Ấm lòng ngày rét với 3 món chè nóng hổi ngon ngọt, cách làm cực dễ!
Nếu như vào mùa hè, chè là món thanh nhiệt mát lạnh sảng khoái thì khi trời lạnh, chè nóng giúp bạn làm ấm cơ thể và tiếp thêm năng lượng.
Cùng học cách làm 4 món chè nóng dưới đây nhé!
Chè món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người Việt. Nếu như vào mùa hè, chè là món thanh nhiệt mát lạnh sảng khoái thì khi trời lạnh, chè nóng giúp bạn làm ấm cơ thể và tiếp thêm năng lượng. Cùng học cách làm 4 món chè nóng dưới đây nhé!
Chè ngô
Nguyên liệu:
2 – 3 bắp ngô
Nước cốt dừa đóng hộp
Đường
Chè ngô
Cách nấu:
Bước 1: Gọt lấy phần hạt ngô, giữ lại lõi ngô. Đổ vào nồi khoảng hai bát con nước lọc, cho lõi ngô vào luộc. Sau khi nước sôi, vớt lõi ngô bỏ đi. (Luộc cùng lá dứa sẽ thơm hơn).Thái nhỏ hạt ngô ra.
Bước 2: Cho hạt ngô đã cắt nhỏ vào luộc. Sau đó, cho đường vào, đun sôi lửa nhỏ để đường thấm vào ngô.
Bước 3: Trong lúc chờ hạt ngô mềm, hòa tan bột sắn dây với nước nguội.
Bước 4: Sau khi ngô sôi, đổ từ từ bột sắn vào nồi chè ngô đang ninh, khuấy đều đến khi bột sắn dây trở nên trong suốt và chè ngô hơi đặc sệt lại.
Bước 5: Tắt bếp, múc chè ngô ra bát và trang trí bằng nước cốt dừa bên trên.
Chè sắn
Nguyên liệu:
2 củ sắn khoảng 500-600gr
1 nhánh gừng nhỏ
Muối, đường
1 thìa canh bột sắn dây hoặc bột năng
Dừa thái sợi, nước cốt dừa (nếu thích)
Chè sắn
Cách làm:
Bước 1: Củ sắn gọt bỏ vỏ, thái khúc, ngâm vào âu nước muối pha loãng khoảng từ 6 đến 7 tiếng trước khi nấu.
Bước 2: Cho sắn vào nồi, đổ nước ngập, luộc sắn chín.
Bước 3: Sắn sau khi chín, lấy ra thái quân chì nhỏ (Bạn nên luộc chín sắn rồi mới thái để sắn giữ được vị ngọt hơn so với thái miếng nhỏ rồi luộc)
Bước 4: Cho đường vào nồi, thêm một ít gừng thái sợi, đun sôi và khuấy đều để đường tan hoàn toàn.
Bước 5: Nước sôi thì cho sắn vào đun cùng, hạ lửa nhỏ để vị ngọt của đường thấm sâu vào sắn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 6: Hòa lẫn bột sắn dây với một ít nước lọc để bột sắn dây tan, rồi rưới từ từ bát sắn dây vào nồi chè, vừa rưới vừa khuấy nhẹ tay cho bột sắn hòa với chè cho đến khi sắn sánh đặc lại và sôi nhẹ thì tắt bếp.
Bước 7: Múc sắn ra bát, rắc dừa sợi lên trên, dùng nóng. Nếu muốn vị béo hơn bạn có thể thêm chút nước cốt dừa sẽ rất ngon.
Nguyên liệu:
1/2 gói bột nếp
Dừa nạo: 100 g
1/2 củ dền
150 g đỗ xanh
Đường cát, củ gừng, vừng
Video đang HOT
Chè trôi củ dền
Cách làm:
- Đổ gói bột nếp ra bát tô
- Trộn bột nếp với đường cát (tùy theo sở thích bạn cho độ ngọt nhé)
- Củ dền gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát nấu lấy nước màu nhé. Sau đó trộn phần nước củ dền với bột.
- Nhào bột thành một khối mềm dẻo.
- Đỗ xanh ngâm nước ấm cho nở sau đó cho vào nồi hấp chín. Trộn đỗ xanh với đường, vừng, dừa nạo và sên trên bếp.
- Viên từng viên đỗ xanh cho tròn làm nhân. Tương tự viên từng viên bột nếp làm vỏ bọc bên ngoài.
- Ấn dẹt phần bột nếp, đặt nhân đỗ xanh vào giữa và viên tròn lại. Làm lần lượt cho hết phần bột. Mỗi viên bánh trôi lăn qua một chút xíu vừng cho đẹp nhé.
