Ấm lòng người Việt giúp nhau xoay xở giữa dịch Covid-19 ở Thái Lan
Không chỉ ở Ấn Độ mà tình hình dịch Covid-19 ở Thái Lan cũng có nhiều chuyển biến xấu. Giữa dịch Covid-19, nhiều người Việt ở đây cũng chuyển qua làm việc tại nhà, thích nghi với hoàn cảnh và hỗ trợ đồng hương vượt khó khăn.
Đường phố thủ đô Bangkok vắng lặng những ngày bùng phát dịch – ẢNH: NVCC
Lập trang thông tin giúp đồng hương
Tại thủ đô Bangkok, nơi tập trung đông người Việt, người dân hầu hết đều ở nhà và làm việc online để phòng dịch. Chị Phan Thị Thùy Tiên (29 tuổi, ở Thái Lan 10 năm, hiện sống và làm việc tại Bangkok) cho biết nhiều tỉnh thành buộc quán xá đóng cửa vào 21 giờ, ở Thái Lan nhân viên phục vụ chủ yếu thu nhập từ tiền boa.
Lao động phổ thông Việt Nam qua Thái Lan làm việc nhiều ở quán bar, nhà hàng, quán ăn. Nếu những nơi này gần nơi dịch phát tán sẽ phải đóng cửa nên số lượng người Việt thất nghiệp trong đợt dịch khá nhiều.
Chị Tiên làm công việc văn phòng nên chuyển hẳn qua làm online, nhưng vì ảnh hưởng của dịch nên thu nhập giảm 40%. Trong khoảng thời gian làm việc tại nhà, chị Tiên quản lý luôn trang “Thông tin Covid-19 Thái Lan” trên mạng xã hội Facebook hoạt động khoảng 3 tháng nay, để cập nhật liên tục tình hình dịch ở Thái cho cộng đồng người Việt, giúp những người hạn chế về mặt ngôn ngữ không tiếp cận được các trang thông tin của Thái Lan vẫn có thể nắm tình hình chủ động ứng phó.
“Đối với lao động có chuyên môn, có visa và hợp đồng lao động thì nếu không bị sa thải vẫn làm việc bình thường, có sự hỗ trợ từ chỗ làm. Nếu bị sa thải thì đăng ký ở đại sứ quán rồi xin giấy tờ từ chỗ làm cũ gia hạn số ngày ở lại Thái Lan cho đến ngày về nước. Mọi người đều chờ hết dịch, đi lại bình thường rồi về cũng được”, chị chia sẻ thêm.
Về giá cả, chị Tiên cho biết từ khi Covid-19 bùng phát thì chi tiêu có tăng, may mắn là giá khẩu trang đã được chính phủ kiểm soát nên các nơi niêm yết dưới 100 baht (gần 75.000 đồng)/hộp 50 cái, có chỗ còn bán 4 hộp 100 baht. Tất cả mọi thứ từ khẩu trang, nước rửa tay, gương, mặt nạ… giá cả phải chăng, có chỗ còn rẻ hơn cả trước dịch.
Trang cập nhật thông tin Covid-19 cho người Việt ở Thái Lan
Cùng nhắc nhau tuân thủ phòng dịch tối đa
Để tự chủ động phòng dịch Covid-19, chị Tiên ở nhà và không tiếp xúc nhiều với người ngoài. Chị cũng mua đồ ăn về trữ đủ cho 2 tuần rồi mới đi siêu thị với ứng dụng đi chợ hộ trên điện thoại. Những lúc tự ra ngoài mua đồ, chị Tiên và những người dân khác sẽ quét mã “Thaichana” trước siêu thị và những chỗ chị đến để lưu lại lịch trình 14 ngày, phòng trường hợp dương tính Covid-19 thì có thể truy vết để tránh ảnh hưởng đến người khác.
