Ẩm thực Hà Giang – điểm nhấn đặc biệt cho hành trình du lịch vùng cao
Tuy là người miền Nam nhưng nữ du khách lại thấy rất hợp khẩu vị với những món ăn ở Hà Giang như lẩu gà đen, bò sốt tiêu ăn cùng bánh bao chiên, bánh hạt dẻ, khoai nướng, trứng nướng…
Du lịch Hà Giang trở thành mục tiêu của nhiều bạn trẻ yêu thích chinh phục cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, nét văn hóa bản địa đặc sắc và cả ẩm thực thơm ngon, hấp dẫn…
Có sở thích đi du lịch, khám phá vẻ đẹp Việt Nam, Kim Anh cùng người bạn của mình đã có chuyến đi đến mảnh đất địa đầu Tổ quốc đáng nhớ. Cô nàng cảm thấy hạnh phúc khi được đặt chân đến Hà Giang và có nhiều trải nghiệm thú vị. Nhờ đó, Kim Anh càng thêm yêu quê hương, đất nước Việt Nam.
Chiêm ngưỡng cảnh đẹp Hà Giang.
“Tất cả những điểm mình đi qua tại Hà Giang đều để lại cho mình những ấn tượng và kỷ niệm riêng. Điểm đến ấn tượng nhất chắc phải kể đến con đường Hạnh Phúc – đèo Mã Pí Lèng và sông Nho Quế. Đứng từ trên đèo Mã Pí Lèng cao trập trùng nhìn xuống dòng sông Nho Quế đang khoác trên mình một màu xanh ngọc bích khiến mình phải thốt lên “Việt Nam mình còn nhiều nơi đẹp lắm”", Kim Anh chia sẻ.
Theo Kim Anh, tuy đường đi và di chuyển có hiểm trở, xa xôi nhưng nữ du khách cảm thấy mọi công sức bỏ ra hoàn toàn xứng đáng với vẻ đẹp của Hà Giang, con người của Hà Giang để lại cho cô nàng ấn tượng rất sâu sắc. Người dân hiền hòa, thật thà, chất phát lại còn nhiệt tình, giúp đỡ họ rất nhiều trong chuyến đi này.
Cô gái 27 tuổi đến từ Cần Thơ bày tỏ, tuy là người ở miền Nam, nhưng Kim Anh lại thấy rất hợp khẩu vị với những món ăn ở Hà Giang. Cô nàng có cơ hội được thưởng thức phở Tráng Kìm cùng bánh quẩy, cơm rang dưa bò, lẩu gà đen, bò sốt tiêu ăn cùng bánh bao chiên, bánh hạt dẻ, khoai nướng, trứng nướng…
Du khách đặt chân đến mảnh đất “đá nở hoa”.
Nhớ lại chuyến đi này, Kim Anh kể, sau khi đến Hà Nội, mọi người đi chơi cả ngày và thưởng thức bún chả, kem chanh, bánh đúc nóng, nem chua rán, phở gà trộn, chụp ảnh ở lăng Bác Hồ, phố Tạ Hiện, Hồ Hoàn Kiếm, phố cổ…
Sau đó, mọi người đi xe giường nằm đến Hà Giang. Đặt chân đến mảnh đất “đá nở hoa”, Kim Anh đi ăn phở, check-in cột mốc Km0 rồi đi theo cung đường Cổng trời Quản Bạ, cây cô đơn, Yên Minh, Dinh thự họ Vương.
Ở Cổng trời Quản Bạ, các bạn dừng lại tầm 20 phút để chụp ảnh, check-in. Ban đầu, mọi người dự định đi Dinh thự họ Vương nhưng bị lạc đường nên không thể ghé để check-in cùng cây đào đang nở rộ. May mắn thay, trên đường đi đến cột cờ Lũng Cú, mọi người lại gặp được hoa đào nở rất đẹp.
Đến Đồng Văn, mọi người dạo quanh phố cổ ăn uống, chụp ảnh và tham gia trò chơi dân gian. Ở một nhà hàng tại phố cổ, các bạn thưởng thức lẩu gà đen, bò sốt tiêu đen ăn cùng bánh bao chiên. Kim Anh đã ăn thử bánh hạt dẻ, bánh khoai mì (sắn) nướng, tàu phớ, xiêng thịt quấn rau cải nướng, khoai lang nướng, trứng gà nướng…
Một ngày mới bắt đầu ở nơi xa, các bạn chào buổi sáng bằng bát bánh cuốn nóng và đĩa xôi ngũ sắc cùng hai cốc sữa đậu tại phố cổ. Ăn xong, họ bắt đầu xuất phát đi đến sông Nho Quế, vì còn sớm, mây mù nhiều nên họ chọn phương án đi Nho Quế trước, khi quay về sẽ check-in Mã Pí Lèng sau.
