Ám ảnh vì bị lạm dụng tình dục, người phụ nữ tự giật trụi tóc trên đầu
Ám ảnh vì bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ, bà mẹ người Anh mắc phải một hội chứng bệnh rất khủng khiếp khi cô liên tục tự giật trụi tóc của mình đến mức trọc đầu và chảy máu.
Với những người bình thường, giấc ngủ là thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi nhưng với Kelly Lacey, 36 tuổi, một người mẹ 3 con ở Norfolk, Anh giấc ngủ luôn thật đáng sợ, đầy ác mộng và đau đớn theo đúng nghĩa đen.
Do mắc một chứng bệnh kỳ lạ nên khi ngủ, Kelly Lacey luôn tự giật tóc mình, nhiều lần khi thức dậy, người phụ nữ này hoảng sợ khi phát hiện những múi tóc bị giật khỏi da đầu và đôi bàn tay nhuốm đầy máu.
Kelly Lacey, 36 tuổi, làm công việc trợ lý y tế gặp phải một chứng bệnh khủng khiếp khi cô liên tục tự giật trụi tóc trên đầu mình.
Theo chẩn đoán của các bác sĩ, Kelly Lacey mắc một chứng bệnh có tên là Trichotillomania.
Đặc điểm của chứng bệnh này là cảm giác thôi thúc bản thân phải kéo, giật lông, tóc trên cơ thể mình mà không thể kiềm chế được.
Dù đã cố gắng từ bỏ thói quen giật tóc nhưng trong những lúc cơ thể ở trạng thái vô thức như khi ngủ, Kelly Lacey vẫn tự giật tóc, thậm chí còn là cả lông mày của mình.
Các bác sĩ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến hội chứng đáng sợ của Kelly Lacey là do từ khi còn nhỏ cô đã từng bị lạm dụng tình dục.
Do sống trong sợ hãi cùng những nỗi ám ảnh trong thời gian dài nên thói quen tự giật tóc mình ở Kelly Lacey bắt đầu hình thành, sau đó nó đi theo chiều hướng tồi tệ hơn khi cô giật tóc không ngừng và thường làm trong lúc ngủ.
Ám ảnh vì bị lạm dụng tình dục từ khi còn nhỏ, Kelly Lacey coi việc tự giật tóc khỏi da đầu như một cách… xả stress.
Video đang HOT
Nói rõ hơn về cảm giác của mình khi tự giật tóc, Kelly Lacey cho biết: “Theo một cách quái đản nào đó, tự giật tóc khiến tôi cảm thấy dễ chịu. Nó giống như là một cách tự giải tỏa stress vậy”.
Do chứng bệnh này mà hiện tại mái đầu của Kelly Lacey trông thật tồi tệ, nó trụi tóc và nham nhở khiến cô phải đội tóc giả. Dù đã rất cố gắng kiểm soát bản thân nhưng Kelly Lacey vẫn hoàn toàn bất lực.
Tiết lộ trên Daily Mail, Kelly Lacey cho biết cô rất ghét việc phải đội tóc giả vì nó thường xuyên bị những cơn gió hất tung lên, đem lại cho cô rất nhiều phiền toái.
Chồng của Kelly Lacey là Lee Allars cũng mới chỉ một lần nhìn thấy mái tóc thật của cô vợ do nó luôn bị che bởi một mái tóc giả.
Nhìn tình cảnh của bà mẹ 36 tuổi này ở hiện tại, những người thân lại càng uất ức, thầm nguyền rủa những kẻ lạm dụng tình dục với Kelly Lacey khi cô còn nhỏ.
Nhưng sự thật là, dù bị lạm dụng, bị ám ảnh đến mức tồi tệ nhưng Kelly Lacey lại chưa bao giờ trình báo với cảnh sát về những gì đã xảy ra.
Bà mẹ trẻ không muốn nhắc đến chuyện này và điều quan trọng nhất đối với cô bây giờ là hy vọng mái tóc của mình có thể phục hồi trong tương lai, dù theo các bác sĩ, chất tóc của Kelly Lacey hiện tại đã rất giòn và dễ gãy, khó có thể mọc dài trở lại.
Hiện tại, cuộc sống của Kelly Lacey không thể thiếu đi bộ tóc giả.
Chứng bệnh kỳ lạ khiến bản thân bà mẹ trẻ buồn khổ và không thể làm nhiều công việc cùng với các con của mình.
Theo Thu Huyền
ttvn.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Mỹ - Trung ám ảnh khi tên lửa Rubezh lộ diện
Hãng RIA Novosti dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Moskva sẽ chính thức giới thiệu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS26 Rubezh vào năm 2017.
"ICBM RS-26 Yars-M (còn biết đến với tên gọi Rubezh) là phiên bản nâng cấp của tên lửa Yars. Thế hệ ICBM mới này sẽ chỉ có phiên bản di động, còn phiên bản giếng phóng cố định không được lên kế hoạch phát triển", nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nga cho biết.
Theo kế hoạch, khi đưa vào trang bị tên lửa chiến lược RS-26 Rubezh sẽ dần thay thế các tổ hợp Topol-M từ thời Liên Xô đã tới cuối vòng đời sử dụng.