“Đường phố Bangkok hiện tại khá vắng, không có cảnh kẹt xe như thường thấy”, chị cho biết và chia sẻ thêm, trước đây chị làm thêm hướng dẫn và thông dịch cho người Việt Nam qua Thái khám chữa bệnh, giờ dịch dù không còn làm nữa nhưng chị đưa số điện thoại lên để các đồng hương cần thì liên lạc, chị sẽ hướng dẫn cách làm thủ tục, chọn bệnh viện nếu chẳng may nhiễm bệnh.
Ông Huỳnh Xuân Long (sống ở Makkasan, Bangkok) cho biết việc đi lại giữa các thành phố rất khó khăn do xe dừng hoạt động. Hiện tại khu gần nhà ông bị phong tỏa do có người dương tính với Covid-19 từ ngày 8.4. Từ khi bùng phát dịch, ông chỉ liên lạc với vợ và con qua điện thoại. Ông cùng mọi người động viên nhau áp dụng khẩu hiệu “người ở đâu thì ở yên đó”.
Mọi dịch vụ sẽ được quản lý tòa nhà phục vụ tận cửa, mọi thông tin được trao đổi qua điện thoại. “Hàng hóa đều được cửa hàng phục vụ tận cửa nhà sau khi mình gọi điện. Có camera quan sát nên ai đi lại lung tung sẽ bị phạt rất nặng. Vì vậy, mọi người nghiêm túc thực hiện”, ông kể lại.
Thái Lan: Mẹ livestream khóc vì con mắc Covid-19 bị viện từ chối
Tình hình dịch Covid-19 tại Thái Lan đang có nhiều diễn biến phức tạp. Những ca mắc mới không ngừng tăng lên khiến các bệnh viện quá tải.
Bởi thế có không ít trường hợp các bệnh nhân mắc Covid-19 bị từ chối điều trị và mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh tượng này đã khiến cộng đồng mạng không khỏi đau lòng.
Cụ thể, đoạn video được phát sóng trực tiếp từ một tài khoản có tên Siripen Kingkapan, cho thấy người mẹ bế con trai 10 tháng tuổi của mình đang sốt rất cao và bị mắc Covid-19 đến bệnh viện điều trị. Tuy nhiên, điều đáng buồn là khi đứa trẻ được bế đến 3 bệnh viện thì cả 3 nơi đều từ chối tiếp nhận với lý do "hết giường".
Người mẹ khóc trên livestream vì con không được bệnh viện tiếp nhận điều trị. (Ảnh: Cắt từ clip)
Thời điểm livestream là lúc người mẹ này đang bế con đến bệnh viện thứ 4, phải chờ tới 2 tiếng đồng hồ vẫn chưa có người ra thăm khám cho con trai. Người mẹ được mọi người nói rằng, hãy đợi bác sĩ đến vào lúc 8 giờ sáng. Cũng chính vì vậy mà bà mẹ đành bất lực, vừa đi vừa khóc, vừa cầu cứu mọi người.
Khoảnh khắc này trong đoạn video đã ngay lập tức thu hút sự chú ý từ cư dân mạng. Chỉ sau vài giờ đăng tải, video livestream đã nhận được 1,9 triệu lượt xem với 55 nghìn lượt like và 65 nghìn lượt chia sẻ. Sau khi đoạn clip gây chú ý, phóng viên của tờ Kapook đã đến phỏng vấn bà mẹ trong đoạn video.
Đoạn clip ghi lại cảnh người mẹ vừa khóc, vừa bế con vì bệnh viện từ chối tiếp nhận điều trị. (Nguồn: Twitter)
Chia sẻ về tình trạng của con, người mẹ cho biết, con trai của cô bị từ chối điều trị do bệnh viện không còn giường. Bên cạnh đó họ cho rằng các triệu chứng của đứa trẻ vẫn chưa phải quá nặng. Thế nhưng, tình hình thực tế cho thấy đứa trẻ đã sốt rất cao và điều này khiến người mẹ lòng như lửa đốt, muốn con được bác sĩ điều trị.
