Ẩm thực Ấn Độ: Cảm nhận nét đẹp của cuộc sống
Văn hóa ẩm thực Ấn Độ chứa đựng nhiều giá trị, đa dạng và phong phú về cách trình bày với các tông màu chủ đạo sặc sỡ của tôn giáo sẽ khiến nhiều thực khách phải ngỡ ngàng và tấm tắc ngợi khen.
Ấn Độ là quốc gia giàu bản sắc văn hóa truyền thống với 212 dân tộc cùng sinh sống trên 29 bang và 7 vùng lãnh thổ, mỗi bang lại như một quốc gia nhỏ với ngôn ngữ, văn hóa khác biệt. Là một quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo nên văn hóa ẩm thực Ấn Độ cũng mang theo nhiều hương vị của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ.
VĂN HÓA ĂN BẰNG TAY TRONG ẨM THỰC ẤN ĐỘ
Người Ấn Độ dùng tay để ăn thay vì sử dụng các loại dụng cụ: thìa, đũa, dao, dĩa… như các quốc gia khác.
Người Ấn luôn tâm niệm rằng: Gạo là hạt ngọc trời ban vì thế phải dùng tay, trực tiếp bốc, cầm vào đồ ăn để thể hiện sự trân trọng, biết ơn Chúa trời. Và theo người dân Ấn, 5 ngón tay tượng trưng cho đất, lửa, nước, không khí, trời cho nên khi dùng tay ăn sẽ cảm nhận hương vị của đồ ăn chuẩn, ngon nhất. Thay vì cầm, nắm thức ăn bằng hai tay, thưởng thức đúng chuẩn và tốt nhất là sử dụng tay phải, tay trái chỉ để lấy ly nước trên bàn. Người Ấn Độ cũng có những nguyên tắc ăn độc đáo như trong khi ăn, họ trộn đồ bằng năm đầu ngón tay, tạo thành những mẩu nhỏ và để vào một góc đĩa ăn hoặc lá chuối, trộn những thứ ngon ngọt như nước sốt, cà ri để dính vào nhau, tránh việc thức ăn dễ bị rơi ra, dùng bánh mì để gắp thực phẩm hoặc lấy một ít cơm đã trộn…
GIA VỊ – ĐIỂM NHẤN CỦA ẨM THỰC ẤN ĐỘ
Ấn Độ được thế giới mệnh danh là thiên đường của các loại gia vị
Video đang HOT
Đặc trưng văn hóa ẩm thực của Ấn Độ phải nhắc đến gia vị. Theo thống kê hàng năm, Ấn Độ sản xuất khoảng 2,5 triệu tấn gia vị và xuất khẩu 200 ngàn tấn. Một số loại gia vị đặc trưng ở Ấn Độ như ớt, mù tạc, lá thì là, garam masala, bột bạch đậu khấu, đinh hương, lá nguyệt quế, lá bạc hà…Cách sử dụng gia vị trong mỗi món ăn ở Ấn Độ cũng mang nét riêng, họ không sử dụng những gia vị độc lập mà kết hợp chúng với nhau thành một dạng hỗn hợp đặc biệt. Khó nhất là món cà ri với sự kết hợp của 5 loại chính: hạt thì là, bột nghệ, hạt mù tạt và không thể thiếu bột ớt. Sự kết hợp này tạo ra mùi và màu sắc đặc trưng cho cà ri, không chỉ là món ăn mà còn có tác dụng để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe.
ĐỒ TRÁNG MIỆNG LÀM TỪ BƠ SỮA
Khi đến Ấn Độ, thưởng thức đồ ăn nơi đây thực khách sẽ bất ngờ vì mỗi món ăn đều có sự xuất hiện của bơ sữa (Ảnh: Internet)
Người Ấn thích ăn chay và hiện ăn chay khá nhiều, vì thế bơ sữa có trong mỗi món ăn với mục đích thanh lọc cơ thể. Khác với các quốc gia ở châu Á, Ấn Độ có truyền thống sử dụng các sản phẩm bơ sữa từ xa xưa. Bơ sữa ở Ấn Độ thường được lấy từ sữa trâu và sữa dê. Người Ấn dùng sữa và các chế phẩm từ sữa làm đồ tráng miệng sau mỗi bữa ăn, pho mát làm từ sữa dê là một trong những nguyên liệu từ sữa sớm nhất trong lịch sử và được người dân Ấn Độ yêu thích. Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu tạo nên đồ tráng miệng có thể kể đến một số loại như assi, raita.
