Ám ảnh phận người
Cách Hà Nội khoảng 100km, bệnh viện Tâm thần Cao Đà nằm ở xã Tiến Thắng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Cánh cổng sắt của bệnh viện như sắp bị rơi ra bởi những khung ngang dọc đang bị oằn cong do bàn tay của các bệnh nhân tâm thần trốn trại.
Phút bình lặng của một bệnh nhân trong bệnh viện Tâm thần Cao Đà
“Anh ơi, sao anh lỡ (nỡ) bỏ em, em xin anh, em xin anh…” – một cô gái đầu tóc rũ rượi, khóc nức nở và lao vào ôm choàng lấy tôi dưới tiếng cười khanh khách của một vài bệnh nhân đầu tóc như “tổ quạ” đang ngồi dưới gốc bàng nhả khói thuốc lào và cùng… ăn đất. Khó khăn lắm tôi mới gỡ được đôi bàn tay nhem nhuốc của cô gái ra khỏi người nhưng không ngờ một anh chàng không biết từ đâu chạy lại ôm chặt lấy tôi từ phía sau và hô lớn: “Chúng mày đâu, đánh đi, đánh đi… con hổ này cũng gần trăm triệu đấy” tức thì khoảng hơn chục thanh niên lừ lừ tiến lại.
Một thanh niên trắng trẻo đẹp trai, tất nhiên không tránh khỏi cái ngây ngô của người tâm thần đứng dạng hai chân, tay siết vào nhau giơ lên ngang mặt kiểu phim cổ trang của Trung Quốc, giọng trầm trầm: “Tại hạ là Khổng Mao, em trai Khổng Tử. Nghe danh các hạ đã lâu, nay mới có dịp gặp mặt, thật là một điều vinh dự, mời các hạ lên lầu dự đại tiệc của các hảo hán giang hồ”. Nói xong, “chàng tâm thần” dẫn tôi tới cạnh khu vệ sinh của bệnh viện bắt đầu hoa chân múa tay.
Cách khu vệ sinh không xa, phía cuối sân một người đàn ông khoảng 40 tuổi quỳ dưới gốc cây lạy lấy lạy để một con gà trống đang rướn cổ gáy. Tức thì, hơn chục bệnh nhân khác không biết từ đâu chạy lại quây lấy con gà khiến cả bệnh viện nhốn nháo. Chưa kịp hoàn hồn, chàng trai nhận mình là “Khổng Mao” bất ngờ kẹp chặt cổ và thụi tôi mấy phát điếng người khiến chiếc máy ảnh rơi ra khỏi tay. Cũng may, hai bác sĩ nam trong khu điều trị chạy lại nạt nộ, bệnh nhân mới khật khưỡng bỏ đi.
Bác sĩ Trần Thị Thanh Nga – Giám đốc bệnh viện Tâm thần Cao Đà dẫn chúng tôi đi thăm khu phục hồi và giới thiệu một bệnh nhân thuộc trường hợp đặc biệt và khá nguy hiểm. Đó là bệnh nhân Phạm Văn Sinh quê tỉnh Hà Nam. Khoảng 6 năm về trước, Sinh lấy vợ và sinh được một cậu con trai nhưng đây cũng là thời điểm Sinh bắt đầu có các triệu chứng của bệnh tâm thần hoang tưởng. Thời gian đầu, cứ nửa đêm Sinh lại thức dậy nấu cơm và tưởng vợ con là gà… phải làm thịt. Nhưng sau này, trong mắt Sinh, vợ con không còn là gà mà biến thành… lợn rừng. Trong một lần người vợ của Sinh đi làm đồng để đứa con nhỏ ở nhà cho chồng coi. Đang chơi đùa với con, bỗng nhiên Sinh hoảng loạn vứt đứa con xuống giường và chạy đi tìm dao đâm chết con vì cứ nghĩ là… lợn rừng. Sau đó, Công an tỉnh Hà Nam bắt Sinh vì tội giết người nhưng Sinh được miễn trách nhiệm hình sự vì mắc bệnh tâm thần. Sau một thời gian điều trị tại bệnh viện Tâm thần Cao Đà, người nhà đưa Sinh về chăm sóc nhưng do sự thờ ơ trong việc cho Sinh uống thuốc nên bệnh của Sinh ngày một trầm trọng mà gia đình không hay biết. Thấy đứa cháu 15 tuổi đi qua, Sinh một lần nữa nghĩ đó là… lợn rừng nên chạy vào nhà lấy rìu và bổ chết cháu.
