Ám ảnh ở ngôi làng liên tục có người chết vì ung thư
Người dân ở xã An Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh) vô cùng hoang mang trước số lượng người chết vì ung thư (bệnh K) ngày càng gia tăng. Cơ quan chức năng nhiều lần đến kiểm tra, xem xét nguyên nhân nhưng cho đến thời điểm này chưa hề có một kết luận cụ thể nào để an lòng dân.
Người dân ở xã An Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh) vô cùng hoang mang trước số lượng người chết vì ung thư (bệnh K) ngày càng gia tăng. Cơ quan chức năng nhiều lần đến kiểm tra, xem xét nguyên nhân nhưng cho đến thời điểm này chưa hề có một kết luận cụ thể nào để an lòng dân.
Ung thư nơi làng quê nghèo
Xã An Lộc (Lộc Hà – Hà Tĩnh) có hơn 3.500 nhân khẩu đang phải đối mặt với ô nhiễm nguồn nước sạch và nhiều người dân đã và đang đối mặt với tử thần trước căn bệnh K quái ác.
Theo số liệu thống kê của trạm y tế xã An Lộc, tính từ năm 2006 trở lại đây đã có tới 23 người chết vì mắc bệnh ung thư, và hiện nay đang có 8 người mắc bệnh nằm “chờ” chết.
Điều đáng nói hơn, số lượng người mắc bệnh ngày càng gia tăng, độ tuổi trẻ hóa, khiến người dân lo sợ.
Số liệu thống kê người mắc bệnh ung thư ở xã
“Bầy tui sợ lắm chứ chị, cứ chết như thế nhưng không biết rõ nguyên nhân. Tui già rồi thì không sao, nhưng lo cho lớp trẻ đang sống ở thôn, sợ bệnh cướp mất tuổi đời của chúng” – ông Thứ, một người dân ở đây chia sẻ.
Nếu như năm 2013 số lượng người mất vì ung thư là 3 người, thì năm 2014 con số tăng vọt lên đến 7 người chết vì ung thư, và hiện tại đang có tới 8 người mắc ung thư đang đối mặt với tử thần.
Trước con số tăng nhanh này, nhiều người đang có những bất an và dự cảm không tốt cho tương lai của bà con xã mình.
Video đang HOT
Bệnh ung thư ở xã được xác định hầu hết vì ung thư gan, dạ dày, thực quản, tá tràng… Trong đó, dạ dày, và gan là căn bệnh gây ra cái chết nhiều nhất ở xã này.
Bà Nguyễn Thị Khương, cán bộ y tế xã cho biết: “Ung thư ở làng này chủ yếu được xác định là ung thư gan, dạ dày, tá tràng, thực quản, phổi. Một vài trường hợp thì ung thư máu. Nhiều người thấy đau và đi khám được bác sĩ kết luận là bị ung thư. Khi biết bệnh, sau vài tháng là chết, cũng vì một phần do suy sụp tinh thần nên cái chết đến với họ nhanh hơn”.
Mặc dù người chết và mắc bệnh ung thư ngày càng tăng, nhưng hiện nay không có một kết luận rõ ràng vì sao số lượng người mắc bệnh ung thư nhiều như thế.
Kho thuốc trừ sâu gây ô nhiềm nước?
Nhiều nghi vấn được đặt ra là do ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Ở đây họ dùng nước giếng khoan, giếng khơi để tắm giặt, và hứng nước mưa để phục vụ ăn uống. Tuy nhiên, nước ở xã này nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An Lộc cho biết: “Chúng tôi là người trần mắt thịt nên không biết nguyên nhân thực sự của những căn bệnh K quái ác đó. Nhưng tôi nghĩ một trong những nguyên nhân chủ yếu của vùng này là do ô nhiễm nguồn nước sạch”.
Ông Thắng, Phó Chủ tịch xã An Lộc trao đổi với PV
Người trong thôn cho rằng, nguyên nhân là do do tàn dư thuốc trừ sâu của hợp tác xã ngày trước đã ảnh hưởng nguồn nước.
“Dân chúng tôi dùng nước mưa để ăn uống, và nước giếng khoan để sinh hoạt. Theo tôi nghĩ, nước mưa chưa phải là nước sạch, nhưng không còn nước sạch nên chúng tôi phải tích nước mưa.
Ngày trước HTX có kho chứa thuốc sâu, sau đó chính quyền đã xử lý chúng bằng cách chôn xuống đất lượng lớn thuốc trừ sâu. Cũng có thể do tàn dư của thuốc trừ sâu gây ra bệnh ung thư cho làng” – ông Thắng cho biết thêm.
Theo ghi nhận, vùng đất chôn thuốc trừ sâu của HTX, hiện là nơi xây dựng UBND xã An Lộc. Tuy nhiên, xung quanh khu vực này lại mọc lên nhiều nhà ở của dân. Đáng nói hơn, Trường mầm non và trường Tiểu học xã An Lộc lại được xây dựng sát khu vực này.
“ Đem con bỏ chợ”
Bàng hoàng trước căn bệnh K ngày càng gia tăng, chính quyền và nhân dân xã An Lộc đã rất nhiều lần kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền về nước sạch, và các cơ quan liên quan khác xuống kiểm tra và mong muốn có một kết luận cụ thể về nguyên nhân gây ra ung thư.
Tuy nhiên, cho đến nay dân làng cứ phải lần lượt chứng kiến người thân, làng xóm chết vì ung thư trong vô vọng.
