Ám ảnh tệ nạn phân biệt chủng tộc
– Thay việc mổ xẻ các trận giao hữu như thường lệ, giới truyền thông đang tập trung vào chủ đề phân biệt chủng tộc ở Ba Lan và Ukraine. Diễn biến này khiến giới hâm mộ và đặc biệt là các nước đồng chủ nhà thực sự lo lắng…
Balotelli lớn tiếng dọa giết bất cứ ai có hành vi phân biệt chung tộc với anh
Gia đình của Alex Oxlade-Chamberlain đã lên kế hoạch ở nhà theo dõi đội tuyển Anh thi đấu chứ không đến Ba Lan và Ukraine. Những người thân của Chamberlain là trường hợp thứ 2, sau gia đình của Theo Walcott quyết định không đến tận nơi theo dõi bữa tiệc bóng đá lớn nhất châu Âu, vì lo ngại nguy cơ xảy ra bạo lực cũng như nạn phân biệt chủng tộc. Mới đây, cựu cầu thủ của Tottenham và Arsenal, Sol Campbell lên kênh BBC kêu gọi các CĐV Anh thận trọng, hoặc tốt nhất là ở nhà xem VCK Euro 2012 qua truyền hình. Thậm chí, tiền đạo đội tuyển Italia, Mario Balotelli còn đe doạ “giết những kẻ nào có hành vi phân biệt chủng tộc” đối với cầu thủ này. Những thông tin trên ít nhiều ảnh hưởng tới hình ảnh của Ba Lan và Ukraine, thậm chí khiến các quan chức hai nước tức giận.
Video đang HOT
Sự lo lắng của gia đình các cầu thủ Anh, người thân của họ, hay cựu cầu thủ như Campbell không phải không có lý do. Không giống như thường lệ, đây là lần đầu tiên một VCK Euro được tổ chức ở Đông Âu, khu vực ít nhiều có sự khác biệt về mặt lịch sử. Những diễn biến phức tạp của cuộc đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc gần đây đã khiến cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, mọi chuyện lại đến từ chính nội bộ bóng đá Anh, trong đó có trường hợp của Balotelli, cầu thủ chơi tại giải Premier League cho Manchester City.
Phân biệt chủng tộc là chủ đề rất nhạy cảm tại Anh. Gần đây, cảnh sát tại đảo quốc sương mù đã phải mở cuộc điều tra về tội phân biệt chủng tộc xảy ra trên tàu hoả. Một sinh viên bị bỏ tù vì có những lời lẽ lăng mạ Fabrice Muamba trên mạng xã hội Twitter, còn cựu đội trưởng đội tuyển Anh, John Terry đang chờ đợi phán quyết vì cáo buộc có thái độ phân biệt chủng tộc đối với Anton Ferdinand, em trai của Rio Ferdinand. Hôm thứ ba vừa qua, CLB Swindon Town phải xin lỗi một cựu cầu thủ vì HLV Paolo Di Canio có những lời bình luận không phù hợp đối với người đàn ông này. Trong khi đó, cái tên Balotelli luôn xuất hiện ở trang nhất các tờ báo lá cải của Anh vì vô số những scandal bên trong cũng như bên ngoài sân cỏ. Chính vì hàng loạt vụ việc trên, các cầu thủ cũng như CĐV của Anh cảm thấy lo lắng khi đến Ba Lan và Ukraine vào tháng tới, những quốc gia vẫn còn “bí hiểm” đối với đại đa số họ.
Không như gia đình của Walcott và Alex Oxlade-Chamberlain, bất chấp những cảnh báo về nạn phân biệt chủng tộc tại Ba Lan, gia đình của Danny Welbeck vẫn sẽ đi theo cổ vũ anh thi đấu tại Euro 2012. Đây là giải đấu lớn đầu tiên trong màu áo đội tuyển của tiền đạo MU, và điều đó khiến gia đình anh bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm.
2 cảnh sát giàu kinh nghiệm chuyên giải quyết các vụ việc về hooligan của Hampshire (Anh) đã được cử đến Ba Lan và Ukraine nhằm giúp đồng nghiệp tại các nước chủ nhà bảo vệ an ninh cho VCK Euro 2012. Hai viên cảnh sát này sẽ gia nhập đội cảnh sát bao gồm 22 người từ 10 quốc gia khác nhau để trợ giúp cho các nước chủ nhà. Nhiệm vụ trọng tâm của nhóm này là trận đấu mở màn giữa Anh và Pháp diễn ra ở Donetsk, Ukraine, vào ngày 11-6, trận đấu hứa hẹn nhiều căng thẳng trên cả sân cỏ và khán đài.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Messi bị cáo buộc phân biệt chủng tộc
Cựu tiền vệ Real - Royston Drenthe vừa lên tiếng cáo buộc Cầu thủ xuất sắc nhất Thế giới - Lionel Messi từng buông lời lẽ phân biệt chủng tộc nhắm vào anh.
Hiện Drenthe đang khoác áo Everton dưới dạng cho mượn. Trong thời gian anh thi đấu cho đội chủ sân Santiago Bernabeu, cầu thủ chạy cánh người Hà Lan từng chạm mặt Messi trên sân.
Ở cuộc trả lời phỏng vấn mới đây trên website Nu.nl, Drenthe khẳng định Messi từng gọi anh là "thằng mọi đen", tương tự lời xúc phạm mà Suarez buông ra nhắm vào Patrice Evra hồi năm ngoái.
Cựu tiền vệ của Real, Drenthe (áo xanh)
Sau khi FA vào cuộc, chân sút người Uruguay đã phải chịu án treo giò 8 trận và nộp 40.000 bảng tiền phạt.
Trong quá khứ, Suarez cũng từng chơi bóng ở Hà Lan. Anh thừa nhận một vài sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ đã gây ra những sự hiểu lầm, mà người châu Âu quy vào hành vi phân biệt chủng tộc.
Về phần Drenthe, anh tiết lộ: "Tôi đã thi đấu với Messi nhiều lần và cả hai luôn cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy nhau.
Messi thường giơ ngón tay lên và nói "negro, negro" (thằng mọi đen). Tôi biết từ "negro" ở Nam Mỹ hiểu theo nghĩa khá bình thường, nhưng chúng tôi là người châu Âu thì không chấp nhận điều đó.
"Mahamadou Diarra - đồng đội của tôi ở Real Madrid sẽ nổi điên nếu ai đó buông câu "thằng mọi" nhắm vào anh. Ban đầu, Gabriel Heinze và Higuain hay nói từ này trong quá trình tập luyện. Nhưng sau đó họ biết ý và đã dừng lại.
Khi Hercules (đội bóng mà Drenthe từng đá một mùa dưới dạng cho mượn) gặp Barca, trong trận đấu tôi đã có cuộc cãi lộn với Messi. Anh ta giơ ngón tay lên và lẩm bẩm "hola negro" (thằng mọi đen)".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vụ Terry phân biệt chủng tộc 'nóng' trở lại Ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh đã quyết định bỏ nghi thức bắt tay trước trận Chelsea - QPR do lo ngại ảnh hưởng từ vụ kiện tụng liên quan đến John Terry và Anton Ferdinand. Anton Ferdinand và John Terry đấu khẩu trong trận lượt đi. Luật sự của Ferdinand đã khuyên anh không nên bắt tay Terry trong lần tái...