Ấm lòng quán cơm chay 2.000 đồng cho người nghèo
Ngay trung tâm TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) một quán cơm chay 2.000 đồng “mọc” lên đã giúp cho nhiều người nghèo bán vé số, lượm ve chai… bớt đi một phần gánh nặng lo toan “cơm áo gạo tiền” mỗi ngày.
Chúng tôi tìm đến quán cơm chay Nhân ái (số 125 Cách Mạng, phường 1, TP Bạc Liêu) trưa ngày 28/3 khi nhiều khách hàng vẫn đang hối hả đến quán để ăn cơm. Theo ghi nhận của PV, khuôn viên quán khá thoáng mát, sạch sẽ, giữa trưa trời nóng nực, khách vừa ăn vừa có quạt máy thổi mát rượi khiến họ cảm thấy như ăn ngon hơn.
Quán cơm chay Nhân ái 2.000 đồng ở Bạc Liêu.
Các nhà hảo tâm cùng đóng góp từ tiền mặt đến vật chất để quán cơm phục vụ hàng trăm suất ăn cho người khó khăn.
Theo một nhân viên của quán, quán cơm chay Nhân ái khai trương hồi ngày 9 tháng Giêng âm lịch đến nay đã hơn 2 tháng và có rất nhiều người đến ăn, có người là những khách hàng quen thuộc mỗi ngày.
Chị Yến, người phụ trách nấu ăn của quán, cho biết, quán ra đời do ý tưởng của một người kinh doanh tên Nga ở phường 3 cùng với nhiều Phật tử khác. Quán bắt đầu phục vụ bán cơm từ 10h30 trở đi và chỉ hoạt động trong buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Theo chị Yến, trung bình mỗi ngày chị nấu khoảng 5 nồi cơm (chừng hơn 40kg gạo), thức ăn được chế biến từ hàng chục kg rau củ quả các loại và những thực phẩm chay khác để bán khoảng 250 suất cho người dân.
Khuôn viên quán sạch sẽ, thoáng mát, người vất vả sẽ cảm thấy ăn ngon hơn.
Video đang HOT
Mỗi suất cơm gồm có cơm, đồ xào, canh và đồ mặn được đựng trong một khay và hình thức tự phục vụ là chính. Khi khách đến ăn, họ được phát một phiếu có giá 2.000 đồng, sau đó mang phiếu đến quầy cơm để nhận suất cơm rồi mang ra bàn ăn, sau khi ăn xong, khách tự mang khay ra chỗ rửa. Theo các nhân viên của quán cho biết, hình thức tự phục vụ cũng là việc khách góp phần chia sẻ thêm với những công việc của quán và ai cũng vui vẻ thực hiện.
Cũng theo chị Yến, tại đây khách có thể ăn cơm thoải mái và hết thức ăn có thể xin thêm chứ quán không lấy tiền mặc dù có nhiều người đòi trả tiền thêm. Ngoài ra, quán còn phục vụ nước uống miến phí cho khách.
Quán và khách hàng cùng nhau tự phục vụ.
Từ khi khai trương đến nay, quán cơm chay Nhân ái là địa chỉ quen thuộc của đa số người dân nghèo. Họ là những người bán vé số, công nhân lao động, sinh viên học sinh… ở địa phương. Chị Yến cho biết, quán phục vụ tất cả các đối tượng cho nên ngoài người nghèo, những người khá giả hơn muốn ăn chay cũng tìm đến để thưởng thức. Tuy nhiên, những người mở quán quán xác định chủ yếu là phục vụ cho những người khó khăn.
Vừa ăn cơm, vừa trò chuyện với PV Dân trí, chị Năm (bán vé số) cho biết, chị ăn ở quán từ khi khai trương đến nay. Mỗi ngày chị và hai con mua 3 suất cơm để ăn cho đỡ tốn tiền vì tiền lời từ bán vé số chẳng được bao nhiêu nên cũng thấy nhẹ đi một chi phí.
“Hồi trước chưa có quán này, tôi với hai đứa con phải mất mấy chục ngàn một bữa ăn trưa, nay chỉ tốn 6.000 đồng, lại có nước uống miễn phí nên thấy mừng lắm. Mong quán sẽ mở được lâu dài để người nghèo như chúng tôi ấm áp hơn”, chị Năm tâm sự.
Quán phục vụ vì người nghèo là chính.
Cũng như chị Năm, một số khách hàng ăn tại quán cũng cho biết, việc có quán ăn chỉ 2.000 đồng/suất cơm thật sự là niềm phấn khởi cho những người lao động nghèo. “Dù là quán cơm chay nhưng đồ ăn cũng 2, 3 món, cơm ăn bao nhiêu cũng được nên chúng tôi thấy tiết kiệm được một khoản chi phí ăn uống rất đáng kể. Đây là sự sẻ chia rất có tình người đối với chúng tôi”, một khách hàng làm lao động phổ thông bày tỏ.
