Ấm lòng chàng trai xăm trổ mở tiệm cắt tóc 0 đồng cho người nghèo Sài Gòn
Hơn 2 năm “làm chuyện bao đồng”, anh Khải (30 tuổi) cùng những chàng trai trẻ ở tiệm tóc 0 đồng không chỉ trao đi nụ cười cho người nghèo, mà còn nhận lại vô vàn món quà ấm áp. Đó là tình người Sài Gòn.
Bữa trưa nắng chang chang, trên góc đường Cống Quỳnh (Q.1, TP.HCM) một bà cụ ngoài 70 nặng nhọc nhích từng bước. Cụ mặc bộ bà ba rách tà, tay phải cầm chiếc nón rách che nghiêng, tay trái xách bịch ve chai cũng rách nốt. Ngang góc đường, cụ dừng lại đôi chút rồi ái ngại đi tiếp. Chợt một chàng trai trẻ chạy ra gọi lớn:
- Cắt tóc phải hông cụ? Vào đi, con làm miễn phí…
- Miễn phí à? Thiệt miễn phí thì cắt giùm tui đi cậu. Trời nóng quá, chịu hổng được!
Vừa dứt lời, anh chàng đã kéo ngay chiếc ghế nhựa: “Cụ ngồi đây, đợi con xíu”. Thế rồi, đôi tay anh thoăn thoắt trên nếp tóc nửa trắng nửa đen, chỉ 15 phút sau đã có một quả đầu mới toanh khiến cụ già móm mém cười không ngớt.
“Nãy tui tưởng cắt tóc lấy tiền nên hổng dám vào. 30 ngàn lận, hơn cả buổi đi nhặt ve chai của tui. Ai ngờ gặp cậu trẻ này, cậu tốt quá chừng…” – cụ già khen lấy khen để.
Cứ thế, hơn 2 năm từ khi tiệm tóc 0 đồng được dựng lên đều đặn thứ 3-5-7, những chàng trai trẻ ấy vẫn lặng lẽ bày ghế, cắt tóc, chăm chút vẻ ngoài cho người nghèo Sài Gòn một cách bao đồng.
Cốt là để cho đi những nụ cười.
Đi lên từ nghèo khó nên anh Khải quyết đem sức mình giúp lại người nghèo khó.
“Đi lên từ nghèo khó, lấy sức mình giúp lại người nghèo khó”
Anh Khải (chủ tiệm, 30 tuổi) kể: Ngày trước, khi anh mới bắt đầu lập nghiệp, vì kinh tế khó khăn nên anh em ở tiệm tóc đều phải ăn cơm 2000 đồng ở quán Nụ Cười. Cứ thế, mỗi ngày chứng kiến người nghèo vất vả, tằn tiện từng đồng để sống khiến anh quyết tâm đem cái nghề của mình quay lại giúp một phần nào đó cho họ.
“Khải nói với mấy cô chú ở quán cơm Nụ Cười, cứ ai đến ăn, thấy tóc dài thì chỉ qua đường cho tụi con. Thế mà, từ đó khách đông dần. Người ta ghé, vừa ăn cơm lại có thêm đầu tóc đẹp nên ai cũng thích…”
Từ ngày dựng tiệm tóc 0 đồng, số 06 Cống Quỳnh (Q.1 – TP.HCM) cũng trở thành địa chỉ uy tín “thay đổi ngoại hình” cho biết bao chị vé số, anh xe ôm, cô ve chai, vô gia cư,… Với họ, cắt một đầu tóc là bằng cả ngày công, 3-4 buổi cơm của gia đình, nên chưa bao giờ dám nghĩ tới. Vậy mà, với anh Khải tất cả đều 0 đồng.
“Người nghèo thì đâu thể nào dám bỏ 60.000 đồng để đến tiệm cắt tóc, nên Khải muốn họ tới đây luôn thoải mái nhất. Bình thường nhiều nhân viên văn phòng, người dân qua đường cũng ghé. Họ chủ yếu là đến trải nghiệm cảm giác nhận niềm vui miễn phí như người nghèo” – Khải chia sẻ.
Tiệm tóc 0 đồng hơn 2 năm thành lập đã giúp được hàng nghìn người nghèo Sài Gòn.
Video đang HOT
Đều đặn 11h trưa mỗi thứ 3-5-7 hàng tuần.
Ngày trước, khi quyết định xăm 2 cánh tay, Khải vấp phải nhiều cái nhìn không mấy thiện cảm từ xã hội. Ngay cả gia đình và bố vợ anh cũng nhiều lần lên tiếng phản đối. Hầu hết mọi người vẫn quan niệm xấu về loại hình nghệ thuật này.
Nhưng vượt qua tất cả, Khải vẫn thể hiện đam mê và chứng minh đam mê của mình chưa từng sai. Hình xăm đơn thuần chỉ là lớp áo trang trí bên ngoài, người có xăm vẫn là người giúp ích rất nhiều cho xã hội. Bằng chứng là qua 2 năm thành lập tiệm tóc, Khải đã giúp đỡ cho hàng nghìn người nghèo. Không những vậy, chính nụ cười mà Khải nhận lại khiến anh vui vẻ, tin tưởng vào đam mê của mình hơn.