- Đặt nồi nước lên bếp đun sôi để luộc bánh. Trong khi đợi bánh chín nổi lên hớt phần bọt bỏ đi. Bánh chín nổi lên vớt bánh ra ngâm vào bát nước sôi để nguội để bánh khỏi dính.
- Đun 1 nồi nước đường cùng ít gừng thái chỉ. Để bát bánh trôi được đẹp ta nên tận dụng nước củ dền nhé. (Nếu không thích có thể bỏ qua). Thả từng viên bánh trôi vào đun thêm khoảng 3-5 phút. Vớt bánh ra bát chan nước lên trên thả ít dừa nạo vào và ăn ngay khi còn nóng.
Nguyên liệu:
200gr khoai lang ruột tím
200gr khoai lang ruột vàng
340gr bột năng
150gr đường
170ml nước cốt dừa
Vừng rang
Chè khoai dẻo
Cách nấu chè khoai dẻo nóng:
Khoai lang tím và vàng rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khoanh rồi đem hấp cách thủy trong 10 phút.
Sau khi khoai chín, chia khoai tím và vàng ra 2 bát riêng. Bạn dùng thìa nghiền nhuyễn phần khoai tím, đổ 160gr bột năng vào bát khoai và trộn đều hỗn hợp. Thực hiện các bước tương tự đối với phần khoai lang vàng.
Khi hai phần khoai đã tạo thành hỗn hợp mềm mịn, bạn nặn bột khoai thành từng viên tròn nhỏ, vừa ăn
Cho nước vào nồi sạch, đun sôi, sau đó thả lần lượt từng viên khoai vào luộc chín. Bạn nên luộc riêng từng loại khoai để chúng không bị phai và dính màu vào nhau. Các viên khoai chín sẽ nổi lên trên mặt nước. Lúc này, bạn vớt các viên khoai ra cho vào tô nước lọc lạnh để khoai không bị dính.
Bước tiếp theo, bạn cho phần nước cốt dừa đã chuẩn bị và 1 lít nước vào nồi, thêm đường và đun sôi
Hòa 20gr bột năng còn lại với một chút nước. Khi nước cốt dừa sôi thì cho bột năng vào khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh lại. Sau đó, lần lượt thả các viên khoai dẻo vào đun sôi trở lại là được.
Chúc bạn thành công!
Đổi vị với 3 cách nấu chè khoai dẻo thơm ngon, lạ miệng
Chè khoai dẻo là một món ăn tráng miệng ẩm thực truyền thống của Phúc Kiến, Đài Loan làm bằng khoai môn.
Chè khoai dẻo đang ngày càng trở nên phổ biến bới mùi vị thơm ngon, khoải mềm ngọt và nước cốt dừa béo ngậy. Ngoài ra, chè khoai dẻo còn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như bột báng, lá dứa để tăng thêm hướng vị cho món chè. Nếu bạn chưa biết đến các công thức nấu chè khoai dẻo thơm ngon chuẩn vị thì còn chần chừ gì mà không tìm hiểu các công thức mà Zicxa.com giới thiệu dưới dây.
Công dụng tuyệt vời của chè khoai dẻo
Không chỉ thơm ngon, chè khoai dẻo còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho người ăn mà ít người biết tới. Hãy cùng Zicxa.com điểm qua những lợi ích đó nhé!
1. Kiểm soát lượng đường huyết và giữ cho vóc dáng thon gọn
Đối với những người đang mắc phải các chứng bệnh như bệnh tiểu đường hay 1 số bệnh về tim mạch thì lượng đường huyết được hấp thụ là rất thấp. Do đó, khoai môn là một lưa chọn tuyệt vời để đổi món cho bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên bạn lưu ý để giữ được tác dụng này thì khi nấu chè khoai dẻo bạn nên sử dụng rất ít đường và để vị chè ngọt tự nhiên nhờ tinh bột và đường phức có sẵn trong khoai. Ngoài ra, trong khoai môn còn có dưỡng chất giúp kiểm soát lipid, giúp giảm cân, giảm lượng mỡ trong cơ thể và khiến vóc dáng trở nên thon gọn, săn chắc hơn.
2. Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
Với 2 thành phần chính là khoai môn và khoai lang- loại thực phẩm vẫn luôn được dân gian lưu truyền giúp tiêu hóa tốt, nhuận tràng, chè khoai dẻo có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, chè khoai dẻo còn có nhiều chất tinh bột giúp kích thích dạ dày tiết ra dịch vị, tăng khả năng tiêu hóa. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên ăn chè khoai dẻo vào buổi tối, rất dễ gây đầy bụng.
