Ấm áp trao tặng “hạt gạo nghĩa tình” ở Thanh Xuân
Từ ngày 19/4, tại quận Thanh Xuân có thêm một một điểm phát gạo hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn trong đợt dịch Covid-19 kéo dài, với thông điệp “Tặng gạo – trao yêu thương”.
Điểm phát gạo miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn tại cổng Trung tâm Văn hóa – Thông tin & Thể thao quận Thanh Xuân (Ngã tư đường Lê Văn Lương Khuất Duy Tiến)
Điểm phát gạo được đặt trước cổng Trung tâm Văn hóa – Thông tin & Thể thao quận Thanh Xuân (Ngã tư đường Lê Văn Lương Khuất Duy Tiến), dự kiến phát từ ngày 19 – 30/4 (từ 8h – 16h hằng ngày), với số lượng khoảng 30 – 50 tấn gạo.
Đây là hoạt động thiết thực hỗ trợ các hoàn cảnh gặp khó khăn trong đợt dịch Covid-19 kéo dài, do Tập đoàn Kangaroo phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức. Mỗi người dân đến đây đều được phát 3kg gạo và 6 quả trứng gà. Trong ngày 19/4, có hơn 1.000 suất quà được trao tới người dân.
Người dân xếp hàng đảm bảo uy định về giãn cách xã hội, công tác khử khuẩn được thực hiện nghiêm túc tại điểm phát gạo
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ về việc lan toả tinh thần “tương thân, tương ái”, chung tay, góp sức của tập thể và cá nhân để đẩy lùi, khắc phục hậu quả của dịch bệnh Covid-19; trên địa bàn quận Thanh Xuân đã có nhiều điểm tặng quà, cấp phát gạo miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Cùng đó, các phường trên địa bàn quận Thanh Xuân đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, hỗ trợ đời sống cho Nhân dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch Covid-19.
Phó Chủ tịch UBND phường Kim Giang Đỗ Kỳ Lân trực tiếp trao quà cho hộ gia đình khó khăn
Video đang HOT
Tại phường Kim Giang, đến nay, UBND phường đã tiếp nhận từ các nhà hảo tâm trên địa bàn phường với tổng số tiền khoảng 150 triệu đồng, cùng các nhu yếu phẩm. Nhằm hỗ trợ những người nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống trong thời gian cách ly xã hội, phường đã phối hợp hệ thống chính trị khu dân cư trao các suất quà đến các hộ.
Ông Đỗ Kỳ Lân – Phó Chủ tịch UBND phường Kim Giang cho biết, các hộ gia đình đều cảm động trước sự quan tâm của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm đã giúp họ phần nào bớt đi gánh nặng cuộc sống trong thời gian này. Đây là sự động viên tinh thần, vật chất kịp thời để khích lệ người dân có thêm động lực vượt qua đại dịch.
“Hiện nay Chính phủ đã gói tài chính hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, UBND phường đang tiến hành rà soát kỹ lưỡng, chính xác từng đối tượng với mục tiêu không bỏ sót và tránh nhầm lẫn để người dân được hưởng đầy đủ gói hỗ trợ này” – ông Đỗ Kỳ Lân thông tin.
Lãnh đạo phường Thanh Xuân Trung trực tiếp trao quà cho các hộ gia đình khó khăn
Tại phường Thanh Xuân Trung, Bí thư Đảng ủy phường Vũ Xuân Hà cho biết, phường đã phát 1 tấn gạo cho 200 hộ dân (mỗi hộ 5kg); 25 suất quà (mỗi suất 3kg gạo, 1 thùng mì, 1 chai dầu ăn) cho 25 hộ có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, phát 1.200 suất ăn (mỗi suất 1kg gạo, 2 quả trứng, 2 xúc xích).
Ngày 19/4, tại Nhà hội họp khu dân cư số 6 phường Thanh Xuân Trung, phường phối hợp với các cá nhân hảo tâm đã phát 800 suất quà (mỗi suất gồm 5kg gạo,1 lọ nước rửa tay khô, 1 chiếc bánh chưng hoặc 0,5kg cá khô, 1 gói bột ngũ cốc) và 450 suất gạo (3kg/suất) cho các hộ gia đình, cá nhân khó khăn trên địa bàn phường và lân cận xung quanh khu vực…
Công nghệ nhận diện khuôn mặt giúp phát gạo trong 15 giây
Nhờ nhận diện khuôn mặt, Đại học Kinh tế Quốc dân có thể đẩy nhanh việc phát gạo từ thiện trong 15-20 giây, giúp hàng nghìn người mỗi ngày.
Công nghệ này đang triển khai tại điểm phát gạo từ thiện Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, do các cán bộ CNTT của trường thực hiện. Theo Tiến sĩ Lê Việt Thuỷ, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng CNTT, hệ thống nhận diện khuôn mặt vốn đang được các kỹ sư nghiên cứu cho một dự án khác của trường. Để đáp ứng nhu cầu của chiến dịch phát gạo lần này, họ đã tối ưu lại trong hai ngày và bắt đầu triển khai từ ngày 16/4.
