Âm nhạc và nhiệm vụ giữ gìn sự ‘trong sáng của tiếng Việt’
MV ‘ Như lời đồn’ do nữ ca sĩ Bảo Anh thể hiện phát hành giữa tháng 10, nhưng đến nay vẫn là tâm điểm gây tranh cãi vì tựa đề có cách đọc lái đi khá nhạy cảm. Trước đó, hàng loạt tựa đề ca khúc: Nắng cực (Trúc Nhân), Thu dẩm (LK), Thằng điên (JustaTee & Phương Ly), Oh My Chuối (Sỹ Thanh), Tự sướng (Mai Khôi), Suýt nữa thì (Andiez)… cũng bị chỉ trích là tựa đề ‘rác’.
Bêu tên chỉ vì…tựa đề
MV “Như lời đồn” của Bảo Anh thuộc thể loại Latin nghe khá lạ tai và sôi động. MV là những cảnh quay hóm hỉnh, tươi tắn mà Bảo Anh đóng cặp cùng nam diễn viên Kiều Minh Tuấn. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu người ta không cố tình đọc lái tựa đề sang một từ tục tĩu khác. Vì thế, công sức sáng tạo của cả ekip MV không thể cứu vãn được làn sóng dư luận chỉ chăm chăm chú ý đến tựa đề. Không ít nhạc sĩ, ca sĩ và người nghe nhạc cùng tẩy chay ca khúc “Như tin đồn” vì tựa đề của nó làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt, khó được số đông chấp nhận.
Ngay khi bị đưa vào tầm ngắm, Bảo Anh đã lịch sự để lại bình luận nhắc nhở khán giả dưới MV của cô: “Đề nghị các bạn trẻ ngưng đọc lái tên bài hát dưới mọi hình thức”.
MV Thằng điên
Sau đó, dù nhận nhiều chỉ trích không hay về tựa đề nhưng Bảo Anh vẫn tự tin hát live ca khúc “Như lời đồn” trong một đêm ca nhạc và thẳng thắn chia sẻ: “Lúc em ra mắt ca khúc này, rất nhiều người cũng hỏi tại sao tác giả lại đặt tên như thế, thì xin thưa với mọi người là ở trong cuộc sống ai cũng có những lời đồn khiến mình hết hồn. Thế thôi cuộc sống có nhiều lời đồn hú hồn như thế nên mọi người lúc nào cũng phải tỉnh táo. Không phải lúc nào lời đồn cũng là sự thật”.
MV Tự sướng – Mai Khôi
Video đang HOT
Các fan của nữ ca sĩ Bảo Anh lên tiếng bênh vực với lý lẽ, tên ca khúc không có gì đen tối, chỉ do người đọc cố ý hiểu lái đi nhưng càng bênh, bài hát càng trở thành tâm điểm tranh cãi. Khắc Việt – anh trai Khắc Hưng, tác giả bài hát “Như lời đồn” thậm chí đã nổi điên, công khai chửi bới, hăm dọa những người công kích em mình chỉ vì cái tựa đề. Trước đó, bài hát “Như cái lò” do em trai Khắc Việt sáng tác cũng bị coi là một trong những tiêu đề nhạy cảm. Hàng loạt bài hát khác có tựa đề câu view, lấp lửng cũng bị bêu tên như: Oh My Chuối (Sỹ Thanh), Tự sướng (Mai Khôi)…
Nhạc sĩ Dương Cầm thẳng thắn, nếu có thể anh sẽ cấm hoàn toàn ca khúc “Như lời đồn”. Theo anh, sự sáng tạo, phá cách trong nghệ thuật chỉ nên nằm trong phạm vi cho phép. “Tôi không bao giờ đồng tình với kiểu đặt tên kích động như vậy. Nó làm mất đi sự đẹp đẽ, trong sáng của âm nhạc” – nhạc sĩ Dương Cầm nhấn mạnh.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cũng bức xúc: “Là nghệ sĩ đúng nghĩa, nên định hướng khán giả chứ đừng hùa theo. Vì nói thẳng, đại đa phần khán giả trẻ dân trí còn thấp. Nếu chúng ta cứ cười xuề xòa… rồi biện minh rằng do mọi người nhạy cảm, suy diễn chứ tôi chẳng ý gì thì sớm muộn cũng nhan nhản bài hát như vậy”.
Lỗi tại công chúng?
