Ấm áp tình người nơi bệnh viện
Những bát cháo, ổ bánh mì, hộp sữa được trao đến tận tay người bệnh chứa đựng tấm lòng của các y-bác sĩ cùng những nhà hảo tâm với mong muốn chia sẻ một phần khó khăn với bệnh nhân nghèo.
Đều đặn vào ngày 26 hàng tháng, nồi cháo yêu thương của Chi Đoàn Trung tâm Y tế huyện Chư Prông lại mang đến niềm vui cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại đây. Để nồi cháo đầy đủ dinh dưỡng, các đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) của Chi Đoàn đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu từ chiều hôm trước. Các nguyên liệu đều tươi ngon, chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Buổi tối, ĐVTN sơ chế nguyên liệu, ngâm gạo, hầm xương. Còn công đoạn chế biến rau, củ, nấu cháo được thực hiện từ 3 giờ sáng. Ai cũng tận tình, trách nhiệm, mỗi người một việc để cháo được nấu kịp phát cho người bệnh vào lúc 5 giờ 30 phút đến 6 giờ.
Vừa trao cháo dinh dưỡng cho bệnh nhân, các bạn trẻ vừa ân cần dặn dò: Các bác, các cô cố gắng ăn đủ chất để nhanh lành bệnh. Đối với những người bị bệnh nặng, già yếu không đi lại được, các ĐVTN mang cháo đến phòng bệnh. Đón nhận tô cháo nóng do ĐVTN trao tận giường bệnh, bệnh nhân Nguyễn Quốc Phòng (tổ 2, thị trấn Chư Prông) chia sẻ: “Khi điều trị ở đây, tôi được các bác sĩ chăm sóc tận tâm, chu đáo, giờ lại được nhận cháo miễn phí rất thơm ngon. Tôi cảm ơn tấm lòng của các y-bác sĩ”.
Các y-bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Chư Prông tặng cháo dinh dưỡng cho bệnh nhân. Ảnh: M.N
Điều dưỡng Võ Thị Kim Thương-Phó Bí thư Chi đoàn Trung tâm Y tế huyện Chư Prông-cho hay: “Chúng tôi hiểu rõ hoàn cảnh của các bệnh nhân khi đến điều trị, không chỉ lo chữa bệnh mà họ còn phải lo chi phí ăn uống, đi lại. Chính vì thế, Chi Đoàn triển khai hoạt động nấu cháo, dù giá trị vật chất không nhiều nhưng mong muốn được động viên, giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn”.
Hoạt động nấu cháo miễn phí của Chi Đoàn Trung tâm Y tế huyện Chư Prông được duy trì từ năm 2017 đến nay. Mỗi lần phát khoảng 50-70 suất cháo dinh dưỡng. Thời gian đầu, ĐVTN đóng góp kinh phí để duy trì nồi cháo. Hoạt động được chia sẻ công khai, minh bạch trên Fanpage của Chi Đoàn để mọi người cùng biết. Những hình ảnh về hoạt động của Chi Đoàn sau khi đăng tải, lan tỏa trên mạng xã hội đã nhận được sự ủng hộ kinh phí của các Mạnh Thường Quân.
Ngoài nấu cháo miễn phí, Chi Đoàn còn phối hợp với các tổ chức Đoàn trong huyện nấu cơm để phát cho bệnh nhân, duy trì “Tủ áo quần tình thương” tại Trung tâm Y tế huyện để hỗ trợ áo quần cho bệnh nhân… Mỗi hoạt động tuy không mang nhiều giá trị vật chất song chứa đựng nhiều tâm huyết, tình cảm của các y-bác sĩ với mong muốn chia sẻ và tiếp thêm động lực giúp người bệnh yên tâm điều trị.
Cùng hướng đến người bệnh đang cần giúp đỡ, Câu lạc bộ (CLB) Máu nóng Gia Lai đã tổ chức chương trình “Dinh dưỡng cho bệnh nhân” tại Bệnh viện Nhi tỉnh. Chương trình bắt đầu triển khai ngày 13-10 vừa qua, định kỳ vào sáng thứ sáu hàng tuần. Mỗi lần tổ chức, CLB trao khoảng 250 suất (mỗi suất gồm: 1 ổ bánh mì, 1 hộp sữa) cho các bệnh nhân; tổng kinh phí mỗi đợt khoảng 3 triệu đồng. Trong khoảng thời gian từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút, các suất bánh, sữa được trao tận tay các bệnh nhân và người nhà. Anh Trần Vũ-Chủ nhiệm CLB Máu nóng Gia Lai-cho biết: “Với thông điệp “Trao đi yêu thương, nhận lại nụ cười”, CLB mong muốn hỗ trợ bữa ăn chất lượng cho bệnh nhân. Đồng thời, CLB trở thành cầu nối yêu thương của các nhà hảo tâm với các bệnh nhân, góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống”.
