Ấm lòng Tết sum vầy
Tết sum vầy 2020 có mục đích chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, với hàng loạt các hoạt động thiết thực.
Ảnh minh họa
Với ngành Giáo dục, Tết sum vầy còn là dịp để thăm hỏi, động viên những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, là dịp giao lưu, kết nối tình cảm giữa miền xuôi và miền núi, nơi các thầy cô giáo vùng khó khăn, biên giới và các chiến sĩ bộ đội biên phòng đang thực hiện nhiệm vụ dạy học, gieo chữ và giữ đất.
Đây cũng là năm thứ 5, Công đoàn Giáo dục các cấp tổ chức Tết sum vầy cho đội ngũ thầy cô giáo, học sinh nơi biên giới, vùng sâu vùng xa còn nhiều gian khó. Một không khí rộn ràng và háo hức lan toả trên khắp các nhà trường trong cả nước, tổ chức những chuyến đi vui Tết sum vầy với vùng cao và hải đảo.
Trên tinh thần “lá lành đùm lá rách”, những cuộc vận động quyên góp quà tặng cho thầy cô giáo và học sinh vùng sâu, vùng xa cũng như việc tổ chức các hoạt động vui Tết và thăm, động viên các đồng nghiệp, học sinh vùng khó diễn ra thật ấm áp, nghĩa tình.
Nghĩa cử và những tấm lòng là điều có thể cảm nhận được trong các chương trình Tết sum vầy. Đơn cử, chuyến ra đảo Cô Tô tổ chức Tết sum vầy với giáo viên và cán bộ chiến sĩ biên phòng ngoài đảo được Công đoàn ngành GD tỉnh Quảng Ninh thực hiện mới đây. Vì kế hoạch công tác đột xuất nên nhà giáo Nguyễn Thị Thuý – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, chỉ có thể gửi gắm các đồng nghiệp quà cho thầy giáo Lê Đình Yên.
Thầy Yên có hoàn cảnh vô cùng khó khăn do bị bệnh hiểm nghèo về máu nên mấy tháng thầy lại phải về Hà Nội điều trị. Tặng quà Tết cho thầy Yên, cô giáo Thuý cũng canh cánh trong lòng làm thế nào để thầy giáo về đất liền cho thuận tiện việc chữa bệnh chứ không thể để thầy ở đảo xa, đi lại khó khăn như vậy.
Video đang HOT
Một chuyện cảm động khác liên quan đến NGƯT Vũ Liên Oanh, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT. Khi biết có đoàn công tác lên vui Tết với thầy cô giáo vùng núi cao Ba Chẽ, biết ở đây có thầy giáo Hoàng Văn Vinh bị tai nạn dẫn đến hôn mê khi đi dạy ở trường trên xã Lương Mông cách nhà 50km, cô Oanh cũng đã xin được đi theo đoàn và có quà tặng thầy Vinh, mong thầy sớm bình phục về với trường lớp và học sinh.
Kể ra những câu chuyện này để thấy rằng, chương trình “Tết sum vầy” đã và đang lan toả tình yêu thương rất lớn. Những món quà Tết đến với các thầy cô giáo và các em học sinh vùng khó không nhiều, nhưng đây là những tình cảm, sự sẻ chia ngọt bùi và trách nhiệm.
Xin được trích lời nhà giáo Đoàn Thị Thu Hiền, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục tỉnh Quảng Ninh: “Chúng tôi muốn nhân rộng tình yêu thương và tinh thần kết nối. Khi nghe tin Tết sum vầy được tổ chức ở các vùng khó, giáo giới chúng tôi đều háo hức tham gia. Các thầy cô giáo ở Trường THPT Hoàng Quốc Việt, Đông Triều, các nhà trường ở TP Hạ Long đã đến và chia sẻ yêu thương với các đồng nghiệp và học sinh biên giới, hải đảo với những nghĩa cử và tấm lòng thuần hậu. Thật ấm lòng Tết sum vầy”.
Tâm An
Theo giaoducthoidai
Hà Nội có đảm bảo nước sạch cho dân trong dịp Tết Nguyên đán 2020?
Chiều 18/1, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có buổi kiểm tra công tác cấp nước sạch dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 tại Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội.
Tại đây, Tổng Giám đốc Công ty Nước sạch Hà Nội Trần Quốc Hùng cho biết, năm 2019, nguồn nước của Thủ đô đã được bổ sung tăng trưởng đủ đảm bảo cung ứng khi đưa vào sử dụng từ Nhà máy nước Bắc Thăng Long với công suất 150.000 m3/ngày đêm (có thể huy động tới 200.000 m3/ngày đêm khi cần thiết); Nhà máy nước mặt sông Đuống, công suất 300.000 m3/ngđ; Nhà máy nước Ba Vì, công suất 15.000 m3/ngày đêm.
