Âm mưu mới của Trung Quốc trên Biển Đông
Trong khi thế giới ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động cải tạo đất và lấn biển, xây dựng đường băng và các cơ sở hạ tầng trên một loạt đảo chìm và bãi đá ngầm ở Biển Đông, thì dư luận lại thêm bức xúc về thông tin Bắc Kinh đang gấp rút xây dựng các đảo di động khổng lồ để triển khai tới vùng biển này. Có ý kiến chuyên gia đã coi kế hoạch này của Trung Quốc là một hành động nguy hiểm, nằm trong âm mưu thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
Căn cứ quân sự di động
Mới đây, tạp chí Popular Science đã đăng bài viết cho biết, nhà chức trách Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng 3 đảo nổi di động phục vụ cho các hoạt động của nước này ở Biển Đông. Hòn đảo nổi đầu tiên sẽ được Trung Quốc sử dụng làm nơi khai thác khí đốt và dầu mỏ trên Biển Đông. Theo hai đồng tác giả bài viết là Jeffrey Lin và P.W. Singer, tại cuộc họp báo vừa diễn ra trong tháng này, một sĩ quan quân đội Trung Quốc đã tuyên bố thẳng thừng rằng các đảo nổi này sẽ được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích, bao gồm cả dân sự và quân sự, trong đó có “tiếp tế, đỗ máy bay và làm căn cứ cho những phương tiện đổ bộ”.
Hình ảnh đồ họa máy tính về một đảo nổi Trung Quốc dự kiến chế tạo (Nguồn: popsci)
Theo hai chuyên gia Jeffrey Lin và P.W. Singer, những căn cứ khổng lồ này có thể trở thành nơi đóng quân của các tiểu đoàn lính thủy đánh bộ và sân bay cho các chiến đấu cơ Trung Quốc. Đặc biệt, những hòn đảo nổi di động có thể được dịch chuyển để tránh xa tầm tấn công của tên lửa đối phương. Đối với Trung Quốc, một căn cứ không quân trên đảo nổi, ngoài việc triển khai rõ ràng tới các đảo tranh chấp, còn có thể là một kiểu công cụ mới cho triển khai kế hoạch quân sự toàn cầu, nổi bật là việc giải quyết một trong những điểm yếu chiến lược của Trung Quốc so với Mỹ, đó là sự khan hiếm các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Việc sử dụng mạnh mẽ hơn các đảo nổi có thể là việc triển khai tạm thời hoặc lâu dài các chiến trường tiềm năng ngoài biển khơi.
Như vậy, có thể thấy rằng các đảo nổi di động của Trung Quốc khi đi vào hoạt động sẽ chẳng khác các tàu sân bay là mấy. Rõ ràng là những căn cứ quân sự di động này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh rõ rệt ở trên biển, đặc biệt là ở những khu vực mà nước này chưa có căn cứ quân sự.
Video đang HOT
Vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế
Sau khi xuất hiện thông tin Trung Quốc xây dựng các đảo nổi, tạp chí National Interest đã cảnh báo rằng Trung Quốc đang ráo riết củng cố lực lượng trên Biển Đông, dường như để làm bàn đạp cho việc thành lập một Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ). Nhà báo Zachary Keck – Trưởng ban Biên tập của tạp chí National Interest viết: “Không hài lòng với việc biến các bãi đá ngầm thành các đường băng, Trung Quốc giờ đây đang xây dựng những hòn đảo nổi khổng lồ mới và chắc chắn chúng sẽ được sử dụng vào mục đích quân sự ở Biển Đông. Như National Interest đã nhiều lần cảnh báo, quân đội của Trung Quốc hiện đang củng cố khả năng triển khai lực lượng trên Biển Đông, có khả năng là sự khởi đầu cho việc thiết lập một ADIZ tại các vùng nước tranh chấp ở vùng biển này. Một phần của kế hoạch này là, Bắc Kinh đang biến các bãi đá ngầm trong khu vực thành các hòn đảo nhân tạo trong qua các dự án cải tạo đất quy mô lớn”.