Các thành viên Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai trao tặng bánh mì và sữa cho các bệnh nhi. Ảnh: M.N
Anh Vũ cho biết thêm, từ nguồn kinh phí vận động được, CLB chọn mua bánh mì ở những cơ sở đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; sữa tươi mua của những thương hiệu uy tín. Những hoạt động trong chương trình và các khoản hỗ trợ của nhà hảo tâm đều được CLB công khai, minh bạch để đảm bảo sự tin cậy.
Video đang HOT
Ông Hoàng Ngọc Thành-Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh-chia sẻ: “Ngoài chương trình “Dinh dưỡng cho bệnh nhân”, CLB Máu nóng Gia Lai còn hỗ trợ kinh phí và gạo cho các bệnh nhi đang điều trị bệnh Thalassemia. Những hoạt động ý nghĩa này đã góp phần sẻ chia khó khăn, tiếp thêm động lực cho các bệnh nhân yên tâm điều trị bệnh. Chúng tôi rất trân trọng và luôn ủng hộ những chương trình ý nghĩa của CLB Máu nóng Gia Lai”.
Dì Hai Lành bán bánh mì vỉa hè mua được 9 căn nhà, dựng vợ gả chồng cho các em
Chắc hẳn người dân ở Bình Tân đã quen với 'truyền thuyết' xe bán bánh mì của dì Hai Lành.
Nhờ nó mà bà có thể dành dụm mua được 9 căn nhà cho các em.
Bán bánh mì để mua 9 căn nhà cho các em
Xe bánh mì của dì Hai Lành nằm ở mặt tiền con đường đông đúc người qua lại (Tỉnh lộ 10, phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM). Có lẽ ai ở khu vực này cũng đều biết đến tiệm bánh mì nổi tiếng này, đặc biệt là câu chuyện bán hàng vỉa hè mua được 9 căn nhà.
Chúng tôi được gặp dì Võ Thị Là (63 tuổi), em thứ mười của dì Võ Thị Lành (79 tuổi) - chủ tiệm bánh mì. Hiện tại, xe bánh mì do dì Là và con gái buôn bán, còn dì Lành vì tuổi cao sức yếu nên chỉ phụ việc cắt thịt, rau vào mỗi buổi sáng.
Dì Là niềm nở cho biết, quả thật có chuyện chị hai chỉ dì mua được 9 căn nhà cho những đứa em. "Chị tôi là một người sống hà tiện, tiết kiệm dữ lắm. Chị không kết hôn, cứ sống và bán bánh mì như vậy để nuôi các em" - dì Là bắt đầu câu chuyện như thế.
Dì Là (bên trái) và dì Hai Lành
Theo lời dì Là, dì Lành từ hồi mười mấy tuổi đã bươn chải ra đời, bán đủ thứ, nước sâm, bún, rau... Sau này, khi thấy bán bánh mì được nhiều người ủng hộ, dì Lành mới quyết định bán bánh mì luôn.
"Ngày đó ít ai bán bánh mì nên bán được rất nhiều, khách đông lắm. Rồi chị Hai mới mua được căn nhà đầu tiên trước năm 1975. Ngày đó 1 căn nhà chỉ cỡ 1 cây vàng. Mấy căn nhà sau này cũng vậy, cứ tích góp dần dần rồi mua. Đứa nào dựng vợ gả chồng thì chị Hai cho nhà, còn mấy người không chồng con thì sống chung với chị. Đương nhiên là cũng có người góp một phần mua nhà nhưng phần lớn vẫn là công của chị Hai", dì Là kể lại.
Theo đó, những căn nhà đều được mua khi giá nhà đất còn rẻ và tiệm bánh mì của dì Hai Lành rất đông khách. Dì Lành bây giờ, mỗi khi nhắc về quá khứ huy hoàng ấy vẫn không thôi tiếc nuối. Dì kể: "Hồi đó có mỗi tôi bán bánh mì nên đông khách lắm. Người ta xếp hàng, bu chật kín, còn phải thuê thêm người phụ giúp nữa. Giờ thì bán ít hẳn đi rồi, tại người ta bán cũng nhiều".
