Ảm đạm bức tranh kinh tế
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phác hoạ bức tranh triển vọng kinh tế thế giới khá ảm đạm khi hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới.
Các quan chức IMF bày tỏ lo ngại về nền kinh tế thế giới tại buổi lễ công bố báo cáo ở Tokyo ngày 9-10
Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” công bố tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) ngày 9-10, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay cũng như năm 2013. Tháng 7 vừa qua, dựa vào mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm, IMF đã dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,5% trong năm 2012 và 3,9% năm 2013 nhưng nay định chế tài chính này hạ dự báo xuống lần lượt còn 3,3% và 3,6%.
Các trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… đều phải vật lộn với sự hồi phục mong manh và đây cũng chính là khu vực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất thế giới. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, bao gồm Mỹ và Đức, sẽ giảm xuống còn 1,3% vào năm 2013.
Khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới là các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á cũng giảm sút mức tăng trưởng năm nay xuống còn 6,7%, so với dự báo 7,1% hồi tháng 7 vừa qua của IMF. Tăng trưởng năm 2013 của khu vực được xem là động lực giúp phục hồi kinh tế thế giới này nhích lên mức 7,2% nhưng vẫn thấp hơn mức 7,5% đưa ra trong dự báo vào tháng 7.
Video đang HOT
“Quán quân tăng trưởng” của kinh tế toàn cầu là Trung Quốc cũng đang “hạ cánh” khá nhanh với mức dự báo 7,8% trong năm 2012, thấp hơn so với dự báo 8% hồi tháng 7. Những biện pháp nới lỏng kinh tế có thể giúp Trung Quốc tăng 8,2% vào năm 2013 nhưng còn xa mới bằng tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức 2 con số suốt hàng chục năm qua.
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế thế giới, theo IMF, là cuộc khủng hoảng nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) sẽ tồi tệ hơn dự báo và các chính sách tài chính bị bế tắc tại chính trường Mỹ trong năm bầu cử 2012. Vì thế, IMF đã chỉ rõ những chính sách đối phó không hiệu quả, đồng thời kêu gọi Mỹ và châu Âu đẩy mạnh nỗ lực đối phó với các thách thức vốn tác động xấu tới kinh tế toàn cầu.
Phát biểu trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7), Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang là một hiểm họa đe dọa nền kinh tế toàn cầu bất chấp nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách. Theo ông, tình hình tại châu Âu không được cải thiện, thậm chí còn tồi tệ hơn, tất cả là do chính phủ các nước thành viên hành động thiếu quyết đoán, kịp thời.
Trong khi đó, theo IMF, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cùng chính sách tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công tới đây tại Mỹ đang là những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tác động tiêu cực đến đà tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Định chế tài chính đa phương này khuyến cáo các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cần chuẩn bị tốt để đối phó với các cú sốc tài chính từ bên ngoài.
Theo ANTD
Kinh tế thế giới không trụ nổi trước vụ tranh chấp Trung - Nhật?
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde - Ảnh: AFP
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo nền kinh tế thế giới yếu ớt sẽ không thể trụ được nếu Trung Quốc và Nhật dấn sâu vào vụ tranh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi các ngân hàng Trung Quốc rút khỏi cuộc họp của quỹ này tại Tokyo.
Bà Lagarde lên tiếng báo động vào hôm 3.10 giữa lúc Bắc Kinh và Tokyo đẩy mạnh cuộc chiến tuyên truyền về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
"Cả Trung Quốc và Nhật là những đầu tàu kinh tế chủ chốt vốn không muốn bị xao lãng bởi chia rẽ về lãnh thổ", hãng tin Kyodo dẫn lời bà Lagarde phát biểu tại Washington trước thềm cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra tại Tokyo vào tuần tới,
"Tình trạng hiện tại của nền kinh tế toàn cầu cần sự tham gia toàn diện của cả Nhật và Trung Quốc", bà Lagarde bổ sung.
Quan hệ tài chính giữa Trung Quốc và Nhật tiếp tục bị ảnh hưởng từ vụ tranh chấp lãnh thổ khi các ngân hàng lớn của Trung Quốc quyết định không tham dự hội nghị của IMF và WB vào tuần tới, mặc dù họ đã đăng ký cử đại diện.
Bà Lagarde nói hai nước láng giềng phải thể hiện một "mức độ khoan dung nhất định" nếu họ muốn vượt qua các tác động từ vụ tranh chấp.
Trong một nỗ lực thể hiện các tuyên bố chủ quyền, ba tàu hải giám Trung Quốc hôm qua (3.10), đã tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp, theo tuần duyên Nhật.
Trong khi đó, cả Bắc Kinh và Nhật đã đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền trong nỗ lực nhằm vận động dư luận quốc tế đứng về phía họ.
Tòa đại sứ Trung Quốc tại Pakistan đã mua nguyên trang quảng cáo trên tờ báo tiếng Anh Daily Times số ra hôm 2.10 nhân kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ giữa Bắc Kinh và Islamabad để đưa ra tuyên bố chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thông điệp của đại sứ Lưu Kiện đã tố cáo người Nhật ăn cắp quần đảo và chỉ trích việc Mỹ chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo cho Nhật vào đầu thập niên 1970.
Hôm 2.10, Phó tổng lãnh sự Nhật tại thành phố New York (Mỹ) Yasuhisa Kawamura cũng viết một bài bình luận trên tờ New York Times nhằm bác bỏ bài bình luận của một học giả Đài Loan trước đó nói rằng quần đảo được Mỹ chuyển giao cho Nhật như một "chiến lợi phẩm".
Đài Loan cũng là một bên tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo hãng tin Kyodo, Tokyo đã vạch các kế hoạch đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền nhằm chỉ ra sự vô căn cứ trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Theo TNO
Phải hạ nhiệt "vùng biển nóng" Các vụ tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể đe dọa tới kinh tế toàn cầu. Lời cảnh báo trên được bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) mới đây tại...