Âm nhạc cải thiện giao tiếp xã hội ở trẻ tự kỷ
Ca hát, chơi nhạc cụ, tham gia các hoạt động âm nhạc có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ.
Chơi nhạc cụ giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Journal of Translational Psychiatry, ca hát, chơi nhạc cụ, tham gia các hoạt động âm nhạc có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ tự kỷ, nâng chất lượng cuộc sống của gia đình trẻ cũng như tăng khả năng kết nối não bộ.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Montreal và Đại học McGill (Canada) khảo sát ở nhóm trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), từ 6 – 12 tuổi. Những trẻ này tham gia một cuộc thử nghiệm lâm sàng liên quan đến chương trình can thiệp dựa trên âm nhạc kéo dài 3 tháng.
Đầu tiên, cha mẹ hoàn thành bảng câu hỏi về kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ và chất lượng cuộc sống của gia đình, cũng như tình trạng bệnh của trẻ.
Trẻ được phân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: một nhóm được tiếp xúc với âm nhạc (45 phút/lần) và nhóm còn lại thì không.
Video đang HOT
Trong nhóm nhạc, trẻ hát và chơi các nhạc cụ khác nhau, tương tác qua lại với một nhà trị liệu. Nhóm còn lại cũng tiếp xúc với nhà trị liệu song không tham gia hoạt động âm nhạc nào.
Kết quả, kỹ năng giao tiếp và chất lượng cuộc sống gia đình ở nhóm nhạc cải thiện đáng kể so với nhóm kia. “Phát hiện này rất thú vị và giúp mở ra liệu pháp can thiệp khả dĩ cho bệnh tự kỷ”, trưởng nhóm nghiên cứu Megha Sharda cho biết.
Dữ liệu được thu thập từ các bản chụp não bằng MRI (máy chụp cộng hưởng từ) cho thấy kỹ năng giao tiếp cải thiện ở trẻ được can thiệp bằng âm nhạc có thể là nhờ sự kết nối tăng lên giữa các vùng thính giác và vận động của não, đồng thời giảm khả năng kết nối giữa các vùng thính giác và thị giác, vốn thường kết nối quá mức ở những người bị chứng tự kỷ.
Chuyên gia Sharda giải thích thêm, khi giao tiếp với một người khác, chúng ta cần phải chú ý đến những gì họ đang nói, lập kế hoạch trước để biết khi nào đến lượt chúng ta nói và bỏ qua những tiếng ồn không liên quan.
Tuy nhiên, điều này thường là thách thức lớn đối với những người mắc chứng tự kỷ.
Các chuyên gia cho biết đây là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho thấy liệu pháp can thiệp âm nhạc cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi đi học có thể giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và kết nối các vùng não.
Theo thanhnien
Xem TV quá nhiều ở tuổi lên 2 hại đến mức nào?
Việc xem ti vi ở trẻ tuổi nhà trẻ sẽ tác động đến cách ăn uống của trẻ ở tuổi vị thành niên, theo nghiên cứu mới cho biết.
Những em bé ở tuổi chấp chững biết đi thích xem ti vi sẽ dễ có sức khỏe kém ở tuổi vị thành niên.
Nghiên cứu từ trường Tâm lý giáo dục thuộc Đại học Montréal cảnh báo rằng xem TV quá nhiều ở tuổi lên 2 có thể chuyển thành thói quen ăn uống xấu ở tuổi thiếu niên và thành tích học tập kém ở trường.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi gần 2000 bé gái và bé trai Quebec sinh trong khoảng thời gian từ mùa xuân năm 1997 đến năm 1998. Ở tuổi lên hai, cha mẹ đã báo cáo thói quen xem truyền hình hàng ngày của trẻ. Ở tuổi 13, các em tự ghi nhận thói quen ăn uống và xem truyền hình hàng ngày của mình.
"Xem TV là hành vi lười vận động về tinh thần và thể chất bởi vì nó không đòi hỏi nỗ lực duy trì", Isabelle Simonato, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. "Chúng tôi đặt giả thiết rằng khi trẻ mới biết đi xem TV quá nhiều, nó khuyến khích trẻ ít vận động, và nếu trẻ học được cách thích các hoạt động giải trí dễ dàng ở độ tuổi còn rất nhỏ, chúng có thể sẽ không nghĩ nhiều về những hoạt động không phải giải trí, như trường học, khi chúng lớn lên".
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mỗi giờ tăng trong thời gian xem truyền hình của trẻ chập chững biết đi sẽ dự báo thói quen ăn uống xấu hình thành - tăng 8% ở tuổi 13 cho mỗi giờ tăng ở tuổi lên 2.
Trong ngắn hạn, càng xem TV nhiều, trẻ sẽ càng ăn uống không tốt. Những thiếu niên sớm dán mắt vào ti vi báo cáo rằng họ ăn nhiều khoai tây chiên, thịt nguội, bánh mì trắng, nước ngọt có ga bình thường và nước ngọt có ga ăn kiêng, đồ uống hương trái cây, đồ uống thể thao, nước tăng lực, đồ ăn nhẹ vặt mặn hoặc ngọt và món tráng miệng hơn những trẻ không xem TV nhiều ở tuổi chập chững.
Mỗi giờ tăng trong thời gian xem TV cũng dự báo chỉ số khối cơ thể cao hơn, ít hành vi tích cực hơn ở trường trong năm đầu trung học cơ sở và ít ăn sáng vào những ngày đi học.
Hội Nhi khoa Mỹ khuyên nghị trẻ em từ 2 đến 5 tuổi hạn chế chỉ sử dụng màn hình 1 giờ mỗi ngày với các chương trình chất lượng cao.
Các nhà nghiên cứu Canada đã thử lại kết quả với hướng dẫn này và thấy rằng so với trẻ em xem TV dưới một giờ mỗi ngày ở tuổi lên 2, những trẻ xem từ một đến bốn giờ một ngày sau đó, ở tuổi 13, báo cáo có thói quen ăn uống kém lành mạnh và chỉ số khối cơ thể cao hơn.
Linda Pagani, đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Preventive Medicine, cho biết: "Nghiên cứu này cho chúng ta biết rằng thói quen sống trì trệ bắt đầu từ khi còn nhỏ và dường như tồn tại trong suốt cuộc đời".
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Chữa trầm cảm bằng nghệ thuật và thiền định Trong tiếng nhạc, một nhóm người đang nhún nhảy với nhiều kiểu khác nhau: lắc hông, lắc tóc, vươn vai, có người còn lò cò. Họ nhảy không chuyên nghiệp, không đồng đều nhưng đều tự tin và luôn nở nụ cười. Nổi bật là cô gái với nước da ngăm đen và chiếc quần thụng. Cô là một tình nguyện viên có...