Đến con sông nổi tiếng cả nước này, sau khi mua vé, xe điện đưa du khách ra bến tàu, tàu chạy đến hẻm Tu Sản sẽ dừng lại cho mọi người chụp ảnh, check-in. Nếu được, mọi người cứ tranh thủ đi sớm cho đỡ đông đúc. Lúc Kim Anh đi, cả thuyền chỉ có 5 người nhưng khi về thấy bắt đầu đông hơn.
Sau khi đi sông Nho Quế, trên đường quay về hotel, các bạn ghé check-in tại Mã Pí Lèng. Về đến Hà Giang, mọi ngươi ăn cơm rang dưa bò, mua thêm ít táo, trái cây sấy để ăn vặt lúc đi xe đêm. Đến Hà Nội, mọi người ăn phở, bún đậu…
Video đang HOT
Kim Anh nói: “Mình lướt mạng xã hội thấy được những video phong cảnh ở Hà Giang và mình bị thuyết phục trước vẻ đẹp của thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Giang, nơi có “hoa nở trên đá”. Nếu nói về kỷ niệm, mình nhớ hoài cảm giác lần đầu vượt qua những con đèo cao lớn, hùng vĩ và còn cả kỷ niệm bị đi lạc hơn 8km đường đèo”.
Lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ ở Hà Giang.
Du khách check-in ở dòng sông nổi tiếng.
Cổng trời Quản Bạ.
Đến đây để thấy con người thật nhỏ bé trước mẹ thiên nhiên.
Góc chụp tại Mã Pí Lèng – một trong “tứ đại đỉnh đèo” nhìn ra sông Nho Quế.
Góc chụp khác ở cột cờ Lũng Cú đứng nhìn qua bên nước bạn…
Sông Nho Quế.
Lưu lại tấm ảnh đẹp ở dòng sông nổi tiếng.
Xa xa kia là hẻm Tu Sản. Lái tàu sẽ dừng cho mọi người chụp ảnh.
Tự hào khi thấy lá cờ Tổ quốc thiêng liêng bay phấp phới trên trời cao.
Du khách vô tình bắt gặp được cây hoa đào trên đường đi đến cột cờ Lũng Cú.
Du khách thưởng thức lẩu gà đen, bò sốt tiêu ăn kèm bánh bao chiên rất ngon.
Lễ hội Hoa tam giác mạch - Sản phẩm sáng tạo của du lịch Hà Giang
Từ một cây lương thực lâu đời của đồng bào vùng cao tỉnh Hà Giang, với sự sáng tạo của các cấp chính quyền, giờ đây hoa tam giác mạch đã trở thành cây trồng thế mạnh, là sản phẩm du lịch độc đáo làm nên thương hiệu du lịch Hà Giang.
Lễ hội hoa tam giác mạch hàng năm cũng là sự kiện không thể bỏ lỡ trong hành trình của nhiều du khách khi đến với Hà Giang.
Hoa tam giác mạch mỏng manh biến không gian hùng vĩ của núi rừng trở nên tinh khôi, quyến rũ (Ảnh: TITC)
Hoa tam giác mạch - sức hút cao nguyên đá
Hoa tam giác mạch gần gũi và gắn bó với đời sống của đồng bào các dân tộc vùng núi cao từ bao đời nay. Thời điểm cuối thu, đầu đông, khi những cơn gió heo may mang hơi lạnh tràn về là lúc hoa tam giác mạch vào độ đẹp nhất. Từng bông hoa mỏng manh, đượm hương núi rừng nổi bật trên nền cao nguyên đá đã trở thành một thắng cảnh du lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng và chụp ảnh.
Nhận thấy sức hút đặc biệt của loài hoa này, năm 2015, lần đầu tiên tỉnh Hà Giang tổ chức lễ hội hoa tam giác mạch và cho đến nay, sau 7 mùa hoa, lễ hội hoa tam giác mạch là sự kiện thường niên hấp dẫn, được biết đến là sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc trưng của vùng cực Bắc Tổ quốc.
Du khách thích thú check-in tại vườn hoa tam giác mạch (Ảnh: TITC)
Để chuẩn bị cho sự kiện lễ hội hoa tam giác mạch diễn ra hàng năm, chính quyền địa phương thường xuyên vận động, hướng dẫn người dân gieo trồng hoa tam giác mạch, bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 để kịp thời điểm hoa nở từ tháng 10 - 12. Trong đó tháng 11 là khoảng thời gian hoa nở rộ nhất diễn ra vào đúng mùa lễ hội.