Vài chục năm trước, những ca khúc nhạc trẻ hầu hết đều mang ca từ và tựa đề dễ nghe, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Giờ, khi “vấn nạn” câu view tràn lan, tựa đề có nhiệm vụ gây ấn tượng, tạo scandal và hút người nghe. Rõ ràng việc đặt tiêu đề “Nắng cực”, “Thu dẩm”… hoàn toàn là tính toán của nhạc sĩ nhằm câu khách, nhưng theo nhiều nhạc sĩ có thâm niên trong nghề, việc tính toán quá nhiều đến tựa đề sẽ làm hỏng cả bài hát.
1 sản phẩm của Tăng Nhật Tuệ
Cũng theo ý kiến của nhiều nhạc sĩ, một phần tựa đề ca nhạc đang được đặt giật gân, câu khách và rẻ tiền là do lỗi công chúng. Nếu công chúng phản ứng gay gắt thì nghệ sĩ sẽ phải tự suy nghĩ lại, nhưng đáng tiếc là công chúng lại “hùa theo”, thậm chí những ca khúc có tựa đề lấp lửng leo nhanh lên các bảng xếp hạng, với số lượt nghe không hề nhỏ. Sự tò mò về tựa đề, tò mò nội dung bài hát đã góp phần đáng kể khiến ca khúc gây ấn tượng ngay từ ban đầu, ai mà chẳng ham?
Bày tỏ trước báo chí, nhạc sĩ Dương Khắc Linh – người từng lớn lên và có thời gian khá dài hoạt động âm nhạc ở nước ngoài cho rằng, anh cảm thấy những tựa đề ca khúc “Như lời đồn”, “Như cái lò”… rất bình thường. Ở nước ngoài, nghệ sĩ được tự do, thoải mái sáng tạo nghệ thuật, người nghe không thích thì không nghe. Đó là quyền của nghệ sĩ và khán giả vẫn luôn tôn trọng. Nhưng theo anh, “đừng đổ hết lỗi cho nghệ sĩ, mà cũng một phần do cách nói chuyện của giới trẻ bây giờ. Tôi thấy trên mạng xã hội đầy rẫy những cụm từ nhạy cảm và trở thành một thói quen trong giao tiếp của giới trẻ”.
Theo Báo Mới
'Trào lưu' ca khúc phản cảm: Có thể quản lý các ca khúc ngay từ khi đăng kí
Thời gian gần đây làng giải trí đang nóng lên bởi những tranh luận xung quanh các tiêu đề bài hát hết sức nhạy cảm, có ẩn ý tục. Nếu xét sâu, phần lời của các bài hát cũng chứa nhiều yếu tố phản cảm không kém. Điều đáng nói là tình trạng này đã diễn ra khá lâu trong âm nhạc, nhưng hầu như chưa được chấn chỉnh.
Những cái tên gợi tục
"Như lời đồn", "Như cái lò"... chính là tên các bài hát đã sáng tác của nhạc sĩ Khắc Hưng. Sẽ không có gì đáng nói, thậm chí tựa đề bài hát sẽ là khá vô nghĩa, ngô nghê nếu như nó không mang những ngụ ý, tiếng lóng hoặc chơi chữ chứa nội dung tục tĩu mà cư dân mạng hay sử dụng.
Chuyện ca khúc mang tựa đề ẩn ý lời nói tục không phải mới nổi lên gần đây thông qua bài hát của Khắc Hưng. Cũng ra mắt thời điểm này, hai bài hát "Thu Dẩm" và "Nắng cực" đã khiến giới trẻ "phát sốt" vì cách chơi chữ nói lái tục tạo sự tò mò. Và trước đó, những ca khúc "Oh my chuối", "Khẽ thôi cưng à"... cũng từng gây xôn xao dư luận vì những ẩn ý hướng về chuyện dục quá rõ ràng.
Tuy nhiên, sự nguy hại không chỉ dừng ở những cái tên gây ồn ào thời gian qua. Nếu đi sâu vào lời các bài hát, có thể thấy nó còn dung tục hơn tựa đề gấp nhiều lần. Trong bài hát "Thu Dẩm", những lời lẽ nghe có vẻ vô nghĩa nhưng đầy ẩn ý thô tục như thế này được lặp đi lặp lại: "Cô ta hay gào thét/Khi thấy yếu đuối hay mỏng manh trước những nét mà tôi hay phô ra/Mồ hôi rơi ướt bờ vai/Đêm đến cô ta mới là chính mình/Cô ta bị Dẩm và tên Thu/Bị Dẩm và tên Thu...".
