Âm thanh khi bẻ khớp – báo hiệu nhiều yếu tố nguy cơ
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đều từng trải nghiệm cảm giác mỏi các khớp như: cột sống cổ, cột sống lưng, ngón tay, gối, cổ chân, bàn chân…
Rất nhiều người sẽ co duỗi, xoa nắn, thậm chí vặn bẻ để sau đó cảm giác khớp được giải phóng. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao khớp lại phát ra âm thanh không?.
Cơ thể người có hơn 200 xương các loại. Nơi nối giữa các đầu xương gọi là khớp.
Cấu tạo của khớp bao gồm:
- Dây chằng có tác dụng như những “dải băng” co giãn, gắn kết các xương với nhau trong khi cơ thể chuyển động, giúp khớp được vững chắc.
- Gân cơ co duỗi để làm khớp chuyển động.
- Sụn là lớp mô bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động dễ dàng.
- Bao khớp là lớp màng bao bọc quanh khớp. Lớp lót trong của bao khớp tiết ra dịch khớp để bôi trơn, giúp khớp hoạt động dễ dàng và thực hiện chức năng dinh dưỡng cho sụn khớp.
Hiện tại có khá nhiều cách lý giải cho âm thanh bẻ khớp nhưng thực sự nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa rõ. Một vài giả thiết được các nhà khoa học dùng để lý giải và đem ra chứng minh bao gồm:
1. Thay đổi áp lực trong mặt khớp.
2. Chuyển động của các mô mềm xung quanh khớp mà chủ yếu là của dây chằng quanh khớp.
3. Hai xương liền kề của mặt khớp mài cọ với nhau.
Video đang HOT
Thay đổi áp suất khớp
Các khớp được bôi trơn bằng chất lỏng hoạt dịch. Các nghiên cứu cho thấy rằng, các chuyển động hàng ngày có thể gây ra những thay đổi về thể tích và áp suất bên trong chất lỏng này dẫn đến tiếng “rắc”. Áp lực trong khớp sẽ thay đổi và có thể hình thành các bong bóng khí nhỏ và cuối cùng xẹp lại trong dịch khớp.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã được thực hiện bằng cách cố ý bẻ khớp ngón tay. Năm 2015, một nghiên cứu đã kiểm tra bằng xét nghiệm MRI về tiếng kêu của khớp ngón tay và kết luận rằng âm thanh đến từ sự hình thành bong bóng. Năm 2018, các nhà khoa học đã tạo ra và thử nghiệm với kết luận âm thanh phát ra từ sự sụp đổ của bong bóng trong dịch khớp, càng củng cố thêm giả thiết đã có từ năm 1971.
Một điều thú vị cũng được rút ra từ các nghiên cứu: Sau khoảng 20 phút thì âm thanh bẻ khớp có thể trở lại. Đây cũng là khoảng thời gian hình thành bong bóng khí trong túi hoạt dịch của khớp.
Dây chằng hoặc gân cơ di chuyển xung quanh khớp
Dây chằng và gân cơ đều là các mô mềm xung quanh khớp, vai trò giúp khớp thêm vững chắc và tạo nên tầm vận động cho khớp. Người ta cho rằng, những tiếng “rắc” không chỉ đến từ bong bóng khí mà còn có sự góp phần của co dãn dây chằng, gân cơ quanh khớp khi chúng di chuyển trên khớp, nhất là là trong tình huống di chuyển nhanh, mạnh , đột ngột.
Các dây chằng, gân cơ khỏe mạnh vẫn tạo ra âm thanh cho tiếng bẻ khớp. Những yếu tố của sự suy yếu dây chằng, gân cơ quanh khớp làm cho tiếng “rắc” trở nên thường xuyên hơn ở người già do:
- Chấn thương hoặc căng thẳng quá mức.
- Chuyển động bất thường hay đột ngột.
- Những thay đổi sau phẫu thuật.