Vào mùa lễ hội hoa tam giác mạch năm 2022, 4 huyện cao nguyên đá Đồng Văn (gồm Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc) đã trồng gần 400ha hoa tam giác mạch. Đồng Văn là địa điểm trồng nhiều hoa tam giác mạch nhất với 250ha. Nơi tập trung cánh đồng hoa tam giác mạch là dọc quốc lộ 4C và cung đường Phố Là, Phố Bảng, Phố Cáo, Sủng Là, Thài Phìn Tủng, Lũng Táo, Ma Lé, Lũng Cú.
Ở nơi địa đầu tổ quốc, hoa tam giác mạch hiện hữu trên mọi nẻo đường, lấp ló bên hiên nhà, hoa mọc trên đồi, lưng chừng núi, uốn lượn quanh những con đèo và mang cả sức sống mãnh liệt lên những vách đá tai mèo hiểm trở. Hoa tam giác mạch mới chớm nở mang màu trắng hiền dịu, sau đó chuyển dần sang đỏ và tím thẫm trước khi tạo hạt. Dưới ánh nắng rực rỡ của mùa đông, những cánh hoa tam giác mạch mỏng manh bung nở kết từng chùm, biến không gian bao la, hùng vỹ của núi rừng trở nên quyến rũ, tinh khôi với sắc hoa từ hồng đến tím.
Ảnh: TITC
Du khách đến với cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp thuần khiết của hoa tam giác mạch mà còn được nếm thử mùi vị thơm ngon của các sản phẩm được chế biến từ hoa tam giác mạch như bánh, kẹo, cháo tam giác mạch... Đặc biệt, loại rượu nấu từ bột tam giác mạch đã trở thành đặc sản của vùng cao nguyên đá.
Phục dựng, bảo tồn các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc
Cùng với sự kiện lễ hội hoa tam giác mạch, nhiều ngành, nghề thủ công, lễ hội truyền thống ở địa phương đã được phục dựng và mở rộng về quy mô tổ chức, trở thành sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng.
Trong bức tranh thiên nhiên thơ mộng của những vạt hoa tam giác mạch lưng chừng núi, du khách được hòa mình vào không gian văn hóa đa sắc màu của đồng bào các dân tộc nơi địa đầu tổ quốc, tham quan gian hàng sản phẩm văn hóa, nông sản, ẩm thực và dược liệu địa phương, quan sát các nghệ nhân chế tác vật dụng sinh hoạt và nhạc cụ truyền thống (huyện Đồng Văn)... Khám phá hang Lùng Khúy, làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nặm Đăm và tham gia Lễ hội dệt lanh xã Lùng Tám, Cán Tỷ (huyện Quản Bạ) hay Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô (huyện Mèo Vạc)...
Du khách được hòa mình vào không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng núi Hà Giang (Ảnh: TITC)
Đặc biệt, các hoạt động sôi động tại phố cổ Đồng Văn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Du khách được trải nghiệm đi trên con đường hoa tại Phố cổ Đồng Văn, cùng người dân địa phương chơi các trò chơi dân gian, thi đấu các môn thể thao truyền thống và thưởng thức những món ăn độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Tất cả bừng lên một sức sống, sức thu hút mãnh liệt với tất cả du khách trong và ngoài nước, dù ở đâu cũng mong muốn tìm về vùng cao nguyên đá miền biên ải.
Hoa tam giác mạch là món quà thiên nhiên quý giá của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Lễ hội hoa tam giác mạch đã trở thành sự kiện hàng năm không chỉ quảng bá, lan tỏa hình ảnh, thương hiệu du lịch Hà Giang còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống, sinh kế của bà con đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Cuộc sống dung dị của bà con tại chợ Đồng Văn (Ảnh: TITC)
Thạch Sơn Thần - địa điểm lý tưởng ngắm hoa tam giác mạch ở Hà Giang (Ảnh: TITC)
Lỗi hẹn với dòng Gâm Tôi đã biết và say cảnh sông nước dòng Gâm từ rất lâu rồi nhưng đó là sông Gâm ở Na Hang (Tuyên Quang) còn sông Gâm trên địa phận Bắc Mê (Hà Giang) thì mới chỉ nghe thôi chứ chưa một lần được tận mắt trông thấy. Dòng sông Gâm tại huyện Bắc Mê, Hà Giang Thế rồi một lần được xem...