Ổ bánh mì của dì Lành khá đầy đặn
Dì Là cho biết thêm, khi trước, mỗi ngày có khi nhà làm 10kg xíu mại bán hết trong ngày, rồi ít dần đi còn 5kg - 3kg, tới giờ chỉ 0,5kg xíu mại/ngày thôi. Hồi xưa dì Lành còn tự mở một lò bánh mì ở phía đối diện để có thể tự cung, tự cấp. Thế nhưng hiện nay, lò đã đóng cửa, dì Là phải nhập bánh của người khác về bán.
Những năm tháng bán đắt khách, cả nhà chục anh chị em người hợp sức cùng nhau bán bánh mì. Dì Lành không trả công hàng tháng cho các em mà khi họ dựng vợ gả chồng, dì tặng luôn 1 căn nhà.
Để tậu được một khối tài sản đồ sộ như thế, dì Lành cũng tần tảo sớm hôm. Đối với dì, lối sống tiết kiệm là một lẽ thường tình nhưng với những người em, dì Lành đã dành cả cuộc đời mình để chăm nom.
"Chị tôi cái gì cũng không dám mua cho bản thân, nhưng em muốn gì thì đều đáp ứng. Mỗi năm chị chỉ mua cho bản thân 1 bộ đồ. Đối với tôi, chị vừa là chị mà cũng vừa là mẹ", dì Là kể chuyện.
Giờ đây khi đã ở tuổi xế chiều, dì Hai Lành để lại tất cả mọi thứ cho các em. 3 giờ sáng, bà thức dậy, chuẩn bị ra phụ giúp chuẩn bị nguyên liệu, rồi về một căn nhà cách đó không xa để sinh sống cùng các em độc thân giống mình. Ở tuổi 79, dì vẫn vui vẻ mỗi ngày khi được phụ giúp mọi người.
Bán bánh mì rẻ rề mà ai hỏi xin gì cũng cho
Giờ đây, mặc dù không còn đông khách như xưa nhưng xe bánh mì của dì Hai Lành vẫn nhộn nhịp người ra kẻ vào. Quán bán từ sáng sớm đến tận 8-9 giờ tối mới đóng cửa.
Một ổ bánh mì ở đây có giá bình dân chỉ 15 ngàn đồng mà đầy ú đồ ăn kèm. Ngoài ra, bơ và pate cũng là do nhà tự sản xuất chứ không mua sẵn. Ngoài ra, bánh mì dì Hai Lành còn đặc biệt ở chỗ có thêm chả quế. Chả này cũng do chính nhà tự làm để đảm bảo hương vị đặc biệt.
"Chị tôi bảo buôn bán phải thành thật, không được gian dối, mình ăn sao thì khách ăn vậy nên đồ ăn ở đây rất chất lượng", dì Là cho hay. Ngoài ra, nếu ai gặp khó khăn có thể đến đây, 3.000 đồng dì cũng bán cho một ổ.
Đồ ăn kèm chất lượng ở quán dì Lành
Dì Lành kể, ngày xưa khi tiệm bánh mì còn đắt khách, có những người nghèo không thể mua được, dì cũng sẵn lòng tặng. Giờ đây, dù bán kém hơn, dì vẫn dạy các em cách cho đi. Nhưng dì không phát bánh miễn phí mà bán 3 ngàn, 5 ngàn đồng/ổ để người mua cũng vui vẻ, không bị mặc cảm.
Trải qua vài chục năm kinh doanh, dù dì Lành không trực tiếp đứng quầy nữa, song những giá trị cũ như hương vị bánh mì, sự vui vẻ, mến khách của tiệm vẫn còn nguyên.
Quán phở Nam Định 18 năm vẫn bán 5 nghìn/bát: Mong ai cũng được ăn no Suốt 18 năm qua, một quán phở tại Nam Định vẫn luôn giữ mức giá 5 nghìn đồng/bát. Dù đông hay vắng khách thì bà chủ vẫn nhất quyết không thay đổi giá, bởi bà muốn "sinh viên, học sinh, người lao động, bất kỳ ai cũng đều có thể thưởng thức phở - món ăn 'quốc hồn quốc túy' của làng ẩm...