“Hôm bữa, có cô kia dắt con tới chỗ Khải cắt tóc. Lúc ra về thì tụi anh cũng xong việc nên tụ họp lại nói chuyện. Tự nhiên chị kia bưng nước tới nên anh hỏi: Con đâu kêu nước? Chỉ nói: Hổng có, người ta cho mấy cưng, trả tiền rồi. Đó, tiền nước bằng cả ngày làm việc của họ nhưng họ vẫn sẵn sàng tặng mình như vậy. Còn lần khác thì một bà cụ đem bịch trái cây tới dúi tận tay, bảo Khải là từ thiện cho bà, bà hổng ăn mà để cho mấy đứa… Nghe bấy nhiêu thôi cũng đủ làm mình ấm lòng” – Khải kể.
Thế nhưng, cũng không ít lần anh gặp phải sự chỉ trỏ là làm màu, bao đồng, quảng cáo bản thân. Mỗi lần thế, chàng trai xăm trổ lại mỉm cười cho qua. “Khải làm mọi thứ vì niềm vui. Nếu ai dám đứng trước mặt mà nói thế thì Khải cũng chỉ bảo: Khải thích. Còn nếu đã nói sau lưng thì chẳng việc gì mình phải quan tâm cả…” – anh quan niệm.
Anh Khải đã dần xoá bỏ được những định kiến về hình xăm trên người mình.
Những hình xăm đơn giản mang ý nghĩa về cuộc đời của mỗi con người, và họ cũng là những người tốt trong xã hội này.
Bán niềm vui nhận lại niềm vui mới…
Hai năm dựng tiệm tóc 0 đồng, lúc đầu chỉ có 4 anh em, giờ đây để thực hiện giấc mơ giúp đỡ người nghèo, đã có hơn 10 thợ tóc lành nghề bên cạnh Khải. Họ – những người trẻ, đam mê nghề và mong muốn đem cái nghề đó giúp ích lại cho xã hội.
Như anh Quốc (22 tuổi) chia sẻ: “Anh hoạt động từ thiện đã hơn 1 tháng. Công việc giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn như mình nên rất vui. Phần tiền cắt tóc thay vào đó có thể để dành cho họ thêm bữa cơm, điều đó không phải tốt quá sao?”.
Anh Hiền (30 tuổi) cũng chia sẻ thêm: “Mình toàn cắt tóc nam thôi! Nhưng ở đây thì không phân biệt nam nữ. Lâu lâu có mấy chị đến bảo cắt, thế là mình làm luôn một quả đầu ngắn, thế mà họ vẫn thích mê. Miễn sao giúp được là giúp…”
Trải qua 2 năm, hơn chục học viên khác cũng đồng hành với anh Khải giúp đỡ người nghèo.
“Lâu lâu có mấy chị đến bảo cắt, thế là mình làm luôn một quả đầu ngắn, thế mà họ vẫn thích mê. Miễn sao giúp được là giúp…”
Cô Nguyễn Thị Lài (70 tuổi), vừa được cắt xong đầu tóc ngắn, liền đưa tay vuốt vuốt rồi cười mãn nguyện. Cô hành nghề nhặt ve chai, ngày ngày rong ruổi, đêm lại ngủ lề đường góc phố. Mấy nay Sài Gòn nóng rang khiến tóc cô bết mồ hôi, đêm nằm chẳng yên vì ngứa. Được bữa ghé quán cơm Nụ Cười, người ta mách nên cô ngồi đợi mấy anh từ chừng 10 giờ trưa.
“Mấy cậu hổng những cắt tóc đẹp mà còn ân cần hỏi han nữa. Nhờ mấy cậu mà tui mừng lắm, chứ biết bao giờ có tiền đi cắt tóc” – cô bảo.
Còn chú Giang (68 tuổi, hành nghề bán đồ chơi dạo), đợt nào đi bán gần đường Cống Quỳnh, chú cũng ghé nhờ anh Khải cắt gọn mái đầu. Chú kể: Hoàn cảnh chú khó khăn, một chân liệt nên trở trời tốn bao nhiêu là tiền thuốc. Mấy năm trước chú cứ để tóc dài thượt, khó chịu cũng kệ. Thế mà từ khi ghé tiệm 0 đồng thử là thử luôn tới giờ, làm khách ‘xịn’ của anh Khải.
Cho đi nụ cười, họ cũng nhận lại vô vàn món quà ấm áp khác. Đó là tình người Sài Gòn.
Quán cơm 2 ngàn, tiệm tóc 0 đồng, no cái bụng, đẹp cái thân, còn gì bằng mà không ghé người nghèo ơi!
Cứ thế, tiệm tóc dựng lên mộc mạc giữa trung tâm, vài chiếc ghế nhựa cũ, chẳng biển, chẳng hiệu… lại níu chân bao người. Ai bước vào bước ra cũng được mấy chàng trai trẻ “phù phép” cho một đầu tóc gọn gàng, gương mặt xán lạn, nở nụ cười.
Để góc đường Cống Quỳnh dần dà trở thành địa chỉ uy tín, được người ta truyền nhau rằng: Quán cơm 2 ngàn, tiệm tóc 0 đồng, no cái bụng, đẹp cái thân, còn gì bằng mà không ghé người nghèo ơi!
Theo saostar
Nỗi thất vọng về nhóm người xin quần áo từ thiện cứ đẹp giữ bán còn xấu vứt đi