Bác sĩ Nga cho biết, thời gian đó và ngay cả bây giờ, Sinh là nỗi ám ảnh của biết bao người dân quê. Cũng chính vì thế, khi bệnh viện muốn trả Sinh về với gia đình nhưng người nhà và chính quyền sở tại nơi Sinh cư trú đều ái ngại, phương án cuối cùng là nhờ bệnh viện cho Sinh ở đó suốt đời.
Video đang HOT
Tấm lòng từ mẫu
Bác sỹ tâm thần vất vả hơn các chuyên ngành khác rất nhiều
Bác sĩ Nga cho biết, hiện tại bệnh viện đang trực tiếp chăm sóc, điều trị cho 286 bệnh nhân (trong đó có 186 bệnh nhân trầm cảm) và gián tiếp điều trị cho hơn 4.000 bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng. Trong khi đó, cả bệnh viện chỉ có gần 100 bác sĩ và cán bộ y tế. Như vậy, trung bình một bác sĩ phải chăm sóc 3 bệnh nhân trong bệnh viện và kiểm tra sức khoẻ, điều trị cho 40 bệnh nhân tại địa phương.
Chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tâm thần đã là một nỗi cực khổ. Nhưng đi tìm bệnh nhân trốn trại để đưa họ về càng thống khổ và nguy hiểm gấp vạn lần. Bác sĩ Trần Đình Thanh – Phó Giám đốc bệnh viện Tâm thần Cao Đà cho biết, không một bệnh nhân tâm thần nào thừa nhận mình bị tâm thần nên họ thường tìm cách trốn trại. Vì thế, bệnh viện luôn phải phân công các điều dưỡng viên toả theo các ngả đường để tìm bệnh nhân. Do phải lặn lội đi bắt các bệnh nhân về trại nên tất cả các y bác sĩ ở đây đều thuộc các đường ngang ngõ tắt để “đón đầu” bệnh nhân.
Việc đoán hướng đi của bệnh nhân chỉ là tương đối, không phải lúc nào phát hiện ra “mục tiêu” cũng bắt được bệnh nhân về trại. Các bệnh nhân sẵn sàng dùng gạch đá chống trả hoặc nhảy xuống hồ ao, bơi qua sông để trốn chạy bác sĩ. Mới đây, bác sĩ Trần Văn Trường – Trưởng khoa Điều trị nữ trong khi tìm cách đưa bệnh nhân về trại đã bất ngờ bị đánh gẫy chân phải bó bột mấy tháng trời. Hay như y tá Lê Trọng Sơn, dù đã hết sức chú ý khi đưa bệnh nhân về trại đã bị bệnh nhân dùng gạch đánh vào mặt phải đi cấp cứu.
Bác sĩ Nga khẳng định với chúng tôi, các bệnh nhân tâm thần đáng thương hơn là đáng giận. Họ đâu còn biết gì nữa để điều khiển nhận thức và hành vi, họ đánh đập, chửi mắng bác sĩ cũng chỉ như một kiểu hành động tất yếu của người tâm thần. Cái khó của những người làm công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân tâm thần là sự nguy hiểm và sự phối kết hợp không nhiệt tình của gia đình các bệnh nhân. Hơn thế nữa là thái độ e dè, kỳ thị của xã hội đối với bệnh nhân tâm thần nên họ khó có thể hoà nhập vào đời sống chung của cộng đồng để trở lại là một người bình thường. Và cuối cùng vẫn là “trăm dâu đổ đầu bác sĩ tâm thần”.
