Ám ảnh với chứng đột tử của trẻ sơ sinh, người mẹ đặt ra nguyên tắc an toàn khi ngủ mà bất cứ bà mẹ nào cũng cần ghi nhớ
Chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là cơn ác mộng của bất kỳ bậc làm cha làm mẹ nào. Mặc dù không có cách nào đảm bảo ngăn chặn hoàn toàn hội chứng đáng sợ này, tuy vậy nếu tuân theo những nguyên tắc an toàn dưới đây, nguy cơ xảy ra đột tử cũng giảm được đến mức tối đa.
Khi đứa con đầu lòng chào đời, Jenny Silverstone cũng giống như bao bà mẹ trẻ khác đều cảm thấy rất hoang mang, lo lắng với hàng tỉ thứ mới mẻ. Từ việc cho con ăn như thế nào, sử dụng sản phẩm nào là an toàn, làm sao để dỗ khi con khóc… Thế nhưng điều làm cho cô sợ hãi nhất chính là mỗi khi con nhắm mắt đi ngủ, bởi đã từng có biết bao trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh là xảy ra ngay trong khi ngủ.
“Tôi ghét việc phải rời khỏi phòng khi con ngủ”, Jenny chia sẻ trên trang cá nhân của mình. “Tôi biết xác suất xảy ra SIDS là không cao nhưng nó vẫn là một trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với các bậc phụ huynh. Không đau đớn, sợ hãi sao được khi chỉ một phút trước đứa trẻ đang nhắm mắt ngủ ngon lành như một thiên thần, ngay giây phút tiếp theo chúng đã qua đời…”
Để giúp bản thân trang bị kiến thức về hội chứng SIDS cũng như xoa dịu đi nỗi sợ của mình, Jenny đã mày mò đọc đủ mọi tài liệu về hội chứng này. Cùng với những kinh nghiệm của bản thân, Jenny lập ra website Mom Loves Best, chuyên chia sẻ về kinh nghiệm mang thai, làm mẹ và chăm sóc trẻ nhỏ. Một trong số đó là các nguyên tắc về an toàn khi ngủ cho trẻ sơ sinh mà bất cứ bà mẹ nào cũng cần thuộc nằm lòng.
- Cho trẻ nằm ngửa khi đi ngủ, cho dù là đi ngủ ban đêm hay chỉ là giấc ngủ ngắn buổi trưa. Kể từ năm 1992, khi Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ bắt đầu đề nghị phụ huynh cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, tránh nằm sấp kể thì hội chứng SIDS đã giảm hơn một nửa.
- Không đắp đắp chăn che kín mặt và đầu trẻ khi ngủ.
Video đang HOT
- Luôn cho trẻ ngủ đúng chỗ, trong nôi hoặc cũi. Những chỗ khác như võng, ghế sofa hay trên ngực bố mẹ là tuyệt đối tránh.
- Bạn có thể cho trẻ ngủ cùng phòng nhưng không nên ngủ cùng giường với người lớn, đặc biệt không cho trẻ sơ sinh ngủ chung với những anh chị lớn khác vì nguy cơ khi ngủ chúng có thể nằm đè lên em mà không hay biết.
- Lựa chọn các loại nôi, cũi chắc chắn, đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn an toàn.
- Cho trẻ nằm trên đệm cứng với ga trải giường vừa vặn. Không nên để quá nhiều chăn gối đặc biệt là tấm lót xung quanh cũi… để hạn chế việc những vật dụng này có thể rơi đè lên mặt bé gây ngạt.
- Không để các loại đồ chơi, thú bông bên trong cũi dù chúng có để thương đến mấy vì an toàn cho trẻ là trên hết.
- Cho trẻ mặc đồ mỏng nhẹ, thoáng mát khi đi ngủ cũng như điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp. Không nên bao bọc bé quá kỹ hoặc để bị quá nóng. Nếu lo sợ con bị lạnh, mẹ có thể cho bé dùng đồ ngủ có bao tay, bao chân hoặc túi ngủ.
- Từ 2 tháng tuổi trở đi, mẹ không nên quấn chặt tay chân con lúc ngủ nữa bởi lúc này con bắt đầu lật được rồi, việc bị bọc chặt trong lớp khăn sẽ trở thành một hiểm họa.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy cho trẻ ngậm núm vú giả có thể làm giảm nguy cơ đột tử. Các mẹ lưu ý rằng không phải đứa trẻ nào cũng thích ngậm ti giả, vậy nên đừng ép buộc con, cũng đừng tạo áp lực cho bản thân nhé!
- Đừng tin vào những sản phẩm chống đột tử, chẳng hạn như các loại gối chặn giúp trẻ nằm yên một tư thế khi ngủ đôi lúc lại trở thành mối họa lớn khiến trẻ ngạt thở.