Theo nhân viên của quán cho biết, mỗi tháng các nhà tài trợ hỗ trợ chi phí cho quán khoảng 30 triệu đồng để phục vụ cho quán hoạt động từ khâu nấu ăn cho đến các chi phí sinh hoạt khác. Số tiền thu được từ bán cơm được dùng hỗ trợ cho những người phục vụ cũng là những người nghèo và góp vào mua nguyên liệu để nấu ăn.
Chung tay vì người nghèo tại quán cơm chay Nhân ái.
Cũng tại tỉnh Bạc Liêu, vừa qua, 5 trụ nước sạch uống miễn phí được các ngành chức năng cho đặt tại một số tuyến đường trên địa bàn TP Bạc Liêu để phục vụ người dân. Các trụ nước do Công ty TNHH MTV Cấp nước Bạc Liêu hỗ trợ cho TP, mỗi trụ khoảng 10 triệu đồng.
Trụ nước uống miễn phí phục vụ mọi người dân. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Hiện 5 trụ nước uống đặt tại các điểm: Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm, Trường Mầm non Hoa Mai, Trường Đại học Bạc Liêu – cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu và trước khách sạn Bạc Liêu. Những trụ nước uống này đã góp phần phục vụ kịp thời cho người nghèo và các em học sinh, sinh viên tại một số trường học.
Theo Dantri
Công bố clip bé 5 tuổi bưng bê cực nhọc ở trường mầm non Lê Quý Đôn
Việc mang những chiếc thùng dường như là một việc làm quá sức với các em khiến các em phải liên tục nghỉ ở các chiếu nghỉ, thậm chí phải nghỉ ở giữa cầu thang...
Như tin đã đưa, ngày 20/3 Báo Giáo dục Việt Nam nhận được thông tin phản ánh từ bạn đọc về tình trạng một số bé 5 tuổi ở Trường Mầm non Lê Quý Đôn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang bị lạm dụng sức lao động.
Tuy nhiên, ngày 21/3 trả lời Báo Giáo dục Việt Nam , bà Phạm Thuý Khanh, quyền Hiệu trưởng Trường Mầm non Lê Quý Đôn nhiều lần khẳng định: Không có việc các cháu bé trong trường phải mang những thùng thức ăn, đựng cơm (kể cả có thức ăn và rỗng)! Nếu đúng là bà Phạm Thúy Khanh nói thì không hiểu bà sẽ trả lời ra sao về clip do độc giả cung cấp cho Báo Giáo dục Việt Nam?
Clip quay cảnh 2 em nhỏ lớp Mẫu giáo lớn A2 (MG Lớn A2) phải nhiều lượt khiêng những thùng bằng inox đựng cơm, canh và xoong thức ăn từ trên tầng 4 xuống tầng 1.
Trong clip, có thể thấy rõ sự mệt mỏi và gắng sức của các em qua những lời hội thoại và cả những cố gắng mỗi khi nhấc những chiếc thùng lên. "Nặng quá", một bé nói trong clip. Các em phải liên tục nghỉ ở các chiếu nghỉ, thậm chí phải nghỉ ở giữa cầu thang.
Người xem clip cũng dễ thấy mỗi khi các em bước được một bậc thì đáy chiếc thùng lại đập xuống cầu thang, không khó để hiểu rằng các em không thể nâng những chiếc thùng lên cao do không đủ sức và mệt.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết những cậu bé tội nghiệp này được cho là to lớn và nhanh nhẹn trong lớp nên được các cô giáo "ưu ái" giao cho "trọng trách" mang xoong nồi, thùng cơm, thùng canh từ tầng 4 xuống tầng 1 trong khi đó các bạn khác sau bữa ăn thì được chơi và đi ngủ. Các em chỉ được ngủ khi nào đã "xong việc".
Lớp MG Lớn A2 do 2 cô giáo Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Minh Phương phụ trách.
Được biết, công việc rửa bát và bê xoong nồi là của một nhân viên có tên là Nguyễn Thu Huyền và không hiểu sao, việc này lại được hai cô giáo Hồng và Phương sai học sinh của mình làm.
Theo soha
Việt Nam hãy chọn hoa xấu hổ là quốc hoa Ngay từ cái tên của mình, hoa xấu hổ đã gợi nhắc một phẩm chất cần có của con người: lòng tự trọng. Biết xấu hổ là còn lòng tự trọng, đó là điều vô cùng cần thiết, thậm chí không thể thiếu. Câu chuyện bình chọn quốc hoa cách đây 3 năm mấy ngày nay lại nóng trở lại khi trực tiếp...