Cách nấu chè khoai dẻo chuẩn vị Đài Loan
Một món chè vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng như vậy thì chắc chắn bạn cũng đang rất tò mò xem cách nấu món chè này như thế nào đúng không? Vậy thì còn chần chừ gì mà không cùng Zicxa.com tìm hiểu các công thức nấu chè khoai dẻo thơm ngon ngay sau đây thôi.
1. Cách nấu chè khoai dẻo cốt dừa Đài Loan thơm ngon
Chè khoai dẻo chắc chắn vẫn đang làm mưa làm gió trong cộng đồng các bạn trẻ bởi hương vị thơm ngon, topping là những viên khoải mềm ngọt và thạch cao quy linh mát lạnh. Nếu bạn là một tín đồ của món chè này thì thay vì ăn hàng với những bát chè khoai dẻo bé xíu mà thét giá lên đến 80-100 nghìn đồng thì hãy thử tự tay vào bếp với công thức Zicxa.com giới thiệu ngay sau đây nhé!
Chè khoai dẻo Đài Loan
Nguyên liệu cần chuẩn bị
200g Khoai môn
200g Khoai lang: Bạn có thể chọn cả khoai lang vàng và trắng để thêm nhiều màu sắc cho món chè nhé!
160g Bột năng
120g Đường bột1 Hộp
Nước cốt dừa6g
Bột cao quy linh 6 gr (Khoảng 2 gói nhỏ)
400ml Nước đường
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khoai lang và khoai môn bạn đem gọt sạch vỏ và rửa sạch với nước. Sau đó bạn cắt khoai thành những miếng vừa ăn.
Bước 2: Chế biến thạch cao quy linh
Bạn rây 6g bột cao quy linh vào một nồi chứa sẵn 1 lít nước. Bạn chú ý không rây bột rồi mới cho nước vào để tránh tình trạng bột bị cặn lại ở dưới đáy nồi nhé! Bạn dùng phới lồng khuấy đều để bột cao quy linh tan đều trong nước rồi bắc nồi lên bếp đun. Trong thời gian đun bạn cũng dùng phới lồng để khuấy thật đều nhé!
Thạch cao quy linh
Bạn đun với lửa vừa cho đến khi hỗn hợp gần sôi và bắt đầu đặc sệt lại thì tắt bếp. Bạn lưu ý không đun quá lâu có khả năng làm thạch bị đắng nhé! Bạn để nguội bớt rồi rót hỗn hợp vào khuôn rồi để trong ngăn mát tủ lạnh từ 30-40 phút là thạch đã đông lại và có thể đem ra sử dụng. Bạn lấy thạch ra khỏi khuôn và cắt thành các miếng vừa ăn.
Bước 3: Chế biến khoai môn và khoai lang.
Bạn bắc một nồi hấp lên bếp và đun sôi nước thì cho các miếng khoai đã được cắt nhỏ lên hấp. Bạn cần hấp trong khoảng 20-30 phút để khoai mềm và chín bở hoàn toàn thì lấy khoai ra và bắt đầu vào công cuộc nghiền và nặn khoai.
Bạn nghiền khoai thật nhuyễn và trộn đều với bột năng và đường bột theo công thức 100g khoai trộn với 40g bột năng và 30g đường bột. Bạn nên trộn các nguyên liệu thành từng đợt nhỏ để các nguyên liệu hòa quyện hơn. Bạn nhào trộn đều các nguyên liệu đến khi thành 1 khối có cấu trúc ổn định. Một tip nhỏ mà Zicxa.com muốn bật mí tới các bạn đó là các bạn có thể thêm 1 chút nước nóng để đường và bột năng tan ra làm chất keo cho khối nguyên liệu.
Nghiền và nặn khoai thành những viên nhỏ
Khi khoai nghiền đã có kết cấu ổn định thì bạn lấy 1 lượng nhỏ rồi lăn đều thành hình thanh dài có đường kính khoảng 1cm. Tiếp theo đó bạn cắt thành các khúc nhỏ dài khoảng 1-1,5cm. Bạn có thể điều chỉnh kích thước của các viện khoai tùy sở thích nhưng cần lưu ý khi đem nấu viên khoai này sẽ nở ra.
Bước 4: Hoàn thiện món chè khoai dẻo
Bạn đun sôi một nồi nước và cho các viên khoai vào luộc. Bạn lưu ý không cho quá nhiều khoai vào cùng 1 lúc để tránh việc các miếng khoai bị dính vào với nhau. Sau khoảng 5 phút thì bạn bắt đầu chuẩn bị một bát nước đá thật lạnh. Khi bạn thấy các viên khoai được bọc bới 1 lớp trắng trong thì khoai đã được, bạn vớt ra và thả ngay vào bát nước đá để các viên khoai không bị nát bở ra.