Dù RS-26 Rubezh chưa chính thức lộ diện nhưng như thế là quá đủ khiến Mỹ lo ngại. Theo tạp chí quốc phòng National Interest, hiện nay trong kho tên lửa đạn đạo của Nga có thể hủy diệt Mỹ, đáng ngại nhất là tên lửa RS-26 Rubezh.
Nhận định trên được National Interest đăng tải trong bài viết của chuyên gia quân sự Leonid Nersisyan. Vị chuyên gia này cho biết, Nga hiện đang sở hữu nhiều công nghệ tên lửa phòng thủ hiện đại và các bệ phóng di động. Năm 2015, đơn vị tên lửa cơ động của Nga đã tiếp nhận 24 tên lửa mới mang tên RS-24 Yars.
Tên lửa RS-26 Rubezh.
Cùng với đó là những tên lửa Topol, R-36M2 Voevoda. Trong năm 2016, Nga kỳ vọng sẽ thử loại tên lửa hiện đại nhất-tên lửa RS-28 (hay Sarmat) với mục tiêu sẽ thay thế loại tên lửa thế hệ trước đó là tên lửa Satan vào năm 2020. Theo Leonid Nersisyan, tên lửa của Nga khiến Mỹ e ngại nhất hiện nay là tên lửa ICBM RS-26 Rubezh.
Theo các chuyên gia quân sự RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó.
Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được. Hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ cũng không thể làm gì được RS-26.
Hệ thống tên lửa chiến lược Rubezh (còn có tên Avangard) do Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva phát triển trên cơ sở hệ thống tên lửa hạt nhân Yars với phần chiến đấu kiểu tách mang nhiều đầu đạn.
Tên lửa nhiên liệu rắn RS-26 cũng mang mấy đầu đạn, nhưng nhẹ hơn (80 tấn so với 120 tấn) nên có tầm bắn nhỏ hơn. Yars có 2 biến thể: cố định và lắp trên xe bệ phóng cơ động, còn RS-26 dự định chỉ phóng từ xe bệ phóng cơ động mặt đất chứ không có biến thể lắp trong giếng phóng.
Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết tên lửa dài khoảng 12m, được triển khai từ bệ phóng chuyên dụng nặng 36 tấn. Một số nguồn tin cấp cao tiết lộ tốc độ tối đa của RS-26 Rubezh lên đến trên Mach 20 (gấp 20 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 24.500km/h).
RS-26 có khả năng sống sót rất cao nhờ vào khả năng cơ động, nó rất khó khăn để phát hiện sự di chuyển hoặc khai hỏa. Khi ở trạng thái báo động cao, tên lửa RS-26 có thể di chuyển rời xa các căn cứ và hoạt động tại các khu vực rừng núi. Xe phóng có phạm vi hoạt động tới 500km cho phép tên lửa hoạt động mà không bị phát hiện trên một khu vực tương đương với một quốc gia nhỏ ở châu Âu.
Tầm bắn của tên lửa có thể lên đến 11.000 km. Có nghĩa là các đầu đạn khi cần có thể tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Tháng 12/2015, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Rose Gottemoeller đã kêu gọi chính phủ Mỹ áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga chính là với lý do Nga đã vi phạm Hiệp ước thủ tiêu tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn, mà thực tế là ICBM thì không bị chế tài hạn chế.
Theo ông Karakayev, RS-26 Rubezh có thể sẽ được đưa vào hoạt động năm 2016. Giới quan sát nhận định nếu tên lửa này thật sự chọc thủng được lá chắn của NATO, Nga sẽ triển khai chúng tại vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad và khu vực biên giới với các nước Baltic.
Cũng không loại trừ khả năng Moscow điều RS-26 Rubezh đến Bắc Cực, một trong những khu vực ưu tiên chiến lược của Nga hiện nay và đang chứng kiến một cuộc đua giành chủ quyền giữa nhiều nước.
Sự ra đời của ICBM RS-26 Rubezh có thể sẽ làm phá sản kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa tốn kém hàng tỉ USD mà Mỹ đang cố gắng để thực hiện, chuyên gia Leonid Nersisyan kết luận đầy lo lắng.
Không chỉ Mỹ e ngại tên lửa ICBM thế hệ mới của Nga, dòng tên lửa này cũng đang khiến trung Quốc lo lắng. Hồi đầu tháng 3/2016, trên kênh truyền hình trung ương Trung Quốc, một chuyên gia quân sự nước này đã bàn luận về sự độc đáo của RS-26 và khẳng định, bất cứ đối thủ nào khi bị RS-26 Rubezh tấn công đều không có cơ hội để chống đỡ.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
"Nỗi ám ảnh" của Mỹ sở hữu tên lửa "khủng" của Nga Bộ trưởng Quốc phòng Iran - Trung tướng Hossein Dehqan hôm qua (10/5) tuyên bố rằng, hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà Nga vừa bàn giao cho nước này đã được đưa tới Căn cứ Phòng không Khatam al-Anbia. "Hệ thống phòng không S-300 chiến lược đã đưa tới căn cứ không quân Khatam al-Anbia", ông Dehqan hôm qua (10/5) khẳng...