Âm thanh đẹp nhất
Có những người lớn lên không thích được người ta gọi bằng cái tên hồi bé nữa. Vì cho rằng những cái tên ấy thật quê mùa , thật xấu hổ!
Nhưng với tôi, những cái tên ấy rất đẹp. Đôi khi chỉ là một cái tên thôi nhưng có cả một câu chuyện rất dài để kể. Mỗi khi ai đó gọi mình, cảm giác rất thân thiết, ấm áp và gần gũi.
***
Một ngày may mắn, tôi đã bắt gặp những ngôn từ xinh đẹp này: “Không có gì đẹp bằng cái tên của mình. Một cái tên là một tình thương lớn. Bạn tên gì vậy? Có khi nào bạn hỏi bố mẹ tại sao bạn lại có cái tên đó không? Tôi tin rằng bạn sẽ được nghe một câu chuyện thật dài về nó. ó là một bí mật về bạn. Một bí mật mà chỉ bố và mẹ bạn biết. Và chỉ khi đó bạn mới biết tại sao một cái tên lại là một tiếng nói đẹp đẽ nhất.” (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ – Nguyễn Ngọc Thuần).
Tôi tên là Ngà. Hồi trung học, tôi rất ghét cái tên của mình. Vì khi ai đó hỏi tôi tên là gì? Họ thường nghe nhầm tên tôi là “Hà”. Hồi ấy, cả trường trung học cũng chỉ có hai bạn trùng tên với tôi. Cũng từng có người sau khi nghe tên của tôi thì cười một cách hoài nghi: “Có những người có cái tên thật lạ!”.
Nhưng có lẽ bởi những lí do ấy, tôi cảm thấy cái tên của mình thật đặc biệt. Tôi ghét giống một ai khác. Và tên tôi thì không hề “phổ thông”. Tôi từng hỏi bố mẹ, tại sao tôi lại có cái tên như vậy? Mẹ bảo: “Chị đặt cho con”. Khi bố mẹ hỏi đặt tên em là gì con? Chị nói nhanh như một câu trả lời được chuẩn bị sẵn: “Nga Ngà”. Vậy là cái tên của tôi gắn với chị gái mình – người mà khi xa nhà tôi vẫn thầm gọi là: “Tổ ấm di động” . Chẳng ai nói với tôi, tên tôi có ý nghĩa gì cả. Những mỗi khi bạn bè trêu chọc, tôi đều tự nghĩ ra một lời giải thích: “Là ngọc ngà! Không thấy tao trắng à? Ừm, “Ngà voi” cũng được! vừa quý vừa hiếm luôn đấy!”.
Lần đầu tiên, đọc cuốn sách “Vừa nhăm măt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần. Tôi thích thú mãi lời người bố đã nói với con: “Không có gì đẹp bằng cái tên của mình. Một cái tên là một tình thương lớn”.
Lớn lên một chút, tôi hiểu hơn ý nghĩa về cái tên. Hồi bé, sẽ có rất nhiều người có biệt danh. Những cái tên gắn với một kỉ niệm, một tính cách vui thời thơ bé của họ. Như cậu bé con nhà chú Tư Thống cạnh nhà tôi. Mọi người ở nhà vẫn gọi nó là “thằng Bột” vì khi còn bé, mẹ tôi thấy nó ăn rất rất nhiều bột nên đã gọi như thế. Và giờ nó thành một cái tên.
Video đang HOT
Cũng có những câu chuyện vui về một cái tên. Như anh chàng cánh sát bảnh bao cạnh nhà, tán gái đổ ràm rạp . Nhưng giờ những người thân vẫn quen gọi là “Mốc”. Tôi nhớ mãi câu chuyện vui mẹ từng kể: “Gọi là Thành, Thùy không thưa. Nhưng gọi là “Mốc! Meo! là dạ liền”.
Có những người lớn lên không thích được người ta gọi bằng cái tên hồi bé nữa. Vì cho rằng những cái tên ấy thật quê mùa , thật xấu hổ! Nhưng với tôi, những cái tên ấy rất đẹp. Đôi khi chỉ là một cái tên thôi nhưng có cả một câu chuyện rất dài để kể. Mỗi khi ai đó gọi mình, cảm giác rất thân thiết, ấm áp và gần gũi.
Cũng có những cái tên, chỉ hai người mới biết. Một cái tên giống như một mật mã vậy. Khi điện thoại chẳng may hết tiền, nhắn nhờ tin nhắn từ một điện thoại lạ, cũng chẳng cần chú thích mình là ai. Mà đôi khi trong những người họ quen lại có vài ba cái tên trùng nhau. Khi ấy chỉ cần xưng một cái tên mà hai người cùng biết. Vậy là người kia sẽ hiểu ai gửi tin nhắn cho mình.
“Âm thanh đẹp nhất” – Đơn giản là cái tên của bạn. Cái tên bạn nghe hằng ngày, nhưng nó là của riêng bạn. Có rất nhiều người có những cái tên giống nhau. Nhưng chắc chắn, chẳng có một cái tên nào cùng chung ý nghĩa ra đời và kỉ niệm gắn bó cả. Hãy luôn tự hào về “âm thanh đẹp nhất” của riêng mình nhé! Ai coi bạn là một người đặc biệt trong tim họ thì họ cũng sẽ thấy cái tên của bạn thật đặc biệt.
Hà Thúy Ngà
Theo blogradio.vn
Một mình lặng nghe mùi tết
Vậy là năm mới cũng đã đến thật rồi, lặng lẽ nhìn ảnh cưới của ba má, con một mình, nghe mùi tết thật lạ.