Chè khoai dẻo Đài Loan
Cho viên khoai và thạch cao quy linh vào bát rồi chan nước đường vào. Cuối cùng, bạn rưới 1 chút nước cốt dừa vào để tắng thêm hương vị cho món chè là đã hoàn thành rồi. Chúc bạn thành công với món chè khoai dẻo đài loan nhé!
2. Cách nấu chè khoai dẻo lá dứa thơm lừng
Không chỉ thơm ngon bới vị ngọt nhẹ của khoai môn, độ bùi bở của nếp và phần nước cốt thơm ngon, mòn chè khoai dẻo lá dứa còn chinh phục người ăn bởi mùi thơm đặc trưng của món lá dứa cũng như màu xanh lá nhạt đẹp mắt. Nếu như bạn chưa biết cách nấu món chè này thì còn chần chừ gì mà không cùng Zicxa.com tìm hiểu công thức ngay sau đây thôi.
Chè khoai dẻo lá dứa
Nguyên liệu cần chuẩn bị
300g Khoai môn
300g Nếp sáp
1 Hộp nước cốt dừa
150g Đường cát
1 Bó lá dứa
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khoai môn bạn gọt bỏ vỏ và rửa thật sạch với nước rồi cắt thành những miếng vừa ăn. Bạn cũng nên ngâm khoai trong nước lạnh để khoai không bị thâm trong thời gian chờ nấu.
Lá dứa bạn tách từng lá rửa thật sạch. Gạo nếp bạn vo qua với nước cho sạch chứ không nên ngâm tránh việc khi chế biến nếp bị quá bở, mất độ ngon.
Bước 2: Chế biến nếp sáp
Bạn lót một ít lá dứa vào đáy nồi để không bị cháy rồi đổ nếp vào nồi. Bạn trộn đều 70g đường cát với phần nếp đã được chuẩn bị. Tiếp theo bạn pha 150ml nước cốt dừa với 250ml nước lọc rồi khuấy đều rồi chế dần vào nồi gạo nếp đã chuẩn bị. Bạn trộn thật đều các nguyên liệu một lần nữa rồi bắc lên bếp đun với lửa lớn. Khi thấy nước cốt dừa dão sôi lăn tăn thì bạn vặn nhỏ lại và đun với lửa vừa đến khi nếp chín mềm.
Bước 3: Chế biến khoai môn
Bạn bắc nồi hấp lên bếp và đun sôi một lượng nước đủ nhiều. Khi nước đã sôi bạn cho khoai vào hấp chừng 15 phút là khoai đã chín mềm. Bạn lưu ý không nên hấp quá lâu làm khoai bị chín nhừ quá khi nấu chè dễ bị nát, mất mùi vị.
Bước 4: Chế biến nước cốt lá dứa
Phần lá dứa bạn cắt nhỏ vụn dần từng lá vào trong cối xay. Bạn cắt tới khi hết lượng lá dứa còn lại thì cho thêm khoảng 1 chén nước rồi bắt đầu xay nhuyễn. Bạn nên xay dần dần mỗi lần khoảng 10s để tránh máy bị quá nóng cho tới khi bạn có được một hỗn hợp đặc sệt màu xanh lá. Bạn lộc hỗn hợp đó qua rây để loại bỏ cặn.
Bước 5: Hoàn thiện món chè khoai dẻo lá dứa
Chè khoai môn lá dứa
Khi nếp đã nở bung bạn chế dần dần nước cốt lá dứa vừa chế biến vào nồi. Vừa chế vừa khuấy thật đều tay tới khi thấy nếp và nước cốt đã có màu xanh lợ đẹp mắt thì dừng lại.
Bạn lưu ý không nên cho quá nhiều nước cốt lá dứa có khả năng làm chè bị đắng. Tiếp tục đun thêm tầm 5 phút đến khi nếp chín mềm thì cho khoai môn và lượng đường cát còn lại vào nồi, khuấy nhẹ tay để các nguyên liệu trộn đều. Bạn đun tiếp tầm 5-10 phút thì cho thêm nước cốt dừa rồi khuấy đều tay là được.
Như vậy là chỉ với 5 bước đơn giản bạn đã hoàn thành món chè khoai dẻo lá dứa vừa thơm ngon lại vô cùng đẹp mắt rồi. Thành phẩm tạo ra phải có kết cấu hơi đặc sệt, nếp nở bung thơm ngon, khoai mềm mịn hòa quyện với vị ngọt của nước cốt dừa và mùi thơm đặc trưng của lá dứa. Chúc bạn thành công.