"Thật quá thất vọng, những người mang danh nghĩa đi thu thập quần áo cũ cho người nghèo lại chỉ lấy quần áo mới", một ý kiến bày tỏ của dân mạng.
Chắc hẳn bạn đã nghe tới những chiếc tủ quần áo từ thiện, nơi mà người nghèo có thể tới để chọn cho mình một bộ đồ phù hợp, hoàn toàn không phải mua bán hay đổi chác bất cứ thứ gì. Thế nhưng đôi khi, lòng tốt cũng dễ bị lợi dụng!
Thu gom quần áo từ thiện cho người nghèo nhưng chỉ giữ đồ mới lại để bán
Chuyện những người mang danh nghĩa đi xin quần áo từ thiện tại các đơn vị thu gom và cung cấp để trục lợi cá nhân, vốn không phải lần đầu được nhắc tới. Họ sẵn sàng diễn vai người tốt để lợi dụng lòng tin người khác, lấy quần áo cũ nhưng chỉ chọn cái mới và đẹp giữ lại mang bán, còn cũ quá thì vứt đi không thương tiếc.
Quần áo cũ từ thiện bị vứt dọc đường.
Mới đây, trên mạng xã hội, một câu chuyện buồn về tình người đã được chia sẻ đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm. Nguyên văn những dòng tâm sự thuật lại như sau:
"Lẽ ra không đăng lên đâu, nhưng phải đăng lên để cộng đồng đọc và phán xét. Trước tôi không tin khi có phản ánh, có bộ phận người đi xin quần áo cũ, sau đó chọn cái đẹp, nguyên tem mác mang về bán, giờ thì tôi tin rồi.
Sáng nay, một nhóm người (gần đây toàn xã này sang tủ quần áo của chúng tôi xin đồ) có lần 10-20 người sang, lần ít cũng 4-5 người. Sáng nay thì có 5 người sang, sau khi được cho nhiều quần áo họ về luôn.
Tình cờ tôi có việc riêng nên đi theo họ, đi được 4km đến chỗ vắng thì thấy họ dừng lại lọc lấy những cái đẹp nhất, sau đó vứt vào bụi cây hoặc xuống suối. Họ đi rồi, tôi lại gần thì thấy, ôi quá nhiều quần áo cũ vứt lại... thoáng choáng váng, cảm giác cực kì thất vọng - bao công sức đêm hôm nhận đồ, mưa gió.
Nhiều lúc tự bỏ tiền thuê taxi, xe ôm chở quần áo về, bao trẻ em, người nghèo ở quê tôi còn chẳng đủ quần áo mà mặc... mà giờ họ lại làm thế. Nhận thức quá kém cỏi, quá vô văn hoá, lừa dối, lừa đảo, lấy mất phần của người nghèo khác...".
Quần áo cũ vứt giữ đường đã được lượm lại.
Đúng là xã hội thật giả lẫn lộn, lòng người vô cùng khó đoán và đôi khi muốn làm việc tốt cũng không dễ dàng. Thật chẳng hiểu những người mang danh nghĩa "từ thiện" ấy, họ có nghĩ đến cảm giác của những người khác khi lợi dụng lòng tốt để trục lợi cá nhân? Những hành động đó thật đáng xấu hổ!
Cư dân mạng bày tỏ sự thất vọng khi lòng tốt đặt nhầm chỗ
Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây chú ý thực sự và nhận về hàng ngàn lượt bình luận, bày tỏ ý kiến "không hài lòng chút nào" cho hành động vô ý thức này của một bộ phận người dân. Đa số những dòng comment đều lên tiếng chỉ trích với thái độ phản ứng gay gắt.
Những ý kiến bình luận đầy "phẫn nộ" của dân mạng.
Đúng là khi lòng tin đặt nhầm chỗ, cảm giác ấy đau lòng và thất vọng đến nhường nào! Công sức thu gom quần áo cũ bị "đổ xuống sông xuống bể" chỉ vì hành động ích kỷ của một bộ phận người dân. Hãy chia sẻ câu chuyện này giống như một lời "cảnh tỉnh" dành cho mọi người nhé.
Nguồn: Anh Nguyễn Tuân
Theo Yan
Kỳ lạ như người Sài Gòn, đi uống nước quên 450k tiền thối tưởng đã mất, 2 ngày sau quay lại nhận ngay bất ngờ Sài Gòn này có những điều kỳ lạ vậy đó! Cũng không biết từ bao giờ và tại vì sao mà nhiều người vẫn khoác lên mình Sài Gòn chiếc áo của một vùng đất phồn hoa, nhộn nhịp, nơi con người đều đặn mỗi ngày quay cuồng với guồng quay đi nhanh, sống vội. Cũng chẳng lạ gì, bởi ở cái vùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn

Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn

Người chịu thiệt hại lớn nhất sau ồn ào livestream đấu tố tình ái của ViruSs

Tuyên bố lúc nửa đêm từ Ngọc Kem

Video: Cô gái thoát nạn trong gang tấc nhờ nhanh trí vứt xe máy bỏ chạy

Một dòng tin nhắn ngắn ngủi nhưng khiến hàng nghìn người cay mắt

Bức ảnh được 1 thầy giáo đăng lên MXH khiến các bậc phụ huynh "dậy sóng": Xem mà xót xa cho con em chúng ta quá!

'Thánh ăn' gây sốc khi bất ngờ thú nhận sự thật về giới tính của bản thân

Cô gái tá túc trong nhà vệ sinh của cửa hàng để tiết kiệm tiền

Cách ViruSs kiếm tiền từ drama tình ái: Ước tính kiếm gần 600 triệu đồng sau 3 tập "phát sóng", nhưng chưa phải số tổng

Người đàn ông đánh đu ngoài lan can chung cư ở Hà Nội, khoảnh khắc sau đó khiến nhiều người sợ hãi

Cảnh tượng kinh hoàng với nhà vô địch Olympic: Đang chụp ảnh cưới phải tháo chạy vì động đất
Có thể bạn quan tâm

Xưởng ma túy "khủng" bị triệt phá như thế nào?
Pháp luật
5 phút trước
Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ
Sức khỏe
13 phút trước
Doanh thu gây bất ngờ của phim Việt gây ồn ào bằng vụ dùng xe cấp cứu đi ra mắt
Hậu trường phim
23 phút trước
Jun Phạm điển trai cùng fan gom gần 200 triệu đồng giúp các em nhỏ mổ tim
Sao việt
25 phút trước
Hoà Minzy lên tiếng khi bị đặt lên bàn cân so sánh với Sơn Tùng M-TP
Nhạc việt
33 phút trước
Mỹ nữ phản diện đang hot nhất màn ảnh tố cáo bị dàn dựng tin nhắn hạ bệ, 1 nàng thơ cũng là nạn nhân
Sao châu á
36 phút trước
Vào mùa du lịch Hòn Cau
Du lịch
1 giờ trước
Mới ra mắt 3 ngày, tựa game này đã làm "dậy sóng" làng game Việt, nguyên do bởi dàn nhân vật quá "thích mắt"
Mọt game
1 giờ trước
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
2 giờ trước
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
3 giờ trước