bao du khách.
Hay món cơm hến nức tiếng gần xa.
Đặc biệt, ẩm thực Huế còn được chế biến theo quy luật cân bằng âm dương, nóng lạnh hài hòa với nhau. Nếu là các món tính hàn như vịt, ốc, hến thì phải dùng gừng để điều hòa, còn thịt luộc thì phải ăn cùng với khế chua hay chuối chát để cân bằng vị giác.
Đặc biệt, ẩm thực Huế còn được chế biến theo quy luật cân bằng âm dương, nóng lạnh hài hòa với nhau.
Có thể thấy, dù là những món ăn chốn cung đình cầu kì hay là những món ăn dân trong gian mộc mạc, dân dã cũng như món ăn chay thì vẫn được người dân Huế chế biến đảm bảo các tiêu chí ngon, bổ, rẻ và đẹp mắt. Có như vậy mới khiến các du khách mỗi khi có dịp vi vu khắp xứ Huế đều nhất định phải thử và vấn vương mãi không thôi.
Quảng Nam: Du lịch xanh "làn gió mới" thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch
Thời gian qua, du lịch xanh đóng góp quan trọng cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam, góp phần phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, văn hóa cộng đồng, cảnh quan thiên nhiên.
Nhằm phát huy những kết quả mà du lịch xanh đã mang lại, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch số 5177/KH-UBND về phát triển du lịch xanh Quảng Nam đến năm 2025.
Với mục tiêu phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh nhằm khai thác các điểm du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch. Qua đó, thu hút thị trường khách có mức chi tiêu cao, thời gian lưu trú dài ngày, có ý thức, hành động văn minh khi tham gia du lịch. Huy động sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, cộng đồng, doanh nghiệp du lịch.
Du lịch xanh sẽ tạo "làn gió mới" thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
Để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch xanh. Quảng Nam đã và đang triển khai các kế hoạch như: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch xanh; Ban hành và triển khai Bộ Tiêu chí du lịch xanh Quảng Nam; Khảo sát lập danh mục các điểm du lịch, các sản phẩm du lịch để đầu tư, phát triển thành sản phẩm du lịch xanh; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động có kỹ năng, nghiệp vụ về du lịch xanh, bền vững; Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch xanh; Liên kết, hợp tác phát triển du lịch xanh.
Du lịch sinh thái là điểm sáng trong phát triển du lịch tại TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) trong những năm qua.
Bên cạnh đó, phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch xanh; Thực hiện các kế hoạch, phương án ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai theo cấp độ rủi ro; các chương trình bảo vệ môi trường, hành động về rác thải nhựa, chương trình mục tiêu tăng trưởng xanh; Xây dựng mô hình phát triển du lịch xanh; Quảng bá, xúc tiến du lịch xanh Quảng Nam trong và ngoài nước.
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa....
Được biết, du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Có thể nói, phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo du lịch bền vững.
Một bản làng rất tiềm năng để phát triển du lịch xanh tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Qua đó, nhằm mục đích góp phần thu hút 12 triệu lượt khách tham quan lưu trú, thu nhập xã hội từ du lịch đạt 26.000 tỷ đồng, lao động du lịch đạt 23.000 người. Hàng năm, xây dựng được ít nhất một mô hình kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí du lịch xanh; đến năm 2025 xây dựng khoảng 10 - 20 mô hình du lịch xanh. 100% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch được đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận với kiến thức về du lịch xanh, bền vững; 50% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch được tập huấn, hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí du lịch xanh Quảng Nam.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - TP. Hội An điểm đến hấp dẫn của du khách.
Quảng Nam đang kỳ vọng vào du lịch xanh sẽ tạo nên "làn gió mới" trong phát triển kinh tế du lịch. Hi vọng rằng, với những giải pháp đồng bộ trong triển khai thực hiện đề án du lịch xanh sẽ giúp du lịch tỉnh Quảng Nam ngày càng phát triển bền vững, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đà Lạt mùa cỏ hồng mê mẩn du khách đến không muốn về Với những ai yêu thích du lịch Đà Lạt thì nhất định không thể bỏ qua mùa cỏ Hồng Đà Lạt được. Vì mùa cỏ Hồng làm say mê du khách chỉ nở mỗi năm một lần. Đà Lạt hằng năm đều nổi tiếng với mùa Dã Quỳ nở nhưng rất rất nhiều du khách còn say mê Đà Lạt vào thời điểm...