Ám ảnh về sự bất tử khiến Tần Thủy Hoàng làm hàng loạt việc điên rồ khiến khoa học bó tay
Có rất nhiều huyền thoại xung quanh Tần Thủy Hoàng, nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, người đã khởi đầu đế quốc quân chủ Trung Hoa kéo dài gần hai thiên niên kỷ.
Và đặc biệt nhất, chính là các câu chuyện về nỗi ám ảnh bất tử của vị Hoàng đế này.
Tần Thủy Hoàng (259 TCN -210 TCN) là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN. Trong truyền thống chép sử của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng luôn được miêu tả như một vị vua tàn bạo. Tuy nhiên, theo các sử gia ngày nay Tần Thủy Hoàng là 1 trong những nhân vật ngoại hạng mọi thời đại. Ông chỉ cầm quyền chưa đầy 15 năm nhưng đã giúp Trung Hoa thống nhất về mọi mặt, thành một đế quốc lớn thời thượng cổ. Và Tần Thủy Hoàng, còn ngoại hạng… trong cả nỗi sợ hãi cái chết của chính ông.
Cung điện của Tần Thủy Hoàng có rất nhiều đường hầm và lối đi ngầm để vị Hoàng đế này tránh xa những linh hồn xấu xa reo rắc cái chết
Xây đường hầm và lối đi ngầm trong cung điện để tránh xa cái chết
Sau khi thoát chết khỏi vụ ám sát của Trương Lương, Tần Thủy Hoàng ngừng hoàn toàn việc rời thành vi hành. Thay vào đó, ông cho xây dựng một hệ thống đường hầm với nhiều lối đi ngầm trong cung điện của mình và chỉ di chuyển trong thành qua hệ thống này. Sử liệu ghi chép rằng, Tần Thủy Hoàng thậm chí còn xây dựng một cung điện dưới lòng đất, với kết cấu kiến trúc tương tự và diện tích bằng 1/3 Hoàng cung thật trên mặt đất.
Tần Thủy Hoàng cho rằng, việc giữ mình an toàn trong cung điện dưới lòng đất này sẽ giúp ông tránh xa những thích khách được cử tới ám sát mình. Nhưng quan trọng hơn, Tần Thủy Hoảng có một niềm tin sắt đá rằng, những đường hầm lối đi và nơi ở bí mật sẽ khiến những linh hồn xấu xa không đeo bám và reo rắc cái chết cho mình.
Sử dụng quá nhiều “thuốc bất từ” chế từ thủy ngân
Những nhà giả kim thuật thời cổ đại Trung Quốc luôn tin rằng, thủy ngân là một chất đặc biệt, là thành phần quan trọng để chế ra thần dược đem lại sự bất tử cho con người. Tần Thủy Hoàng cũng tin vào điều này và ông đã tốn rất nhiều tiền của để tạo ra một đội ngũ những “chuyên gia” chế thuốc trường sinh từ thủy ngân.
Thuốc trường sinh chế từ thủy ngân không đem lại cho Tần Thủy Hoàng sự bất tử mà “giúp” ông chết nhanh hơn
Nhưng thủy ngân, vượt lên trên những tính năng được coi là hữu ích của nó, là một chất kịch độc. Và việc Tần Thủy Hoàng, trong sự ám ảnh về bất tử, đã dùng quá nhiều thủy ngân, trong nhiều năm dài, chính là nguyên nhân số 1 dẫn tới cái chết của ông, khi mới chỉ ở tuổi 49.
Cử 6000 nghìn đồng nam trinh nữ tìm núi Bồng Lai để mưu cầu sự bất tử
Trong những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng ám ảnh tột cùng bởi cái chết và ông đã thực hiện rất nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm thuốc trường sinh. Một trong số đó là việc Tần Thủy Hoàng cấp cho thủ hạ Từ Phúc một con tàu chở 6000 đồng nam và trinh nữ để đi tìm núi Bồng Lai trong truyền thuyết.
Quyết định này khởi đi từ một… giấc mơ của Tần Thủy Hoàng. Trong mơ, Tần Thủy Hoàng từng gặp An Cơ Sinh, một người bất tử 1.000 năm tuổi. Người này nói với Tần Thủy Hoàng rằng, hãy đến tìm ông ở núi Bồng Lai, tại đó ông sẽ cho Hoàng đế thuốc trường sinh bất lão.