Máy lọc nước vẫn đang “nằm” im sau khóa sắt
“Từ trước tới nay đã có rất nhiều đoàn về đây để kiểm tra, lấy mẫu nước mang đi xét nghiệm nhưng họ vẫn không cho dân một câu trả lời cụ thể nào cả. Tôi mong muốn các ban ngành làm việc có trách nhiệm hơn, chứ đừng kiểu “đem con bỏ chợ” thế này”.
Được biết, mấy năm gần đây nhân dân xã An Lộc cũng đã kiến nghị với cấp trên tạo mọi điều kiện để người dân có nguồn nước máy dùng thay cho nguồn nước ô nhiễm hiện nay. Tuy nhiên, những đề xuất đó vẫn đang nằm trên giấy tờ.
Mặc dù ở Trường Tiểu học xã An Lộc đã có xây dựng dự án máy lọc nước cho học đường. Nhưng hiện nay chưa đi vào sử dụng vì nguồn nước ở đây được cho là nhiễm thuốc trừ sâu đang chờ cấp trên xử lý.
Phó Chủ tịch xã chia sẻ: “Chúng tôi tha thiết muốn kiến nghị với các cấp lãnh đạo của Đảng, và Nhà nước, nhất là bên Khoa học công nghệ để làm sao đó tạo mọi điều kiện cho người dân An Lộc có nguồn nước ăn uống, sinh hoat trong lành.
Và mong muốn các ban ngành có một kết luận rõ ràng cụ thể để người dân phòng tránh căn bệnh K đang đe dọa tới cuộc sống”.
Theo Thiện Lương
Vietnamnet
Mờ nhạt tính tự giác
Những ngày qua, không khí trên đường phố trở nên oi bức vào buổi trưa. Thật ra, trời không quá nóng, chỉ khoảng 35 độ C, nhưng cũng đủ để nhận thấy phản ứng của một bộ phận người đi đường, trong đó có hình ảnh trái ngược với điều mà xã hội từng ngày mong đợi.
Tại các ngã tư đường, khi tín hiệu đèn đỏ sáng lên, dễ dàng nhìn thấy nhiều người đi xe máy cùng tấp vào một chỗ râm mát nào đó. Điều không hay ở đây là, không ít nơi có bóng mát lại nằm ngay trên phần vạch trắng dành cho người đi bộ qua đường. Cũng có vài người dừng đúng chỗ, chịu đựng cái nóng chỉ trong vòng vài ba mươi giây. Nhưng số người này thường rất ít, trông thật lẻ loi!
Dừng xe không đúng quy định thường xảy ra tại các giao lộ ở TP HCM (Ảnh: Hoàng Triều)
Tự hỏi vì sao ai đó không thể thắng nổi cảm giác khó chịu chỉ kéo dài khoảng nửa phút để thể hiện đúng mình nơi công cộng. Câu trả lời có thể là: Người ta không dày công chăm sóc tính tự giác của mình, đánh giá thấp nó, đồng thời ngoại lực tác động vào đó như tính gương mẫu, hoạt động kiểm tra, xử phạt không đủ mạnh và liên tục.
Tất nhiên, hiện tượng tránh nóng "nhầm chỗ" hay phóng nhanh vượt ẩu không dễ xuất hiện nếu có lực lượng công an giao thông thường trực (mà lực lượng này thì không thể đủ để có thể hiện diện mọi nơi, mọi lúc). Điều này cho thấy việc thiết lập trật tự dựa trên ý thức tự giác đang còn rất gian nan ở nước ta.
Tính tự giác không phải tự nhiên mà có. Nó được hình thành từ giáo dục, trước hết là giáo dục lòng tự trọng, dũng khí, kèm theo đó là các chế tài xử phạt đủ mạnh, có nơi còn dùng cả roi vọt. Có thể tìm dẫn chứng muôn màu về sự phát triển tự giác ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Đức, Nhật Bản, Singapore...
Nếu không tôn trọng luật đi đường, thậm chí không có những thói quen đơn giản khác như họp hành đúng giờ, vứt rác đúng chỗ...thì sẽ khó thực hiện những công việc đòi hỏi tính tự giác cao hơn như kê khai tài sản, tự phê bình, nhất là tự lượng sức mình để từ chối một vị trí công tác quá tầm. Có thể nói, trong khi những tấm gương về sự tự giác còn mờ nhạt thì những tổn hại do sự thiếu tự giác gây ra gần như ngày nào cũng thấy trên mặt báo. Qua một số vụ việc khiến dư luận phản ứng giận dữ như chặt cây xanh ở Hà Nội và lấn sông làm dự án ở Đồng Nai..., người dân đang chờ đợi sự kiểm điểm trên tinh thần tự giác của những người có trách nhiệm.
Tính tự giác được xem như một kỹ năng mềm, có vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng văn minh. Đến lượt mình, xã hội văn minh tác động tích cực vào từng cá nhân, hướng họ vào con đường tự giác. Nhưng tự giác không phải là yếu tố bẩm sinh mà "cú hích" đầu tiên đối với nó chính là giáo dục.
Theo Cao Tuấn
Người lao động
Hàng ngàn người dân quay cuồng trong "cơn khát" nước sạch Mỗi mùa khô đến, người dân tại 3 xã La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) lại quay cuồng với bài toán "tìm nước". Trong khi đó, dự án nhà máy nước phục vụ nước sinh hoạt vẫn chỉ được nhắc đến trong sự mỏi mòn chờ đợi của người dân nơi đây. "Nỗi sợ" mùa khô Anh...