Mở bài nhạc quen thuộc, con đã đón giao thừa một mình. Ngồi ở ghế đối diện hình cưới ba má, con kể câu chuyện thật dài. Má vui cùng con má nhé, đừng nghẹn ngào ở những đoạn ngập nghềnh. Cuộc đời mà, vui có, buồn có, mồ hôi, nước mắt và cả những lúc con muốn từ bỏ, nhưng cuối cùng con của má vẫn ở đây, cùng má điểm lại thời khắc năm mới.
Cũng như lần trước, con chưa bao giờ hối tiếc về quyết định của mình, con tin ở chặng đường nào, má cũng sẽ ủng hộ con phải không? Mở cửa ban công, hít một hơi thật sâu không khí se lạnh của mùa xuân, đường Sài Gòn cũng một mình kìa má, không còn xe cộ náo nhiệt, không còn bụi bẩn che kín, ngọn đèn vàng tiếp nuối nhau, đón chào một năm thật mới mẻ.
Tài sản duy nhất con luôn mang theo bên đời, đó là hình cưới của ba má.
Chuyển nhạc sang bài cải lương má thường hay nghe, nằm dài trên ghế, con như trở về thời thơ bé. Ở đó, má hối hả dọn dẹp, hối hả làm bánh mứt, bà ngoại canh lửa, vớt những đòn bánh tét đậm mùi lá chuối, khói quê nhà sao mà thương đến thế.
Thắp nén nhang khi cả Sài Gòn pháo hoa tung trời, giao thừa không có má, nghe sao mà thương quá, thương những chuỗi ngày cơ cực, thương những chuyến xe ôm má đi - về, thương cả chiếc áo bà ba đầy gió bụi, đâu đây tỏa ra mùi thơm của bà mẹ nghèo. Hương tết lạ quá má nhỉ, không háo hức đợi chờ, không nô nức bánh kẹo, con một mình, cải lương đang ngân vang, hình cưới của ba má sao đẹp đến thế.
Không đẹp sao được khi đó là cả gia tài của đứa con chưa kịp lớn, con chỉ có mỗi tấm hình để thắp nén nhang hiếu đạo. Người ta nói con thật tội nghiệp, nhưng con tin mình đang vui má à. Con vui khi con đã can đảm vượt qua những nỗi nhớ da diết, con dám tiếp tục bước đi với đôi chân khập khiễng. Nhìn đời, con mỉm cười.
Sài Gòn ngày tết bình yên, thoáng đãng. Ảnh: Phạm An
Con đâu có một mình, ghé ngang chợ Tân Định, tận hưởng ly cà phê sữa đá, thăm những cụ già ven đường Hai Bà Trưng, con cùng họ, tựa cửa nhà người nào đó, ăn chung cái bánh mì ngọt bẻ đôi, nói về câu chuyện cha mẹ bị bỏ rơi, con cái không có nhà để về. Họ nói, tết có con rất ấm, con có họ cũng ấm lạ.
Tiện đường, con sang chơi với bé My, cô bé con mót của đôi vợ chồng già dưới chân cầu Tân Thuận, nó hơi bướng nhưng kháu khỉnh, đáng yêu. Con và bé My chẻ đôi khúc củi mục, rải mối dụ bầy gà. Gà mẹ gà con vây quanh hai đứa, cười át hết tiếng còi xe.
Gọi điện thoại cho một người mẹ có con đang nhận án tử hình. Vẫn giọng nói từ tốn, bà chưa bao giờ bỏ cuộc trên chặng đường xin cho con trai được khoan hồng. Điều đặn viết thư, gửi đi khắp nơi với mong mỏi con bà thoát án tử. Bởi nếu cậu ấy được giảm án xuống chung thân, bà sẽ được gặp đứa con lầm lỗi mỗi tháng một lần, bà sẽ được nhìn con cười trước những lần tết đến.
Nơi nào có yêu thương, nơi đó tết sẽ về!
Vừa mới đây thôi, người mẹ, vì một lý do nào đó, bị tạt ca axit khiến gương mặt trở nên ma quái gọi chúc tết con má à. Năm nào chị ấy cũng gọi điện thoại, chỉ để khoe rằng đang ôm con trai nhỏ trong vòng tay, đút nó ăn chiếc bánh chị vừa được tặng.
Con ở Sài Gòn ăn tết một mình, ai cũng tặc lưỡi thương hại, nhưng con không thấy mình tội nghiệp. Ở đây hương vị tết rất đậm, con có chút khoảng trống nhìn lại những điều mình đã trải qua, để tự biết ơn những người luôn bên cạnh, nâng con dậy khi đôi chân không còn vững vàng, biết ơn cuộc đời đưa con gặp những người đầy tình cảm, những câu chúc chân thành. Và cả người con yêu thương, đến bây giờ vẫn âm thầm dìu bước. Tết, đập tay cô bé hàng xóm, bé nhoẻn miệng cười, xoay một vòng khoe áo mới, bẻ bánh tặng con một nửa, tết ngọt từng ngón tay.
Theo phunuonline.com.vn
Có nên giữ người chồng vô trách nhiệm chỉ để con có đủ cha mẹ Tôi chỉ yêu cầu chồng kiếm đủ tiền để lo bản thân, còn tôi lo được cho 3 mẹ con. Vậy mà anh cũng không làm được. Hình ảnh minh họa Vợ chồng tôi sống với nhau được 10 năm, có 2 con đủ "nếp, tẻ". Giờ chúng tôi sống không tình cảm và trách nhiệm. Trước anh còn kiếm tiền nuôi được...