Hệ thống khai báo cho người đến nhận gồm một máy quét, một webcam và một màn hình chỉ dẫn, có khả năng nhận diện khuôn mặt và đưa ra thông tin về những lần lấy gạo trước đó.
Nhờ công nghệ nhận diện khuôn mặt, việc phát gạo cho một người diễn ra trong khoảng 15 giây mà không cần tiếp xúc gần. Người đến nhận gạo đứng trước một camera 3D, sau đó được đề nghị hé khẩu trang trong khoảng 1 giây để máy quét khuôn mặt và đối chiếu với các dữ liệu có sẵn. Nếu chưa từng đến lấy gạo, máy sẽ hiện màn hình màu xanh, nghĩa là người nhận đủ điều kiện. Còn với người từng đến nhận trong thời gian một tuần, màn hình sẽ báo màu đỏ, đồng thời hiển thị thời gian nhận gạo trước đây.
Hệ thống gồm ba màn hình máy tính, một thiết bị quét khuôn mặt và một webcam. Trong đó, hai màn hình dùng để hiển thị kết quả, giúp người vận hành và người đến nhận gạo biết mình có đủ điều kiện hay không. Một màn hình để điều khiển chung, còn webcam để ghi lại toàn bộ quá trình.
Để rút ngắn thời gian, việc ghi chép lại thông tin của người nhận cũng được thay thế bằng giọng nói. Người đến nhận gạo sẽ được hỏi về nơi cư trú và chỉ cần nói to một lần.
Việc đọc họ tên và địa chỉ giúp giảm thời gian khai báo.
Nhiều người đến lấy gạo cho biết họ "cảm thấy thoải mái hơn" khi không mất nhiều thời gian chờ đợi, khai báo; đồng thời mọi người nhận được gạo một cách công bằng. Tuy nhiên, cũng có một số người còn e ngại khi phải bỏ khẩu trang để quét mặt và "không biết họ có đăng hình lên mạng không".
Tuy nhiên, theo một cán bộ vận hành "cây gạo", các dữ liệu này, bao gồm khuôn mặt, lời nói sẽ được lưu trữ và bảo mật trong 21 ngày. Khuôn mặt sẽ dùng để nhận diện và đối chiếu trong những lần đến nhận gạo tiếp theo, còn lời nói (chứa thông tin về địa chỉ của người nhận) dùng để phục vụ cho việc điều tra tiền sử dịch tễ, nếu có vấn đề gì xảy ra.
Nhờ ứng dụng công nghệ, mỗi lượt phát gạo tại Đại học Kinh tế Quốc dân diễn ra trong khoảng 15 giây, trong đó, phần lớn thời gian là để hướng dẫn người nhận gạo đứng đúng vị trí cũng như khai báo thông tin. Việc quét khuôn mặt và báo kết quả diễn ra trong chưa đến một giây.
Kết quả thống kê cho thấy, chỉ trong ngày 16/4, điểm này đã phát được 4,19 tấn gạo tới 1,4 nghìn người có hoàn cảnh khó khăn.
Thiết bị quét khuôn mặt đang được nghiên cứu để ứng dụng trong trường học, nhưng được các kỹ sư tuỳ biến lại phù hợp với dự án phát gạo này.
Theo Tiến sĩ Thuỷ, việc phát gạo được thực hiện ngoài trời, ánh sáng tốt nên việc quét khuôn mặt diễn ra khá nhanh và chính xác. "Công nghệ này có thể nhận biết 10 điểm chính trên khuôn mặt nên độ chính xác khá cao. Trong hai ngày thực hiện, chưa có trường hợp nào bị nhận diện sai", ông Thuỷ nói thêm. Ngoài ra, công nghệ cũng giúp giảm nhân công vận hành, chỉ cần một người trực để đảm bảo hệ thống không bị gián đoạn, một người dùng micro hướng dẫn những người đến nhận và một người phát gạo.
Nhận diện khuôn mặt không phải là mới nhưng đầy là lần đầu tiên công nghệ này được ứng dụng trong công tác phát gạo từ thiện tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh khiến nhiều người gặp khó khăn. Nhận diện giúp đẩy nhanh quá trình xác minh cũng như lưu trữ thông tin, đồng thời đảm bảo công bằng, giảm tình trạng một người nhận nhiều lần. Ngoài ra, công nghệ này khá tiềm năng. Nếu ứng dụng trong trường học, nó sẽ giúp việc điểm danh sinh viên nhanh và chính xác.
Lưu Quý
Bé lai Hàn 5 tuổi ủng hộ 'ATM gạo' 2 chữ "đồng bào" ấm lên giữa tâm dịch Covid-19 Bé trai 5 tuổi Kim Siyul cùng mẹ của mình là chị Giang Nguyễn, và một số người bạn trong nhóm đã quyên góp 3.500kg gạo ủng hộ chống dịch Covid-19 tại mảnh đất Hà Nội. Sáng ngày 15/4 "ATM gạo" phát miễn phí cho người khó khăn tại quận Bắc Từ Liêm đón nhận 3.500 tấn gạo từ những tấm lòng hảo...