Con thuyền lớn với 6000 đồng nam trinh nữ đi tìm núi Bồng Lai của Tần Thủy Hoàng
Theo Sơn Hải kinh, núi Bồng Lai nằm trên một hòn đảo ở rìa phía đông của Bột Hải, cùng với 4 đảo khác trên đó các vị tiên sống, gọi là Phương Trượng, Doanh Châu, Đại Dư và Viên Kiều. Mặc dù thành phố Bồng Lai nằm ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, nhưng việc nó có phải là nơi thực tế được miêu tả trong các truyền thuyết hay không vẫn là điều chưa rõ.
Dĩ nhiên, con tàu với 6000 đồng nam trinh nữ mà Tần Thủy Hoàng cử đi không bao giờ quay lại.
Không lập thái tử nối ngôi khiến nhà Tần sớm sụp đổ
Tần Thủy Hoàng không lên kế hoạch cho cái chết của mình. Thậm chí ông ta không thích nghĩ và cấm bất kì ai nói về nó trước mặt mình. Và vì mặc định mình sẽ bất tử nên Tần Thủy Hoàng cảm thấy việc lập thái tử hay chuẩn bị người nối ngôi là không cần thiết.
Và chính việc Tần Thủy Hoàng không chuẩn bị di chỉ về việc ai trong số các con trai của mình sẽ lên ngôi sau khi ông chết đã khiến nhà Tần sớm rơi vào hỗn loạn. Theo lệ, con trưởng của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô sẽ là hoàng đế nối ngôi. Tuy nhiên, Tể tướng Lý tư và Hoạn quan đại thần Triệu Cao vì hiềm khích trong quá khứ với Phù Tô đã âm mưu phá hủy bức thư mà Tần Thủy Hoàng trước khi chết lệnh gửi cho con trưởng.
Luôn tin là mình bất tử khiến Tần Thủy Hoàng không chuẩn bị người nối ngôi, khiến sau khi ông băng hà nhà Tần sớm sụp đổ
Lý Tư và Triệu Cao sau đó lập ra một chiếu giả và một thư giả. Chiếu giả ghi rằng Tần Thủy Hoàng lệnh lập con thứ Hồ Hợi làm Hoàng đế nối dõi còn thư giả bịa ra chuyện Phù Tô và thân tướng Mộng Điềm có ý định làm phản, buộc phải chết. Âm mưu này được thực hiện thành công, Phù Tô bị ép dùng thuốc độc chết, còn Hồ Hợi lên ngôi lấy hiệu Tần Nhị Thế
Tần Thủy Hoàng khi lên ngôi từng tuyên bố về một triều đại Tần thống trị Trung Quốc trong 10 thiên niên kỉ. Nhưng sau khi ông băng hà, triều đại mà Tần Thủy Hoàng tốn bao công sư xây dựng đã sụp đổ bởi hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nổi dậy, chỉ trong 3 năm.
Triệu Cao: Gian thần 'khét tiếng' giết chết cha con Tần Thủy Hoàng
Theo một số chuyên gia, Triệu Cao là thái giám khét tiếng đã âm mưu giết hại Tần Thủy Hoàng.
Sau đó, hoạn quan này đưa Tần Nhị Thế lên ngôi làm vị vua bù nhìn trước khi ép con trai Tần Thủy Hoàng nhường ngôi, tự sát.
Theo một số chuyên gia, Triệu Cao là thái giám khét tiếng đã âm mưu giết hại Tần Thủy Hoàng.
Sau đó, hoạn quan này đưa Tần Nhị Thế lên ngôi làm vị vua bù nhìn trước khi ép con trai Tần Thủy Hoàng nhường ngôi, tự sát.
Chọn Ly Sơn để xây dựng lăng mộ: Mảnh đất đắc địa khiến Tần Thuỷ Hoàng say đắm có gì?Giật mình ba lần đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng 'hồi sinh'
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc khi thống nhất các nước chư hầu thành một quốc gia thống nhất.
Bên cạnh ông hoàng này có nhiều kẻ hầu người hạ. Trong số này, thái giám Triệu Cao được vua Tần đặc biệt trọng dụng, tin tưởng.
Triệu Cao là thừa tướng của triều đại nhà Tần, có ảnh hưởng chính trị rất lớn trong suốt giai đoạn tồn tại của nhà Tần. Nhân vật này đã trải qua cả ba đời quân chủ nước Tần là Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế và Tần Tử Anh, nắm quyền hành rất lớn.
Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng.
Trong số này có việc, thái giám Triệu Cao được cho là người đứng sau gây ra cái chết đột ngột của Tần Thủy Hoàng vào năm 200 trước Công nguyên.
Thái giám này được nhà vua tin tưởng trọng dụng nên thường đưa đi theo cùng trong các chuyến vi hành. Thậm chí, Tần Thủy Hoàng còn lệnh Triệu Cao dạy luật cho con trai Hồ Hợi.
Kể từ đó, Triệu Cao trở thành nhân vật lớn trong cung và kết bè phái để ăn hối lộ cũng như củng cố quyền lực, gây ra nhiều "sóng gió" trong triều đình.
Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột ngột băng hà tại Hành cung Sa Khâu (nay nằm ở gần Quảng Tông, Hà Bắc). Nguyên nhân tử vong được công bố là vì bệnh tật.
Triệu Cao được vua Tần đặc biệt trọng dụng, tin tưởng.
Do không tiết lộ thông tin chính xác về bệnh tình nên trong suốt nhiều thế kỷ sau, sự việc này trở thành một bí ẩn lớn. Một số chuyên gia hoài nghi khi đi theo hầu, Triệu Cao bí mật giết chết Tần Thủy Hoàng.
Cụ thể, Tần Thủy Hoàng vi hành cũng thường mang theo quan Thượng khanh Mông Dự. Người này là em ruột và có mối quan hệ thân thiết với vua. Theo lý, Mông Dự sẽ tháp tùng nhà vua trong chuyến vi hành đó.
Thế nhưng, khi Tần Thủy Hoàng lâm trọng bệnh lúc vi hành, Mông Dự lại bị điều đi. Các học giả cho rằng, thái giám Triệu Cao đã tìm cách điều Mông Dự đi để dễ bề mưu sát nhà vua mà không bị ai cản trở.
Từ những chi tiết đáng ngờ này, giới học giả càng tin rằng, thái giám Triệu Cao đã hại chết Tần Thủy Hoàng để chiếm quyền khuynh đảo triều chính.
Sau khi gây ra cái chết của Tần Thủy Hoàng, thái giám Triệu Cao cùng với Tả thừa tướng Lý Tư, làm giả di chúc của nhà vua.
Một số chuyên gia hoài nghi khi đi theo hầu, Triệu Cao bí mật giết chết Tần Thủy Hoàng.
Theo nội dung di chúc giả, con trai trưởng của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô phải tự sát theo lệnh cha và lập con trai thứ là hoàng tử Hồ Hợi làm vua. Sự kiện này được gọi là "Sa Khâu chi biến" nổi tiếng.
Sau khi đưa Hồ Hợi lên ngôi và trở thành hoàng đế Tần Nhị Thế, Triệu Cao nắm quyền lực lớn chỉ dưới nhà vua.
Do Tần Nhị Thế chỉ mải mê ăn chơi hưởng lạc nên Triệu Cao ngày càng lộng hành, mượn danh nghĩa của vua giết hại vô số trọng thần mà y căm ghét như: hai anh em tướng quân Mông Nghị và Mông Điềm, Lý Tư, 12 người con trai và 10 người con gái của Tần Thủy Hoàng.
Tần Nhị Thế trở thành vị vua bù nhìn trong khi mọi quyền lực thực tế rơi hết vào tay Triệu Cao.
Thậm chí, cuối cùng, hoạn quan này vì lòng tham quyền lực vô hạn nên đã dẫn theo cả nghìn quân lính vây kín Vọng Di cung, ép Tần Nhị Thế phải nhường ngôi cho mình.
Con trai Tần Thủy Hoàng khóc lóc thảm thiết cầu xin tha mạng nhưng không được. Cuối cùng, Tần Nhị Thế tự sát vì bất lực.
Tuy nhiên, về sau Triệu Cao bị Hàm Đàn dùng giáo đâm chết vào năm 207 trước Công nguyên trong cuộc tranh đoạt quyền lực trong triều. 40 ngày sau khi hoạn quan này chết, nhà Tần lụi tàn.
Vì sao phi tần tuẫn táng theo Tần Thủy Hoàng đều trong tư thế không khép chân? Khi được tìm thấy, hầu hết hài cốt của những các phi tần trong lăng Tần Thủy Hoàng đều trong tư thế không khép chân, rốt cuộc họ đã gặp phải chuyện gì? Nhiều người từng nghĩ, các cung tần mỹ nữ trong chốn hoàng cung nguy nga tráng lệ đều sống trong vinh hoa, phú quý. Tuy nhiên đằng sau sự hào...