Kể cả những bài hát không đem những cái tựa có ý nghĩa tục ra câu khách, bên trong vẫn có thể chứa những lời lẽ phản cảm. Một bài hát mang tên "Mình cưới nhau đi" đang được giới trẻ rất ưa chuộng có một đoạn như sau: "Yêu nhau tới tầm này anh chợt cảm thấy lắng lo/Lỡ mai mốt em chán, tự nhiên cái mám trai/Chắc lúc đó anh chết làm sao mà sống được/Thế là quyết phải cưới! Cưới sớm em ơi! Không thể để lâu, lỡ may nó dính bầu/Hay mình cưới ngay trong đêm/Cưới luôn nha em/ Để tao nói cho tụi mày nghe, tụi nó dính bầu tụi nó mới cưới...".
Sáng tác tràn lan, nội dung thả nổi
Thực tế, các nhạc sĩ này hầu như đã cố tình "lách" bằng cách không đề cập trực tiếp, đưa ra câu chữ tục tĩu trực tiếp trong bài hát của mình. Các từ ngữ được dùng đều là sử dụng các từ nói lái, chơi chữ hoặc chứa ý nghĩa tương tự được giới trẻ truyền miệng hoặc sử dụng phổ biến trên mạng.
Nhiều đoạn nhạc có những từ tiếng Việt gợi cảm quá mức được nhạc sĩ thay thế bằng tiếng Anh. Nhưng thực ra, dù đã "lách" như thế, nhưng người nghe đọc lên vẫn ngay lập tức nhận ra ý nghĩa thực sự đằng sau những tiêu đề, những lời bài hát.
Ca sĩ Bảo Anh trong ca khúc "Như lời đồn" đang gây tranh cãi
Điều đáng nói là cách chơi chữ này đã diễn ra khá lâu trong âm nhạc, nhưng hầu như chưa được chấn chỉnh. Nếu như trong điện ảnh, chỉ một vài hình ảnh "lộ " có thể bị cắt thẳng tay đến mất mạch phim. Hoặc bộ phim có tựa đề có thể gây hiểu lầm như "Điệp vụ 3 lờ" của Thủy Tiên lập tức bị yêu cầu đổi tên ngay thì trong âm nhạc, những tựa đề, những lời bài hát còn dung tục, gợi tục nhiều hơn thế vẫn ung dung tồn tại.
Lý do được cơ quan quản lý đưa ra là các sản phẩm âm nhạc này được phát hành bằng cách... truyền mạng, nghĩa là nhạc sĩ sáng tác, ca sĩ thu âm rồi tải lên mạng và thu lợi nhờ vào "câu view" trên Youtube.
Tuy thế, tầm ảnh hưởng của nó là không nhỏ đến nhận thức về âm nhạc của giới trẻ. Điều này đã khiến nhiều người có tâm với âm nhạc khá lo lắng. Lần lượt, các nhạc sĩ có tiếng, nhiều ca sĩ uy tín cũng lên tiếng, cho rằng đặt những cái tên gợi tục như thế cho bài hát chính là cách "câu" khán giả cực kì rẻ tiền, là văng tục và "vứt rác" vào âm nhạc.
Trên thực tế vẫn có thể quản lý các ca khúc ngay từ khi đăng kí. Một ca khúc ra đời, nhạc sĩ hầu hết đều đăng kí bản quyền cho mình. Nếu ca khúc được kiểm soát phần tựa và lời từ khâu kiểm soát thì làm sao có chuyện được phát tán ầm ĩ về sau.
Tất nhiên, việc kiểm soát này nếu làm được còn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Nhưng dường như các cơ quan chức năng đang quá thờ ơ để thả nổi cho những ca khúc tục tĩu được phát tán và âm thầm làm suy đồi "gu" âm nhạc của một bộ phận người nghe...
Theo báo mới
Ca khúc càng phản cảm, gây sốc càng dễ câu view Những ngày qua, ca khúc 'Như lời đồn' ra mắt khiến dư luận xôn xao về những sáng tác có nội dung và hình ảnh không phù hợp. Tuy nhiên, chúng ta không thể cấm mà chỉ có thể định hướng để giúp công chúng 'nghe có ý thức' hơn và miễn nhiễm với 'rác' âm nhạc. Nhạc sĩ trẻ nghĩ về những...