Theo ANTD
Thịt làm từ... phân người
Giáo sư Ikeda nghĩ rằng phát minh mới nhất của ông có thể giúp nhiều người đang còn trong tình trạng thiếu thốn thức ăn.
Khi mà nhiều nơi trên thế giới vẫn còn trong tình trạng thiếu thốn thức ăn thì giáo sư Ikeda nghĩ rằng phát minh mới nhất của ông có thể giúp nhiều người, đó là ông tạo ra những miếng thịt từ protein có trong... phân người.
Món thịt làm từ... phân
Vị giáo sư đến từ phòng nghiên cứu Okayama, Nhật Bản, nói rằng hiện nay có rất nhiều chất thải mà chúng ta không kiểm soát được, vì thế người ta đã yêu cầu ông thực hiện những phát minh có ích và thiết thực về vấn đề này.
Có lẽ nhiều người đã quen với những phát minh kỳ quặc của người Nhật, nhưng chẳng ai có thể nghĩ tới việc vị giáo sư này có thể làm thịt từ phân. Trong quá trình nghiên cứu, ông Ikeda phát hiện ra rằng trong phân người có chứa 1 lượng lớn protein. Kể từ đó, ông bắt đầu thực hiện việc lấy những protein có lợi và làm thành những miếng thịt.
Giáo sư nghiên cứu loại thịt đặc biệt
Sở dĩ trong phân có nhiều protein vì trong đó có rất nhiều vi khuẩn, tuy nhiên trong số đó thì có rất ít là có hại bởi hầu hết vi khuẩn có hại đều bị giết chết trong quá trình ông thực hiện làm những miếng thịt. Kết quả của quá trình nghiên cứu là ông đã tạo ra những miếng thịt có hương vị giống với thịt bò, ông đã cho thêm 1 số loại protein khác và màu sắc để những miếng thịt trông thật hơn. Cuối cùng là thành phần những miếng thịt như sau: 63% protein, 25% carbohydrates, 3% chất béo and 9% chất khoáng.
Trong phân có rất nhiều protein
Ông Ikeda cũng phải thừa nhận rằng không nhiều người dám thử loại thịt này nếu họ biết nguồn gốc của nó. Tuy nhiên nếu như có sự khủng hoảng thức ăn thì đây cũng có thể sẽ là sự lựa chọn của nhiều người. Ông Ikeda hy vọng rằng phát minh của ông sẽ sớm được đưa vào thực tiễn. Hiện tại loại thịt này có giá cao gấp 10 đến 20 lần loại thịt thông thường, nhưng tương lai nếu được bày bán thì giá của của nó có thể sẽ chỉ bằng những loại thịt thông thường khác.
Những miếng thịt này ban đầu có giá đắt hơn thịt thông thường
Xem ra ngày nay, người ta đã làm ra nước hoa từ phân, giờ lại đến những miếng thịt cũng có nguồn gốc từ "chất bài tiết" này, không biết sau này liệu người ta sẽ còn có những phát mình gì nữa. Còn nói về loại thịt này, có lẽ chưa bàn đến hương vị của nó, chỉ cần biết nguồn gốc của nó thôi thì chắc hẳn chẳng ai dám nếm thử. Liệu có bạn nào muốn ăn những miếng thịt này không?
Theo Bưu Điện VN
Hãi hùng những "vật thể kinh dị" trong đồ ăn Một người phụ nữ phát hiện chuột chết trong lọ cà ri, hay một người đàn ông hoảng hốt khi thấy một phần ngón tay trong món kem trứng, và kinh dị hơn nữa là phát hiện... phân người có trong kem sô-cô-la. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào trong những trường hợp này? 1. Phát hiện chuột...