Ẩm thực Bắc Trung Nam ‘khoe’ hương tại Huế
Lần đầu tiên không gian ẩm thực ba miền Bắc, Trung, Nam có dịp hội tụ tại quảng trường Ngọ Môn (thành phố Huế) nhằm tôn vinh ẩm thực Việt và những đầu bếp đến từ ba miền đất nước.
Không gian ẩm thực Nam bộ thu hút đông đảo du khách tham quan với 66 món được tập hợp từ những đặc sản của nhiều tỉnh trong vùng.
Âm thanh nền là những trích đoạn ca cổ, cải lương quyện vào những gian hàng trong những ngôi nhà lá, tán dừa.
Hát cải lương trong không gian ẩm thực Nam bộ.
Không gian ẩm thực Bắc bộ theo chủ đề “Thương nhớ mười hai” với những góc phố liêu xiêu của một Hà Nội 36 phố phường. Trên nền của âm thanh chèo, ca trù, hát xẩm,… du khách thưởng thức những món ăn tinh tế do 60 đầu bếp thủ đô trình diễn, “đậm chất” Hà Nội như chả quế, bún thang, bánh cốm,…
Video đang HOT
Ăn uống trên nhà sàn trong không gian ẩm thực Bắc bộ.
Nhiều khách du lịch nước ngoài dừng chân thưởng thức những món ăn mang đậm phong vị Việt.
Không gian ẩm thực Huế được bày biện trong khu nhà rường, với các món đặc trưng của đất cố đô xưa như nem lụi, bún bò, bèo, nậm…Đặc biệt, món chay xứ này có dịp “lên ngôi”. Trong ảnh là những gánh hàng rong mang phong cách Huế.
Ca Huế là nền nhạc chính của “Không gian ẩm thực ba miền”. Hoạt động này nằm trong khổ Festival nghề truyền thống Huế 2010, sẽ bế mạc hôm qua (3/5).
Theo VNExpress
Hoài Linh vừa hát vọng cổ và... đọc rap
Lần đầu tiên, khán giả sẽ thấy Hoài Linh trổ tài hát vọng cổ, cải lương và cả nhạc rock, rap trong bộ phim truyền hình ca nhạc dành cho giới trẻ mang tên "Hát ca bềnh bồng".
Hoài Linh trong Hát ca bềnh bồng
Nhân vật của Hoài Linh trong phim là một ông lão miền Tây sông nước góa vợ, có một đứa con trai tên là Hai Khô. Anh là một người cha rất mực thương con, nhưng ngoài mặt hai cha con lúc nào cũng đấu khẩu. Điểm đặc biệt là những cảnh đấu khẩu giữa hai cha con được chuyển thành ca nhạc, anh lại có dịp trổ tài vọng cổ của mình, cũng như đọc ... rap trong một số bài hát khá độc đáo.
"Người cha" Hoài Linh thầm thương một người phụ nữ, ra sức chăm sóc cho người phụ nữ đó. Đây cũng là một trong những chi tiết hay của phim khi cả anh Hoài Linh và diễn viên nữ đều phải thể hiện vũ đạo và hát hò của mình trong phim cho một số bài hát. Những ca khúc trong phim được nhạc sĩ Văn Tứ Quý là người viết toàn bộ các ca khúc với lời và nhạc được... phối hoàn toàn mới và cực kỳ độc đáo
Hát ca bềnh bồng là bộ phim kể về một cô gái tên Liên Anh (do diễn viên trẻ Mi Minh thủ vai chính) cùng với những người bạn của mình Cam (Thái Ngọc Bích), Bưởi (Minh Thảo), Muối (Hồ Cát Trắng) từ miền Tây lên thành phố lập nghiệp cùng với đam mê ca hát của mình. Liên Anh cùng những người bạn của mình đã gặp rất nhiều khó khăn trong những tháng ngày trên đất Sài Thành. Kết phim khá bất ngờ khi các nhân vật chính đều không trở thành ca sĩ mà đi theo những con đường riêng.
Với một bộ phim ca nhạc thì âm nhạc là một trong những phần quan trọng nhất của phim. Mỗi tập phim có trung bình 3 bài hát. Thể loại nhạc cũng rất đa dạng từ pop balad, rock cho đến thể loại dân ca. Một trong những điểm nhấn của phần âm nhạc chính là sự kết hợp đa dạng của các thể loại này. . Phim sẽ có 120 bài hát, trong đó có 10 đến 15 bài hát được viết riêng cho phim, các bài hát còn lại sẽ theo đủ loại phong cách : dân ca (hò, vọng cổ,...), ballad, rock, pop,...Trong 10 tập đầu của phim khán giả sẽ thực sự thấy thú vị với sự kết hợp giữa hò và đọc rap.
Phần hình ảnh của phim cũng được đầu tư không kém. Sông nước miền Tây được tái hiện sống động trên từng thước phim. Cảnh sân khấu được đầu tư với những góc quay đẹp cùng với trang phục của diễn viên.
Đạo diễn: Nguyễn Thành Vinh
Biên kịch: Nguyễn Mạnh Thăng Phim có sự tham gia của các diễn viên: Mi Minh vai Liên Anh, Hồ Cát Trắng vai Muối, Minh Thảo vai Bưởi, Thái Ngọc Bích vai Cam, Trịnh Thăng Bình vai Minh, Hoài Linh vai ông Hai Khô, Hữu Nghĩa vai ông Hưng, Hoàng Mập vai ông Long.... Phim dài 40 tập và sẽ được phát sóng vào 14h chủ nhật hàng tuần trên HTV7 từ ngày 28/11.
Quân Anh
Theo Bưu điện Việt Nam
'Lão mù' trên đất Nghệ hát xẩm nuôi cả gia đình Giữa cảnh hoang tàn sau lũ, dòng người tất bật ngược xuôi thì riêng góc chợ, người "nghệ sỹ" ấy với cây đàn nhị, đội gió rét vẫn kéo những tiếng đàn, giọng hát xẩm thê lương rung động lòng người. Khi trót danh mang kiếp cầm ca... Trong cái se lạnh chớm đông, tôi bắt gặp hình ảnh tại góc cổng chợ...