Có ai ngờ được người Ấn ăn "bún" cùng sữa dừa và đó lại là một món đặc sản
Tuy có hình dáng như những sợi bún, nhưng Idiyappam là món bánh truyền thống đến từ Ấn Độ.
Nếu đã từng ghé thăm các quốc gia ở Nam Á thì chắc chắn bạn sẽ phát hiện một món bánh quen thuộc thường xuất hiện ở các xe đẩy ven đường. Món ăn này có tên là Idiyappam, có hình dáng như những sợi mì nhỏ và được ăn cùng các loại nước chấm truyền thống. Tuy đơn giản, bình dị nhưng đây lại chính là hương vị truyền thống của nhiều nước ở khu vực này.
Khởi nguồn từ Sri Lanka, Ấn Độ, Idiyappam có thành phần làm từ bột trộn cùng nước cốt dừa. Món ăn có hình sợi mảnh, nhỏ nhờ vào chiếc khuôn ép bột. Chỉ cần nén chặt bột, từng sợi bánh rơi ra và người thợ sẽ xoắn thành những phần vừa miệng. Sau đó, chúng được làm chín bằng cách đem đi hấp cách thủy trên một miếng lá chuối trong khoảng 5 - 10 phút.
Đến đây, bạn có thể nghĩ món ăn trông giống loại bún của Việt Nam nhưng thực chất chúng lại hoàn toàn khác về hương vị. Nhờ thành phần có nước cốt dừa nên bánh trở nên béo thơm hơn. Các sợi bánh cũng có độ dai mịn hơn, trông rất hấp dẫn.
Có nhiều sự kết hợp để tạo thành những món hấp dẫn từ loại bánh này. Người Sri Lanka sẽ ăn Idiyappam cùng với cà ri nấu từ khoai tây, trứng, cá hoặc thịt để thay cho bữa sáng. Còn ở các vùng ven biển như Mangalore và Udupi, thì thịt gà và cá sẽ được kết hợp với món này.
Tuy nhiên, bánh phổ biến nhất là kiểu món ngọt. Người ta thường cho sữa dừa, đường nâu trộn đều lên từng sợi bánh và thưởng thức như một thức ăn vặt hấp dẫn. Độc đáo hơn, có nơi còn ăn cùng chuối để tăng thêm vị ngọt cho món.
Không chỉ gói gọn ở Ấn Độ, hiện nay Idiyappam còn lan tỏa hương vị sang Singapore và Malaysia, hai quốc gia có nền ẩm thực ảnh hưởng nhiều từ nước Ấn. Được phục vụ như một món bánh ăn vặt đường phố, ở Malaysia người ta gọi là Putumayam và ăn kèm cùng dừa nạo và chút đậu phộng rang, đường thốt nốt để tiếp thêm vị béo ngọt
Một phiên bản khác của món bánh này cũng được ưa chuộng không kém là Putu piring, không còn là dạng sợi mà bánh được tạo thành hình tròn nhỏ. Bên trong lớp bột trắng mịn là phần nhân đường nâu tan chảy ngọt ngào. Hiện nay, người ta còn thay đổi thành nhân chocolate, blueberry... mới lạ hơn.
Địa chỉ thử đồ ăn Ấn tại TP.HCM Món ngon Ấn Độ gây ấn tượng thực khách với nhiều hương vị kết hợp hài hòa. Dưới đây là 5 gợi ý thưởng thức đặc sản quốc gia này tại TP.HCM. Ngoài văn hóa bản địa đặc sắc, Ấn Độ còn được biết đến với nền ẩm thực phong phú. Ngoài màu sắc bắt mắt, món ăn kiểu Ấn còn sử dụng...