Ám ảnh những công trình bỏ hoang ở châu Âu
Nhiếp ảnh gia Jan Stel ở Purmerend, Hà Lan đã dành hơn 15 năm đi khắp châu Âu chụp ảnh các công trình bỏ hoang đẹp ma mị.
Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Jan Stel đã lên ý tưởng thực hiện bộ ảnh những công trình bỏ hoang ở khắp châu Âu từ năm 1998. Trong ảnh là ga tàu điện ngầm ở Premetro, Bỉ.
Trong hơn 15 năm qua, nhiếp ảnh gia Jan Stel đã đến Bỉ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… ở khắp châu Âu và chụp ảnh những công trình bỏ hoang ở những nơi đi qua. Trong ảnh là những tia nắng mặt trời chiếu sáng qua những mái vòm ở nhà thờ de Vino, Tây Ban Nha. Ông Jan đã đến đây năm 2013.
Nhiếp ảnh gia Jan Stel chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên khi thực hiện các bức ảnh của mình. Trong ảnh là trạm xe bus bỏ hoang ở Pháp.
Hệ thống dây điện chằng chịt bên trong nhà máy ở Đức.
Video đang HOT
Khung cảnh rùng rợn, ám ảnh lòng người bên trong nhà máy. Nhiều vật dụng bị hoen rỉ sau một thời gian dài không sử dụng.
Những hiện vật rùng rợn bên trong một phòng thí nghiệm ở Bỉ.
Những bình chứa động vật bị bỏ lại tại phòng thí nghiệm, khiến nhiều người ớn lạnh khi nhìn thấy.
Những tập tài liệu cũ úa màu theo năm tháng nằm trơ trọi trong nhà máy dệt ở Tây Ban Nha.
Không ai còn nhận ra đây từng là một phòng làm việc bên trong nhà máy dệt ở Tây Ban Nha.
Một lượng lớn các kiến trúc bằng sắt hoen rỉ nằm bên trong nhà máy, gây ấn tượng mạnh với ông Jan.
Theo_Kiến Thức
Cảnh sát Malaysia phát hiện 139 mộ quanh 28 trại buôn người
Cảnh sát Malaysia phát hiện 139 mộ bị nghi chôn người di cư từ Myanmar và Bangladesh quanh 28 trại buôn người bỏ hoang tại khu vực biên giới phía bắc nước này, giáp với Thái Lan.
Một con đường mòn trong rừng hướng đến khu vực tìm ra những mộ bị nghi chôn người di cư tại khu vực biên giới phía bắc nước này, giáp với Thái Lan - Ảnh: AFP
Trong buổi họp báo ngày 25.5, ông Khalid Abu Bakar, người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia Malaysia, thông báo lực lượng này đã phát hiện 139 mộ, theo AFP.
Những mộ này, một số chôn nhiều thi thể, được phát hiện quanh 28 trại buôn người bỏ hoang cách biên giới với Thái Lan khoảng 500 m trong một chiến dịch bắt đầu vào ngày 11.5, ông Khalid cho biết.
"Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Thái Lan. Chúng tôi sẽ tìm ra thủ phạm", ông Khalid tuyên bố.
Theo Reuters, vùng rừng núi phía nam Thái Lan và bắc Malaysia đã trở thành tuyến đường mà bọn buôn người dùng để di chuyển những người Rohingya Hồi giáo di cư từ Myanmar và người Bangladesh.
Ông Khalid cho biết thêm 28 trại buôn người có thể chứa hàng trăm người và một trại lớn nhất có thể chứa đến 300 người. Cảnh sát đang tiến hành công tác khai quật, khám nghiệm tử thi.
Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak bày tỏ lo ngại về những ngôi mộ và trại buôn người được phát hiện trên đất Malaysia, đồng thời tuyên bố quyết tìm ra thủ phạm.
Đầu tháng 5.2015, cảnh sát Thái Lan cũng phát hiện các trại buôn người cùng hàng chục mộ ở khu vực biên giới giáp với Malaysia. Khi đó, các quan chức Malaysia bác bỏ thông tin cho rằng có những trại buôn người tương tự ở Malaysia.
Ông Khalid cho biết những trại buôi người và mộ này nằm ở vùng rừng núi hẻo lánh rất khó tiếp cận. Tuy nhiên, ông từ chối trả lời câu hỏi của các phóng viên về việc vì sao một hệ thống trại buôn người lớn như vậy có thể tồn tại ở Malaysia mà không bị phát hiện, và liệu có quan chức tham nhũng nhúng tay vào đường dây buôn người hay không.
Trước đó, cảnh sát Malaysia từng ra thông cáo cho biết có hai cảnh sát nằm trong số 10 người bị bắt vì bị tình nghi dính líu đến đường dây buôn người, nhưng không công bố thêm chi tiết.
Malaysia, Indonesia và Thái Lan đang đối mặt với nhiều áp lực từ cộng động quốc tế về vấn đề tiếp nhận những người di cư Myanmar và Bangladesh mắc kẹt trên những con tàu quá tải lênh đênh trên biển, thiếu thốn lương thực và nước uống.
Malaysia, Indonesia và Thái Lan từng từ chối tiếp nhận, xua đuổi tàu chở người di cư. Tuy nhiên, hồi tuần rồi cả ba nước lần lượt tuyên bố sẽ hỗ trợ những người này. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, tính đến ngày 22.5 còn khoảng 3.500 người di cư lênh đênh trên biển.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Phòng tuyến Đức quốc xã bỏ hoang sau Thế chiến 2 70 năm sau Thế chiến 2, phòng tuyến Đức quốc xã có thể thấy qua những tấm hình giá trị của nhiếp ảnh gia Jonathan Andrews. Vao ngay 8/5/1945, quân Đông minh đa chinh thưc châp nhân văn kiên đâu hang vô điêu kiên cua Đưc Quôc xa, kêt thuc Thê chiên II tai châu Âu. 70 năm sau, nhiêp anh gia Jonathan...