3. Cách nấu chè khoai dẻo bột báng giòn thơm
Chè khoai dẻo bột báng giữ nguyên được hương vị thơm ngon của phần khoai ngọt bùi và tăng thêm bị giòn sựt sựt của bột báng. Không những thế, món chè này vô cùng đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến trong một thời gian ngắn. Vậy thì còn chần chừ gì mà không cùng Zicxa.com tìm hiểu công thức nấu chè khoai dẻo bột báng ngay thôi.
Chè khoai dẻo bột báng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
200g Khoai môn
200g Khoai lang
320g Bột năng
300g Đường trắng
50g Bột báng
200ml Nước cốt dừa
Các bước chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khoai môn và khoai lang bạn gọt sạch vỏ và rửa với nước rồi cắt thành những miếng hạt lựu vừa ăn.
Bột báng bạn chỉ cần ngâm trong nước 15 phút để bột nở và mềm hơn.
Bước 2: Chế biến khoai mốn và khoai lang
Chế nước vào nồi hấp và bắc lên bếp đun thật sôi. Tiếp theo đó bạn cho khoai vào hấp trong khoảng 15 phút là khoai đã chín mềm thì bắc ra. Bạn chia khoai môn và khoai lang ra 2 bát nhỏ vào thêm vào mỗi bát 100g bột năng. dùng thìa trộn đều bột năng với khaoi và nghiền khoai thật mịn. Khi khoai đã mịn cà có kết cấu ổn định, bạn lấy 1 lượng nhỏ ra khỏi bát và vê thành từng viên nhỏ.
Nặn khoai thành các viên nhỏ vừa ăn
Tiếp theo bạn đun sôi một nồi nước và thả từng viên vào luộc. Bạn lưu ý không luộc khoai quá lâu sẽ phá vỡ kết cấu của các viên khoai khiến các viên khoai bị nát và vỡ ra. Sau khoảng 5-10 phút bạn thấy bề ngoài của viên khoai có một lớp trắng trong thì khoai đã đạt và bạn có thể vớt ra. Sau khi vớt các viên khoai ra bạn ngay lập tức cho vào bát nước đá lạnh đã chuẩn bị sẵn để giữ cho viên khoai không bị bở ra.
Bước 3: Hoàn thiện món chè khoai dẻo bột báng
Bạn chế khoảng 1 lít nước vào nồi và thêm 200ml nước cốt dừa rồi bắt lên bếp đun với lửa lớn, Vừa đun bạn vừa khuấy đều để nước cốt dừa hòa tan trong nước. Trong khi chờ nước chè sôi bạn hòa tan 20g bột năng trong nước.
Khi nước chè sôi bạn vặn nhỏ lửa và chế dần dần phần bột năng hòa tan vào nồi chè, vừa chế vừa khuấy thật đều tay để tránh tình trạng nước chè bị vón cục.
Tiếp theo bạn cho các viên khoai vào cùng với đường trắng và khuấy nhẹ tay để tránh các viên khoai bị vỡ. Sau khi đun tiếp 5 phút bạn cho bột báng vào khuấy đều tay 1-2 phút nữa là hoàn thành.
Chè khoai dẻo bột báng
Như vậy chỉ với 3 bước đơn giản bạn đã hoàn thành món chè khoai dẻo bột báng vừa thơm ngậy vị nước cốt dừa, vừa có độ bùi ngọt của khoai và những viên bột báng giòn thơm. Chúc bạn thành công với công thức nấu chè này nhé!
Trên đây là 3 cách nấu chè khoai dẻo thơm ngon nhất mà Zicxa.com muốn giới thiệu tới bạn. Chè khoai dẻo không quá ngọt và thơm dậy mùi đặc trưng của khoai long và khoai môn.
Đây chắc chắn là món chè không chỉ khiến trẻ con ưa thích mà còn có khả năng chinh phục cả khẩu vị của những người trưởng thành. Không những thế đây còn là món chè vô cùng bổ dưỡng cho cả gia đình nên ngay cuối tuần này, hãy chọn cho mình một công thức phù hợp nhất để chiêu đãi bản thân và cả gia đình nhé!
Hướng dẫn nấu chè ngô cốm Hương vị của những món chè mát lành, bổ dưỡng như chè cốm hay chè ngô chắc hẳn đã rất thân quen với nhiều người. Là sự kết hợp tinh tế giữa hai nguyên liệu ngô và cốm - món chè ngô cốm sẽ mà chúng tôi giới thiệu hôm nay sẽ mang lại cho bạn sự mới lạ thơm ngon, hấp dẫn....