Ấm đun nước kết nối được WiFi, điều khiển bằng điện thoại
iKettle là chiếc ấm đun nước thông minh có thể kết nối với mạng WiFi và cho phép điều khiển qua smartphone cùng nhiều tính năng độc đáo.
Không hài lòng với các loại ấm đun nước thông thường, một nhà sản xuất mới đây vừa nảy ra ý tưởng sản xuất một loại ấm thông minh có tên iKettle. Điểm nổi bật của iKettle là nó có khả năng kết nối với mạng WiFi của gia đình bạn. Đồng thời thông qua một ứng dụng trên smartphone, bạn có thể sử dụng điện thoại của mình để điều khiển các chức năng của chiếc ấm, như tùy chọn nhiệt độ tùy theo nhu cầu – miễn là nơi bạn đứng bắt được sóng WiFi từ mạng mà iKettle kết nối.
Bạn cũng có thể ra lệnh, yêu cầu iKettle đun nước cho mình vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy; hay bắt ấm giữ nước nóng sau khi sôi. Ngoài ra, tính năng điều khiển nhiệt độ nước đun của iKettle hứa hẹn sẽ rất được ưa thích, đặc biệt với những ai có sở thích uống trà hay cafe, bởi các đồ uống khác nhau sẽ yêu cầu các mức độ khác nhau để cho chất lượng cao nhất. Ví dụ như nhiệt độ phù hợp để pha trà là 80 độ, hay cafe là 95 độ.
iKettle được làm từ thép không gỉ, vòi lọc. Thiết bị hiện đã cho đặt hàng trước với giá 160 USD và hứa hẹn được bán ra trong một vài tháng tới.
* Một số hình ảnh sản phẩm:
Video đang HOT
Theo VNE
Cận cảnh nơi kiểm nghiệm bằng chứng vũ khí hóa học Syria
Khi nhóm thanh sát viên Liên Hợp Quốc rời khỏi khách sạn của họ đi điều tra các tuyên bố về việc sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus vào cuối tháng 8, phần lớn các thành viên trong đoàn không phải là nhân viên của Liên Hợp Quốc.
Thực tế, 9 trong số 12 thanh sát viên này là người của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW).
OPCW là cơ quan thực thi Công ước Vũ khí hóa học (CWC), một hiệp ước quốc tế cấm sở hữu vũ khí hóa học và đã được 189 nước trên toàn thế giới tham gia ký kết.
Trong lịch sử, các chuyên gia OPCW đã giám sát việc kiểm kê và tiêu hủy vũ khí hóa học ở nhiều nước, từ Mỹ và Nga tới Libya. Họ cũng từng làm việc ở Iraq.
"Chúng tôi cố gắng có được nhiều thông tin nhất có thể về những gì chúng tôi đang làm", Franz Ontal, Giám đốc phụ trách đào tạo thanh sát viên của OPCW nói với phóng viên CNN tại phòng thí nghiệm của tổ chức này ở Hà Lan. "Chúng tôi muốn biết địa điểm mục tiêu trông như thế nào; chúng tôi muốn biết mình đang theo đuổi những gì ở đó. Thông tin chúng tôi có được sẽ là những gì được thông báo cho các thanh sát viên về loại thiết bị bảo vệ mà họ sẽ phải mặc trên người".
Mỹ và các đồng minh cho rằng chính quyền Syria đã sử dụng khí Sarin một chất độc thần kinh cực độc - trong vụ tấn công ở ngoại ô thủ đô Damascus ngày 21/8. Syria phủ nhận các cáo buộc.
Ngay khi định vị được địa điểm một vụ tấn công hóa học có thể, các thanh sát viên sẽ dùng thiết bị dò điện tử để xem chỉ số loại hóa chất mà họ có thể phải đối mặt, và mật độ của nó. Ngoài các chuyên gia hóa học, nhóm thanh sát còn bao gồm cả các chuyên gia đạn dược. Đó là bởi vì họ có thể gặp phải thiết bị chưa nổ. Bên cạnh đó, chúng có thể chứa dấu vết hóa chất mà các thanh sát viên đang tìm kiếm.
Xác định loại đạn mà thiết bị phân phát cũng có thể giúp ích cho quá trình điều tra vì nó cung cấp manh mối về phe có thể đứng sau vụ tấn công.
Trong tiến tình thu thập mẫu bằng chứng, việc bảo đảm cất giữ là quan trọng vô cùng. Nhóm thanh sát viên không lấy mẫu từ bên thứ 3, vì vậy họ không nhận mẫu từ bác sĩ của phe đối lập đang làm việc tại các bệnh viện dã chiến sau vụ tấn công ngày 21/8. Họ cũng phải chắc chắn họ biết rõ về nguồn gốc mẫu bằng chứng, phải chụp ảnh và ghi chép mọi thông tin liên quan.
Theo OPCW, đó là cách duy nhất để đảm bảo tính độc lập của điều tra.
Các mẫu thu được tại hiện trường được chuyển vào một thùng chứa bằng thép không gỉ đủ sức chịu đựng một vụ tai nạn máy bay. Ngay khi tới phòng thí nghiệm, các nhà khoa học sẽ tháo dỡ cẩn thận và giám sát chúng bằng một máy dò vũ khí hóa học.
Trong hầu hết các trường hợp, các mẫu bằng chứng sẽ được phân tách và gửi tới một số phòng thí nghiệm đối tác của OPCW để phân tích nhằm đảm bảo tính khách quan. Các phòng thí nghiệm đối tác nằm ở khắp toàn cầu, từ Mỹ, Nga, Đức tới Iran. Những mẫu thu thập được từ Syria cũng sẽ tuân theo cùng tiến trình này.
Theo VNN
Nước đá "không bao giờ tan" và có thể dùng lại nhiều lần Mùa hè đang đến gần và tủ lạnh ở mỗi gia đình phải làm việc hết công suất để tạo nước đá 24/24. Chúng ta không thể thiếu những viên đá mát lạnh trong ngày hè oi ả nhưng tuy nhiên có một điểm trừ, nó lại làm cho đồ uống nhạt/loãng đi nếu không uống một cách nhanh chóng. Mọi sự phát...