- Hai đứa bé sinh đôi ôm nhau ngủ chỉ là khoảnh khắc đẹp trong bức ảnh chụp nghệ thuật mà thôi, trên thực tế thì mỗi đứa trẻ đều cần có một không gian ngủ riêng biệt.
Theo Helino
Chuyên gia cảnh báo: Phương pháp da tiếp da chưa hẳn là tuyệt vời nhất cho tính mạng của trẻ sơ sinh
Những nguyên tắc an toàn khi nuôi con luôn được cập nhật liên tục và giờ đây thói quen da tiếp da vẫn được các mẹ áp dụng đã nhận được cảnh báo từ các bác sĩ nhi khoa.
Da tiếp da (skin-to-skin) trước đây được ca ngợi như một biện pháp tuyệt vời cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, giờ đây phương pháp này lại nhận được lời cảnh báo từ các bác sĩ nhi khoa về sự an toàn cho trẻ. Song song đó, một thứ được cho rằng nguy hiểm cho trẻ lại trở thành một vật dụng tốt đối với các bác sĩ nhi khoa. Vì sao lại như thế?
Phương pháp da tiếp da lại nhận được lời cảnh báo từ các bác sĩ nhi khoa về sự an toàn cho trẻ. (Ảnh: Internet)
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa phân tích dữ liệu đột tử ở trẻ sơ sinh (SUIDS) từ năm 1995 đến năm 2014, các nhà nghiên cứu thấy rằng tỉ lệ SUIDS ở giai đoạn sau sinh (trẻ sơ sinh lớn hơn 27 ngày) đã giảm sau khi Viện Nhi khoa Mỹ khuyến khích bố mẹ cho trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ. Trong khi đó, tỉ lệ SUIDS ở trẻ sơ sinh (dưới 27 ngày) lại không giảm.
Hơn nữa, SUIDS gây ra bởi tình trạng không an toàn khi ngủ lại tăng đáng kể ở cả hai nhóm kể trên. Với trẻ sơ sinh, dữ liệu gây sốc chính là: Hơn 29% trường hợp ngạt thở xảy ra trong 6 ngày đầu khi bé ra đời. Tiến sĩ, bác sĩ Joel Bass - trưởng khoa Nhi tại bệnh viện Newton-Wellesley, giáo sư nhi khoa tại trường Y Harvard, đồng thời là người đứng đầu cuộc nghiên cứu - đã phát biểu với Today rằng 1 lý do của tỉ lệ trên là do những sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của phương pháp da tiếp da.
Ông nói, thói quen đặt trẻ sơ sinh lên ngực người mẹ được các bệnh viện khuyến khích bởi phương pháp này sẽ giúp điều chỉnh lượng glucose, thân nhiệt của trẻ cũng như giải tỏa căng thẳng cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy ấm áp bên mẹ trong vài giờ đầu tiên sau khi sinh. Tiến sĩ Bass cho biết, rất tốt để thực hiện phương pháp này trong vài giờ đầu tiên khi bé sinh ra. Tuy nhiên, nó trở nên nguy hiểm với trẻ khi bố mẹ trở nên mệt mỏi, căng thẳng với việc chăm sóc con khi đã về đến nhà. Đề nghị của ông là phụ huynh chỉ nên tiếp da với con dưới sự giám sát của chuyên gia y tế.
Đề nghị của Tiến sĩ Bass là phụ huynh chỉ nên tiếp da với con dưới sự giám sát của chuyên gia y tế. (Ảnh: Internet)
Trong khi đó, núm vú giả (ti giả) lại lấy lại được sự tin tưởng của các bác sĩ nhi khoa. Vật dụng này từng được đưa vào danh sách đen bởi chúng được cho rằng gây ức chế sự phát triển của miệng. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu lại cho rằng ti giả lại giảm 90% tỉ lệ SUIDS. Con số này rất có ý nghĩa với những trẻ nằm sấp khi ngủ. Theo nghiên cứu được tiến hành bởi bác sĩ, nhà dịch tễ học De-Kun Li và tổ chức Kariser Permanente, trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ mà không ngậm ti giả sẽ có khả năng tử vong bởi SUIDS cao 2,5 lần, nhưng nguy cơ này sẽ biến mất khi trẻ sơ sinh sử dụng ti giả.
Các kĩ thuật khác để ngăn ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh bao gồm tăng thời gian cho con ngủ trong phòng với bố mẹ (lên đến 1 năm) và cho con bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, sẽ giảm tỉ lệ SUIDS 64%.
Theo Helino
Tìm ra thủ phạm khiến thai nhi nặng dưới 2.500g Chỉ số cao của một protein trong bánh rau lần đầu tiên được thấy là có liên quan đến cân nặng sinh thấp nguy hiểm, và điều này có thể là chìa khóa để bảo vệ thai nhi không bị tử vong trong bụng mẹ. Mức protein humanin cao trong bánh rau của những phụ nữ sinh con nhẹ cân có thể đã...