Theo Viện nghiên cứu chiến lược Heritage Washington (Mỹ), sở dĩ Trung Quốc ráo riết bồi đắp, xây dựng các đảo nhân ở Biển Đông là vì những lý do chính sau đây:Trung Quốc hiện đang ngang nhiên biến một số rạn san hô và bãi đá ngầm mà nước này chiếm giữ trái phép ở Biển Đông thành đảo nhân tạo thông qua dự án cải tạo đất quy mô lớn, bất chấp sự phản đối của quốc tế. Tuần trước, hình ảnh vệ tinh do tạp chí quốc phòng IHS Jane’s đăng tải cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trái phép sân bay đầu tiên trên bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Chính phủ nhiều nước, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines…
Thứ nhất, chiến dịch nạo vét, bồi đắp và xây dựng của Trung Quốc tại ít nhất 7 bãi cạn, rạn san hô ở Biển Đông, cách lãnh thổ Trung Quốc gần 2.000km, là phục vụ cho cả mục tiêu dân sự lẫn quân sự, củng cố vị thế chống các nước châu Á và Mỹ.
Thứ hai, Bắc Kinh xây dựng các tiền đồn tại vùng biển tranh chấp là để củng cố về mặt thực tiễn yêu sách chủ quyền của họ đối với hơn 80% diện tích Biển Đông. Bằng việc làm này, Trung Quốc đang lợi dụng kẽ hở của luật pháp quốc tế, thay vì phát động một cuộc chiến tranh, để có thêm các lợi ích chính trị, an ninh và kinh tế. Nếu cộng đồng quốc tế không sớm lên tiếng, Trung Quốc, với sự hỗ trợ của tàu chiến và máy bay, sẽ bất chấp luật pháp quốc tế tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các đảo nhân tạo mà họ đang xây dựng trái phép.
Thứ ba, bước tiếp theo Trung Quốc có thể làm là xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo này để từ đó tăng cường ảnh hưởng và sức mạnh của mình. Chính các tiền đồn này sẽ giúp quân đội Trung Quốc thực thi quyền giám sát và kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc nói gì về chỉ trích của G7?
Trung Quốc đã bác bỏ những chỉ trích của các ngoại trưởng G7 về tranh chấp hàng hải, báo chí nhà nước Trung Quốc ngày 18/4 đưa tin, sau khi các bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng đường băng trái phép trên một hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Một bức ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một đường băng trái phép tại bãi Chữ Thập (Ảnh: AFP)
"Chúng tôi hi vọng các quốc gia liên quan tôn trọng nỗ lực của các nước trong khu vực để duy trì hòa bình và sự ổn định và hành động nhiều hơn nữa vì điều đó", người phát ngôn Bộ ngoại giao Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo ngày 18/4.
Các ngoại trưởng G7 gồm Đức, Nhật, Anh, Mỹ, Canada, Pháp và Ý ngày 15/4 đã bày tỏ lo ngại về "mọi hành động đơn phương như cải tạo đất quy mô lớn, vốn làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng" ở Biển Đông và Hoa Đông.
"Chúng tôi kịch liệt phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đòi hỏi các tuyên bố chủ quyền hoặc hàng hải thông qua sử dụng sự ép buộc, hăm dọa hoặc vũ lực", tuyên bố chung của khối G7 viết.
Tuyên bố trên diễn ra trong bối cảnh các bức ảnh vệ tinh chụp ngày 23/3 đã cho thấy Trung Quốc bắt đầu xây dựng một đường băng dài 3.000 km ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Các nhà phân tích trước đó đã phỏng đoán rằng Trung Quốc đang xây dựng một đường băng, nhưng các bức ảnh được tạp chí quốc phòngJane's công bố ngày 16/4 đã cung cấp bằng chứng xác thực đầu tiên: một đoạn đường băng ở mặc phía đông bắc của đảo Chữ Thập. Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo đất tại bãi đá này từ năm 2014.
Các bức ảnh khác cho thấy Trung Quốc có khả năng đang xây dựng đường băng thứ 2 trên đảo Xu Bi cũng thuộc Trường Sa.
Giới phân tích quốc phòng cho hay việc xây dựng là một phần trong dự án cải tạo lớn hơn của Trung Quốc tại ít nhất 5 đảo ở Biển Đông.
Philippines hồi năm ngoái cho biết nước này tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một đường băng trên bãi đá Gạc Ma ở Trường Sa.
Các bức ảnh khác còn cho thấy Trung Quốc đang mở rộng một đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng đã bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hơn 80% diện tịc Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ các nước khác.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Phản đối Trung Quốc mở rộng các bãi đá ngầm ở Trường Sa Chiều 16-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo thường kỳ tại Hà Nội. Trả lời câu hỏi của PV về phản ứng của Việt Nam khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 9-4 tuyên bố về việc Trung Quốc mở rộng các bãi đá ngầm ở Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao...