Ám ảnh sợ mắc Covid-19, nhiều người lạm dụng test nhanh
Từ khi phát hiện con gái lớp 9 mắc Covid-19, ngày nào chị Thanh ( Thanh Xuân, Hà Nội) cũng tự làm test nhanh vì thấy ho nhiều.
Đến nay, sau một tuần chị và 2 thành viên khác trong nhà đều âm tính.
Ngay khi dịch ở Hà Nội có dấu hiệu nóng lên, chị Thanh đã mua sẵn một hộp test nhanh Covid-19 của Hàn với giá 65.000/que. Thỉnh thoảng dính F1, chị đều tự test. Mới đây, thấy con có dấu hiệu sổ mũi, rát họng, hơi mệt chị cũng thử test thì lên 2 vạch.
Thấy nhiều gia đình cứ một người mắc lây cho cả nhà khiến chị cũng phát hoảng. Cộng thêm thời tiết Hà Nội đợt này rét đậm, chị bị sổ mũi, ho nên hôm nào chị cũng tự test Covid-19. Rất may là đến nay sau một tuần, cả 3 người còn lại trong nhà đều âm tính.
Dù test âm tính song chị Thanh lúc nào cũng lo mình mắc Covid-19.
“Nghĩ cũng xót tiền vì test liên tục, nhưng không test thì không yên tâm vì sợ lây cho chồng và cháu còn lại. Tôi đã mua thêm 2 hộp nữa để dự trữ vì cũng không biết lúc nào mình thành F0, F1″, chị Thanh chia sẻ.
Trường hợp như chị Thanh không phải hiếm gặp. Rất nhiều người vừa tiếp xúc với F0 đã muốn đi test Covid-19 ngay xem mình có mắc bệnh hay không, để tránh lây cho người khác. Tuy nhiên, theo các bác sĩ việc test cũng cần thực hiện đúng thời điểm, tránh lãng phí.
TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết làm xét nghiệm Covid-19 cũng cần phải có thời điểm, không phải cứ test bừa bãi. Lý do vì không phải ai nhiễm rồi cũng có biểu hiện ngay mà phải có thời gian ủ bệnh, nếu test ở giai đoạn sớm quá kết quả cũng không chính xác. Vì thế, người dân nên chờ, nhanh nhất cũng phải 2 ngày.
Ngoài ra, khi trong một gia đình phát hiện một trường hợp dương tính có thể test để phân tách F0 và F1, tránh lây nhiễm.
Video đang HOT
“Những trường hợp không triệu chứng có thể làm test gộp tuy nhiên chỉ nên dùng 3 que ngoáy mũi cho một test nhanh để đảm bảo kết quả. Sau đó nếu không có triệu chứng thì đến ngày thứ 5 tiếp tục test một lần nữa, nếu âm tính thì gần như chắc chắn không bị lây. Có nhiều gia đình, ngày nào cũng test rất lãng phí và không để làm gì”, TS Thái cho biết.
Chung quan điểm này, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết việc test liên tục không có giá trị lại gây lãng phí.
Chẳng hạn, một người vừa tiếp xúc với F0 mà xét nghiệm ngay thì không thể lên được. Vì nếu lây nhiễm thì cần có thời gian để virus nhân lên, phát triển đến một mức độ nhất định để có thể phát hiện được, ít nhất 3-4 ngày. Người dân nên test khi có triệu chứng, nếu không có triệu chứng thì test vào ngày thứ 5 hoặc ngày thứ 7 để yên tâm nhất. Trong quá trình đó, nếu lo lắng thì nên tuân thủ tuyệt đối 5K. Trừ khi bạn sống cùng người già, phụ nữ mang thai… cần tránh một cách cẩn thận thì ngày thứ 4 nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
“Nếu trong gia đình có một người dương tính, thì lưu ý đảm bảo vấn đề cách ly. Những người còn lại trong gia đình không nhất thiết phải test ngay, chỉ test khi có triệu chứng và cũng không cần phải ngày nào cũng test. Khả năng cả nhà lây cho nhau là rất lớn vì ăn uống sinh hoạt chung, tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ chồng mắc mà vợ không bị”, TS Thanh nói.
Ngoài ra, theo chuyên gia thời tiết miền Bắc những ngày vừa qua nhiệt độ xuống thấp khiến người khỏe cũng thấy mệt mỏi, viêm họng, vì thế không phải trường hợp nào có triệu chứng cũng là do Covid-19.
“Trong giai đoạn hiện nay cũng không cần thiết phải làm PCR, rất lãng phí, nếu test nhanh dương tính 2 lần là đã có thể khẳng định. Việc làm PCR để xem tải lượng virus bao nhiêu là không cần thiết, vì dù CT có 34-35 thì người đó vẫn phải cách ly, nó chỉ có ý nghĩa là khả năng lây bệnh thấp”, TS Thanh phân tích.
“Mọi người không nên sợ hãi quá, khi đã được tiêm vaccine đầy đủ thì chúng ta cần có thái độ thích ứng một độ nhất định”, chuyên gia nhấn mạnh.
Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế, F0 đã tiêm đủ liều vaccine không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nếu cách ly, theo dõi đủ 7 ngày và test nhanh âm tính thì có thể dỡ bỏ cách ly, song vẫn phải tiếp tục theo dõi trong những ngày tiếp theo.
Tương tự với F1 đã tiêm đủ liều vaccine cũng chỉ cách ly, theo dõi trong 5 ngày và test vào ngày thứ 5.
Cả nhà 4 người bị 'nhốt' suốt 7 ngày vì có người thân trở về từ vùng đỏ Hải Phòng
Dù test nhanh cho kết quả âm tính nhưng suốt 7 ngày nay, ông bà nội cùng 2 cháu nhỏ bị "nhốt" tại nhà ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình do có 2 cháu trở về từ vùng đỏ Hải Phòng.
Nhu yếu phẩm phải nhờ hàng xóm hỗ trợ.
Cửa nhà bà S. bị khóa trái suốt 7 ngày nay dù kết quả test COVID-19 của hai cháu nhỏ từ vùng đỏ về đều âm tính - Ảnh: KHÁNH LINH
Từ ngày 9-1 đến nay (16-1), 2 người già và 2 cháu nhỏ phải chịu cảnh "giam lỏng" trong nhà mình vì cửa nhà bị chính quyền thôn khóa, thực phẩm phải nhờ hàng xóm mua giúp rồi dùng dây kéo lên.
Sự việc xảy ra tại thôn Cao Bạt Lụ, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình khiến người dân vô cùng bức xúc.
Thông tin đến Tuổi Trẻ Online ngày 16-1, anh Nguyễn Xuân B. (38 tuổi, trú tại thôn Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) bức xúc cho biết chiều 9-1, do Hải Phòng công bố cấp độ dịch thuộc vùng đỏ, 2 con anh phải chuyển sang học trực tuyến nên gia đình tranh thủ nghỉ làm đưa các con (10 tuổi và 7 tuổi) về gửi ông bà nội tại thôn Cao Bạt Lụ (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) bằng xe cá nhân.
"Sau khi cho các cháu về nhà, mẹ tôi có chủ động đưa các cháu ra trạm y tế xã để khai báo y tế và làm test nhanh COVID-19 đều cho kết quả âm tính.
Tuy nhiên, cán bộ trạm y tế xã vẫn yêu cầu các con tôi phải cách ly y tế tại trạm. Mẹ tôi xin cho các cháu về cách ly tại nhà thì trưởng thôn khóa trái cửa và cầm chìa khóa. Bố mẹ tôi và 2 cháu nhỏ bị "giam lỏng" trong nhà từ ngày 9-1 đến nay (16-1), dù ông bà và các cháu không tiếp xúc với người bị COVID-19, không phải là F1, mà chỉ từ vùng đỏ về" - anh B. bức xúc kể.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-1, bà Phạm Thị S. (mẹ anh B., 67 tuổi, ở thôn Cao Bạt Lụ, xã Nam Cao) cho biết sau khi con trai đưa 2 cháu nội về nhờ ông bà trông giúp, bà lập tức đưa các cháu đến Trạm y tế xã Nam Cao khai báo y tế theo quy định.
"Sau khi khai báo y tế, cô Thủy - quyền trạm trưởng Trạm y tế xã Nam Cao - test nhanh COVID-19 cho các cháu, kết quả âm tính. Cô Thủy bảo theo quy định các cháu phải cách ly y tế tại trạm xá. Tôi trình bày các cháu còn nhỏ, nhà tôi rộng rãi với 5 phòng riêng nên xin cho các cháu về cách ly tại nhà thì cô Thủy bảo cách ly tại nhà thì phải khóa trái cửa ở trong nhà 7 ngày, chìa khóa thôn trưởng cầm" - bà S. cho hay
Điều khiến gia đình bà S. bức xúc bởi từ sau khi khóa trái cửa thì thôn, xã không một lời hỏi han xem có thiếu thốn gì không.
"Nếu không có hàng xóm, chắc cả gia đình tôi đã chết vì không được tiếp tế thực phẩm, lãnh đạo thôn và xã không một lời hỏi thăm tình hình" - bà S. bức xúc.
Bà S. cho biết thêm đến sáng 16-1, ông Thao - trưởng thôn - mới đến mở khóa cửa và đưa chìa khóa nhưng giao hẹn đến chiều mới được mở cửa.
Theo quan sát của PV Tuổi Trẻ Online, nhà bà S. ở mặt đường liên thôn có 2 cửa ra vào bị khóa bằng ổ khóa to. Trên tường dán tấm giấy màu xanh ghi nội dung: "Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 xã Nam Cao. Thông báo: Gia đình có người cách ly, theo dõi y tế tại nhà từ ngày 9-1 đến ngày 16-1-2022".
Gia đình bà S. bức xúc vì bị giam suốt 7 ngày nhưng không một cán bộ thôn, xã đến thăm hỏi tình hình - Ảnh: KHÁNH LINH
Ông Nguyễn Thành Khoa - chủ tịch UBND xã Nam Cao - cho biết xã đã họp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các thôn. Tại cuộc họp, các trưởng thôn nêu ý kiến nhiều người về từ vùng dịch không chấp hành cách ly tại nhà theo quy định mà vẫn đi lung tung.
"Xã không chỉ đạo hay quy định, mà các trưởng thôn tùy trường hợp linh động xử lý để tránh lây lan dịch bệnh..." - ông Khoa cho hay.
Khi được hỏi địa phương đã có bao nhiêu gia đình bị khóa trái cửa cách ly y tế như gia đình bà S., ông Khoa cho biết đây là gia đình đầu tiên. "Tất cả vì cộng đồng nhằm tránh lây lan dịch bệnh, không hiểu sao gia đình này lại bức xúc thế" - ông Khoa nói.
Chiều 16-1, ông Nguyễn Văn Dực - chủ tịch UBND huyện Kiến Xương - bày tỏ sự bất ngờ khi tiếp nhận thông tin từ Tuổi Trẻ Online. "Huyện không nhận được báo cáo từ địa phương. Tôi sẽ cho kiểm tra ngay...", ông Dực trao đổi.
Thanh Hóa: Công nhân không nhất thiết phải test nhanh COVID-19 tại trạm y tế Ngày 24/2, ông Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết: Công nhân công ty Trách nhiệm hữu hạn Giầy Annora không nhất thiết phải đến tận trạm y tế để test nhanh SARS-CoV-2. Công nhân lấy mẫu xét nghiệm tại Trạm y tế phường Bình Minh, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa). Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN Họ có thể...