"Cùng với các nhà máy nước hiện có, tổng nguồn nước của Hà Nội đạt công suất 1.350.000 đến 1.400.000 m3/ngày đêm; tăng 40% so với giai đoạn trước năm 2018, trong đó, năng lực sản xuất cấp nước của Công ty Nước sạch Hà Nội là 750.000 m3/ngđ" - lãnh đạo Công ty nước sạch Hà Nội cho hay.
Đáng chú ý, ông Trần Quốc Hùng thông tin, năm 2019 là năm TP.Hà Nội không có khu vực nào mất nước do thiếu nguồn nước.
Công ty hoàn thành kế hoạch thành phố giao phát triển cấp nước cho trên 34.000 hộ dân cho các khu vực 4 xã huyện Mê Linh; bổ sung các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.
Phạm vi cấp nước thuộc Công ty Nước sạch Hà Nội quản lý đảm bảo 100% dân số được tiếp cận sử dụng nước sạch đô thị. Tỷ lệ thất thoát giảm từ 25% năm 2015 xuống còn 15%, tương ứng với tiết kiệm được 65.000 m3/ngày đêm.
Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 Hà Nội sẽ đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt, Tổng Giám đốc Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết, nhu cầu sử dụng nước trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 dự kiến cao nhất khoảng 710.000 m3/ngày đêm. Trong khi nguồn nước cấp công ty sản xuất khoảng 600.000 m3/ngày đêm (dự phòng 150.000 mét khối/ngày đêm).
Với sự kết nối tiếp nhận nguồn nước mặt Sông Đuống, Sông Đà, Hà Nội sẽ có thêm đến 150.000 mét khối. Để đề phòng các sự cố, công ty cũng bố trí cán bộ trực, lực lượng tuần tra sửa chữa và tiếp nhận thông tin; bố trí xe téc từ 22/1 đến 30/1 để đáp ứng yêu cầu cấp nước và sửa chữa khi có sự cố xảy ra.
"Chúng tôi đảm bảo phục vụ nhân dân dịp tết bởi nguồn cung hiện đã lớn hơn cầu" - ông Trần Quốc Hùng cam kết với Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đặc biệt nhấn mạnh, năm 2019 là năm đầu tiên trong nhiều năm địa bàn Hà Nội không thiếu nước sạch. Trước đây cứ vào mùa khô là nhiều địa bàn phải luân phiên cắt nước... Nhờ sự vào cuộc quyết liệt, có tầm nhìn từ những năm trước của thành phố, đây là năm đầu tiên mà Thành phố không để khu dân cư, nhà cao tầng, hộ dân nào thiếu nước.
"Đây là sự nỗ lực cố gắng của Thành phố trong năm 2019, trong đó có sự đóng góp của Công ty nước sạch Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung nói.
Về kế hoạch cấp nước dịp Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Đức Chung đánh giá cao kế hoạch của Công ty nước sạch Hà Nội và nhắc nhở Công ty thực hiện tốt để không để hộ dân, cơ quan, xí nghiệp, nhà cao tầng nào mất nước sạch dịp Tết.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng không quên nhắc lại một số sự cố về nước xảy ra trên địa bàn Hà Nội năm 2019, ông đề nghị Công ty nước sạch Hà Nội xây dựng kế hoạch, kịch bản khi có sự cố xảy ra, dự trữ lượng nước, dự trữ xe chuyên dụng; tham gia với Sở Xây dựng khảo sát, tính toán phương án dự phòng, đảm bảo luôn dự trù cung cấp đủ nước sạch cho người dân; ứng dụng công nghệ mới mạnh mẽ hơn để người dân có thể tự kiểm tra đồng hồ, tự đóng tiền nước, tiến tới sử dụng đồng hồ thông minh, tự động hoàn toàn để tiết giảm thời gian, chi phí...
Nêu vấn đề TP đã mạnh dạn đề xuất và đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 100% người dân nông thôn được dùng nước sạch theo tiêu chí đô thị, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đề nghị năm 2020, Công ty nước sạch Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan mở rộng hệ thống, cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn theo tiêu chí đã đặt ra là 100% dân số nông thôn được tiếp cận sử dụng nước sạch đô thị.
"Công ty đã làm tốt việc lắp đặt cảm biến quan trắc chất lượng nước trước và sau khi xử lý, cập nhật thường xuyên. Sắp tới, việc xây dựng mạng lưới cấp nước đến đâu phải tiến hành lắp đặt các cảm biến quan trắc tại các trạm trung chuyển; kết nối thông số chất lượng nước các nhà máy nước khác về đầu mối Sở Xây dựng để quản lý chặt, công khai để người dân được biết" - ông Chung chỉ đạo
Theo danviet.vn
Hoa đào "cười" sớm , người nông dân thấp thỏm "khóc" Nhiều hộ dân trồng đào tại Hải Phòng như "ngồi trên đống lửa" khi chứng kiến những cây đào nở rực rỡ mặc dù còn 10 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Thời tiết nóng bức năm nay gây khó khăn cho người trồng đào, khiến hoa đào nở sớm. Ghi nhận của Phóng viên vào các ngày 14...