Hai xương liền kề của mặt khớp mài cọ với nhau
Khi thoái hóa khớp, 2 mặt xương có thể chèn vào nhau nếu sụn khớp bị bào mòn. Tiến trình này xảy ra đồng thời với tiến trình lão hóa tự nhiên của khớp. Nếu có thêm chấn thương va chạm tại khớp, hoặc phẫu thuật vùng khớp thì càng đẩy nhanh thoái hóa sụn khớp
Hai xương nghiến cọ vào nhau kèm triệu chứng đau, có thể đau cấp nếu liên quan chấn thương, hoặc đau mạn tính âm ỉ, làm hạn chế cử động tại khớp. Âm thanh “rắc” do nghiến cọ xương thường lặp lại theo từng chuyển động.
Tiếng “rắc” của bẻ khớp thường đem lại cảm giác giải phóng cho khớp, nhưng thực tế lại gắn liền với quá trình thoái hóa. Động tác chủ động bẻ khớp làm yếu thêm các cấu trúc của khớp, dãn dây chằng, gân cơ quanh khớp. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu mối liên hệ giữa thoái hóa khớp, viêm khớp và bẻ khớp trong thời gian dài có nguy hiểm hay không.
Để giảm thiểu những yếu tố nguy cơ, chúng ta cần tập luyện mỗi ngày để khớp khỏe hơn, không nên bất động quá lâu và tránh những thao tác đột ngột. Không nên thường xuyên bẻ khớp, vì có thể làm yếu đi cấu trúc của khớp.
Nhiệt độ giảm sâu, người bệnh mắc bệnh cơ xương khớp càng đau hơn với những thói quen ai cũng mắc này?
Vào mùa lạnh khi nhiệt độ giảm sâu, người bệnh thoái hóa khớp thường có cảm giác đau tăng hơn.
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, bên cạnh tác động của nhiệt độ, nguyên nhân còn xuất phát từ chính thói quen sai lầm mà những người mắc bệnh cơ xương khớp vẫn đang làm.
PGS.TS.BS Nguyễn Mai Hồng, chuyên gia cơ xương khớp (Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông) cho biết, thoái hóa khớp là một bệnh lý cơ xương khớp thường gặp. Vào mùa lạnh, bệnh lý này thường đau tăng.
Bởi mùa lạnh, nhiệt độ thấp cơ thể thường có xu hướng cố dự trữ năng lượng làm việc lưu thông máu kém hơn bình thường và làm co cơ, dịch khớp quánh lại.
Điều này khiến khớp trở nên khô cứng, khó cử động. Hơn nữa, trong thời tiết lạnh, người bệnh cũng ít vận động hơn khiên khi huyêt kem lưu thông góp phần làm bệnh nặng thêm.
Cùng với các yếu tố tác động này, tình trạng đau tăng ở người mắc bệnh lý xương khớp trong mùa lạnh còn xuất phát từ những thói quen không tốt thường ngày. Người mắc bệnh xương khớp đa phần là tự ý ra mua thuốc để uống. Trong một số thuốc có chứa corticoid - thành phần giúp giảm đau tức thì nhưng lại gây tác dụng phụ nguy hiểm như tăng huyết áp, loãng xương, đái tháo đường, phù toàn thân...
BS Hồng đang khám cho bệnh nhân. Ảnh PT
Trong quá trình điều trị, BS Mai Hồng cho biết đã từng gặp rất nhiều trường hợp sau khi sử dụng các loại thuốc này đã đau trở lại, đau tăng và kèm bệnh lý do dùng thuốc có chứa corticoid kéo dài mà không hay biết. Nhiều người lại đến cơ sở không chuyên khoa để tiêm khớp dẫn tới nhiễm khuẩn khớp, nhiễm trùng toàn thân, thậm chí phải tháo khớp vì biến chứng nặng.
Những người mắc bệnh xương khớp vẫn nghĩ rằng đau không nên vận động nhiều. Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn cần dành khoảng 30 phút thực hiện các bài tập thể dục đơn giản để tránh tình trạng các khớp tê cứng lại. Người bệnh cần vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông, tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp. Trong quá trình tập cần lựa chọn bài tập hợp lý.