Cháu bé bị sốt và được bế đứng trước bệnh viện. (Ảnh: Cắt từ clip)
Sau quãng thời gian khó khăn tìm gặp bác sĩ, người mẹ cũng tìm được bệnh viện cho con mình. Cụ thể, ông Ekaphob Lueangprasert, Trợ lý Nghị sĩ quận Saimai đã hỗ trợ tìm kiếm bệnh viện cho 2 mẹ con. Ông cho biết, bản thân biết sự việc vào lúc 5 giờ sáng. Lúc đầu, bệnh viện Bhumibol báo không còn giường, song sau đó họ đã cố gắng kê thêm 2 giường nữa để nhận 2 mẹ con này vào chăm sóc.
Hiện tại, bé 10 tháng tuổi đã giảm sốt còn người mẹ vẫn bình thường. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm lần 1 của người chồng đã âm tính với SARS-CoV-2 và hiện đang chờ kết quả lần 2.
Theo Kapook cho biết thêm, nguyên nhân khiến đứa trẻ mắc Covid-19 là do mẹ của Siripen Kingkapan đi đến một trung tâm mua sắm ở quận Hua Hin, tỉnh Prachuap Khiri Khan. Tại đây xuất hiện một ca nhiễm, cả nhà đã đi kiểm tra và phát hiện cháu bé 10 tuổi nhiễm bệnh.
Bệnh viện đóng cửa im lìm. (Ảnh: Cắt từ clip)
Được biết, tình hình dịch Covid-19 tại Thái Lan đang có chiều hướng rất xấu. Theo Bangkok Post, Chính phủ Thái Lan cho biết riêng trong ngày 13/4, nước này đã ghi nhận 965 ca mắc mới Covid-19. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Thái Lan ghi nhận con số hơn 900 ca mắc mới trong một ngày.
Theo trang thống kê Worldometers, tính đến thời điểm hiện tại, Thái Lan đã ghi nhận tổng số 34.575 ca mắc Covid-19. Trong đó, có 97 trường hợp không qua khỏi và 28.288 bệnh nhân đã được chữa khỏi hoàn toàn. Trước tình trạng các ca Covid-19 tăng nhanh chóng mặt, Thái Lan đã cho thành lập các bệnh viện dã chiến để hỗ trợ y bác sĩ tuyến đầu đang căng mình chống dịch.
Nhân viên y tế tại chốt kiểm soát dịch Covid-19. (Ảnh: Bangkok Post)
Covid-19 đã mang lại rất nhiều câu chuyện đau lòng. Không riêng gì bà mẹ bế con tìm bệnh viện kể trên mà trước đó, không ít bệnh nhân đã phải tự về nhà điều trị vì bệnh viện quá tải do lượng ca mắc tăng cao. Hi vọng Thái Lan sẽ có nhiều biện pháp phòng dịch hữu hiệu hơn, sớm kiểm soát được Covid-19 để cuộc sống của người dân có thể trở lại bình thường.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Virus Corona là loại virus đường hô hấp có tính chất lây nhiễm và gây nguy hiểm cao. Virus Corona được phát hiện bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Do đây là loại virus mới nên vẫn chưa có thuốc trị bệnh và khó khăn trong cách phòng ngừa.
Đến nay, Virus Corona được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là "tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu". Đã có rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh và số lượng ngày càng tăng.
Thiếu thốn vật dụng giảng dạy online, thầy giáo dùng ngay chiếc ghế nhựa mà hiệu quả bất ngờ Gặp khó khăn về trang thiết bị khi giảng dạy online trong bối cảnh dịch Covid-19, thầy giáo bèn tận dụng ngay chiếc ghế nhựa để đảm bảo buổi học được diễn ra suôn sẻ. Trong khoảng thời gian dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, hàng loạt các trường học quyết định cho sinh viên...