Khi viêm khớp có đau khớp nhiều hoặc tràn dịch khớp, việc tập đi bộ quá nhiều lại gây tải trọng lên khớp dẫn tới tình trạng đau tăng nặng. Với thoái hóa khớp tập phải làm sao làm giảm tải lên bề mặt của khớp nên bạn có thể lựa chọn bài tập tốt là đạp xe, bơi... để giãn cơ, tránh đau do co thắt dây chằng quanh khớp. Đi bộ với người béo phì càng làm mòn sụn khớp gây thoái hóa khớp sớm. Bởi vậy mà khi điều trị thoái hóa khớp ở những người béo, bác sĩ vẫn chỉ định điều đầu tiên trong điều trị là giảm cân.
"Mùa lạnh, thói quen nhiều người thoái hóa khớp thường chườm nóng, xoa dầu nóng trực tiếp lên vùng đau. Chườm nóng có thể có chỉ định được nhưng với trường hợp có viêm khớp hoặc bệnh lý viêm khớp dạng thấp, gout... không nên vì kích thích tăng sinh các mạch máu làm cho tình trạng sung viêm tồi tệ hơn - PGS.TS Mai Hồng cho hay.
Mùa lạnh, người đi khám bệnh lý xương khớp nhiều hơn. Ảnh PT
Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc - bác sĩ khoa Cơ xương khớp (Bệnh viện Bạch Mai), phụ trách chuyên môn phòng khám Cơ Xương khớp Bảo Ngọc cũng đã chỉ ra một số sai lầm trong điều trị thoái hóa khớp của người bệnh:
Chậm trễ trong quá trình điều trị. Người bệnh chỉ đi thăm khám khi quá đau, không đi lại được, ảnh hưởng đến vận động, cuộc sống. Khi đó bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, điều trị gặp khó khăn hơn, thời gian phục hồi lâu hơn.
- Tự dùng thuốc: Người Việt có thói quen hễ đau nhức là ra hiệu thuốc mua thuốc về uống mà không cần thăm khám. Việc dùng thuốc theo mách bảo của những người không có chuyên môn y khó dễ khiến bệnh nặng hơn.
- Dùng thuốc không rõ nguồn gốc: Ngại không đi thăm khám bác sĩ nhưng lại sẵn sàng bỏ tiền mua thuốc không rõ nguồn gốc được rao bán trên mạng dẫn đến tiền mất tật mang.
- Không tuân thủ điều trị: Nhiều người đã đi thăm khám bác sĩ và được kê đơn thuốc nhưng lại không dùng thuốc đúng theo đơn, uống được vài lần thấy bệnh đỡ hơn là tự ý bỏ thuốc dẫn tới bệnh không được điều trị triệt để, tái phát sớm.
Các chuyên gia xương khớp khuyên, khi thời tiết giảm sâu mọi người cần tăng cường giữ ấm cơ thể, trong đó đặc biệt lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như khớp gối, cổ tay.... Khi thấy có những dấu hiệu của bệnh lý xương khớp, mọi người nên đi khám sớm để có liệu pháp điều trị phù hợp nhất, tránh bị tháo khớp, không đi lại được vĩnh viễn. Thoái hóa khớp hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả.
Ngoài các liệu pháp như tiêm, tháo khớp... pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một trong những biện pháp điều trị an toàn, nhanh chóng chấm dứt triệu chứng đau và hiệu quả lâu dài không gây biến chứng.
Cắt u cho bệnh nhân 90 tuổi mắc ung thư tuyến giáp Bệnh nhân nữ, 90 tuổi phát hiện u vùng cổ nhiều năm nay, gần đây, khối u ở cổ to nhanh gây chèn ép vùng cổ, hạn chế vận động cột sống cổ. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, các xét nghiệm cận lâm sàng đánh giá cho thấy: Bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang...