Ám ảnh những ‘án tử’ treo cổ kỳ bí, dân đập nhà “đi hoang”
Thôn xưa vốn bình yên nhưng những ngày vừa qua bỗng ồn ào, xáo trộn bởi hay tin những “án tử” treo cổ kỳ bí xảy ra trong làng.
Sau khi trong thôn liên tiếp xảy ra những cái chết “bất đắc kỳ tử”, nhiều người dân trong làng đã nhẹ dạ chốt tin vào những lời đồn thất thiệt của “thầy phù thủy” (hay “thầy mo”) phán đất làng bị “con ma” bắt tội nên phải bỏ làng đi nơi khác mới cơ may thoát chết.
Từ sau tết đến nay, hơn 15 hộ dân người Cơ Tu (trú tại dân cư số 2, thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) đã tự ý đập phá nhà tường xây kiên cố, tháo gỡ nóc nhà bỏ làng dời đến nơi mới cách làng cũ chưa đầy 1km.
Cuộc sống của người dân tổ dân cư số 2, thôn Bút Tưa, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam xưa nay vốn bình yên nhưng những ngày vừa qua bỗng ồn ào, xáo trộn bởi hay tin những “án tử” treo cổ kỳ bí xảy ra trong làng.
Đi đến đâu cũng bắt gặp không khí tang thương, cảnh đượm buồn bao trùm lấy cả một vùng quê nghèo miền núi Quảng Nam “ập” đến những “phận đời” kém may mắn (những người “bị” treo cổ chết) trong dịp Tết.
Dân đập nhà, bỏ làng “đi hoang”… (!)
Hôm chúng tôi tìm đến chiều giữa tháng 2, ngôi làng “sầm uất” một thuở, nơi định cư gần 50 năm qua của người Cơ Tu nhiều đời qua, nay bỗng chốc trở nên hoang vắng, tiêu điều. Dạo một vòng quanh làng, những ánh mắt thẫn thờ, những bước chân vội vã dời làng muộn sau một ngày tất bật tháo gỡ nhà cửa.
Cái không khí tang thương ấy vẫn còn lẫn lộn trong cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của người dân nơi đây. Tiếp xúc với nhiều người dân nơi đây, họ vẫn chưa hết bàng hoàng sau những cái chết bí ẩn xảy ra trong làng một năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014 vừa qua.
Từ những cái chết theo người dân bí ẩn, họ lại tin vào những lời đồn “ma ám” là làng bị “con ma” bắt tội.
Ngồi tâm sự với chúng tôi, ông ALăng Ch. (50 tuổi) vẫn chưa hết sửng sốt khi phải tận mắt chứng kiến thảm cảnh đau lòng xảy ra với những người dân trong làng vốn hiền lành sau một đêm thức dậy bỗng thấy treo cổ tự tử. “Những ngày vừa qua, cả xã này náo động lắm, người dân ai cũng xôn xao, tấp nập huy động bà con, người thân tháo nhà dời làng. Từ xưa đến nay chưa có khi nào làng náo động như vậy. Đi đâu cũng nghe người ta bàn về chuyện này. Chỉ trong vòng có một tuần mà làng vắng hoe. Dời làng cũ mà gần 50 năm gắn bó cũng thấy luyến tiếc nhưng biết sao chừ…” – anh Ch. cho biết.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến thời điểm hiện tại, có 16 hộ dân ở thôn Bút Tưa đã đập phá nhà cửa, tháo gỡ hàng rào cổng ngõ bỏ đi xuống vùng dưới cách đó hơn 1km để tạm định cư trước khi tìm làng mới sau khi 4 người đàn ông của làng bỗng dưng treo cổ tự tử, khiến người dân hoang mang, lo sợ đập phá nhà cửa bỏ đi.
Cuộc sống của người dân đập nhà, bỏ làng đi hoang đang phải sống cảnh màn trời chiếu đất.
Kể từ khi sự việc ấy xảy ra, người dân thôn Bút Tưa và các thôn lân cận, không ai dám đến gần khu vực khu dân cư số 2 (thôn Bút Tưa) một mình vì sợ ma ám. Và cái nỗi ám ảnh ấy cứ kéo dài thêm, cuộc sống của người dân bị đảo lộn, mọi công việc đồng áng, nương rẫy đều bị gián đoạn, ngưng trệ.
Trước những thông tin đồn thổi, người dân Bút Tưa đã lũ lượt bỏ nhà đi. Họ mang theo vài tài sản lớn, rồi dựng chòi tạm bợ ngay gần khu vực tổ dân cư số 1 để ở tạm. Trẻ em, người già cùng chen nhau xin tá túc tại nhà của người thân, hàng xóm lân cận. Những ngôi nhà tạm mà chỉ đơn giản là những túp lều tranh mọc lên với đầy thớ đồ đạc ngỗng ngang, vương vãi khắp nơi. Thậm chí chuồng bò, nhà bếp cũng làm chỗ cư trú tạm thời. Chỗ ở, ăn uống rất thiếu thốn, chuyện chăm sóc sức khoẻ và điều kiện, môi trường sống của những người dân nơi đây đang bị đe doạ. Ruộng vườn bỏ hoang không cày cấy thì nhất định mùa sau sẽ thiếu ăn. Trẻ em phải bỏ dỡ việc học giữa chừng, không được đến trường.
Nhìn những ngôi nhà xây vững chắc mới được xây dựng hàng trăm triệu động bị người dân đập phá không thương tiếc mà không khỏi xót xa chạnh lòng. Hầu hết những ngôi nhà mới ở tổ dân cư số 2, thôn Bút Tưa bị phá đều nằm trong diện quy hoạch, trúng tiền đất bồi thường của dự án thuỷ điện Sông Kôn. Sau khi nhận được “tiền tỷ” đền bù thuỷ điện, họ đã bỏ ra để “lên đời” nhà cửa, phương tiện. Nhưng nhà mới xây xong chưa lâu thì phải ngậm đắng nuốt cay khi một phút chốc nông nỗi “trôi sông”.
Video đang HOT
Theo luật tục hà khắc người Cơ Tu, khi đồng bào bỏ làng đi sẽ không bao giờ trở lại, nghĩa là tỏ vẻ quyết tâm “một đi không trở lại”. Nhiều người dân chưa có điều kiện tìm nơi ở mới cũng vón vén tài sản dọn về tá túc trong nhà người thân gần đó. Vì thế, hiện tại, nhiều nhà dân trong và ngoài có rất nhiều gia đình cùng chung sống một nhà.
Tin lời thầy bói phán là làng bị “con ma” bắt tội (?)
Nói về những cái chết dồn dập và bất thường ở làng, nhiều người dân nơi đây cho rằng: Những lời đồn thổi lâu nay của dân làng cũng có căn cứ, vì lâu nay người dân sống nặng chất thần linh, mỗi khi có chuyện gì xảy ra với làng đều cúng thần, tế thần nên tin lời “thầy phù thuỷ”, “thầy mo”. Chuyện ma quỷ bắt người chết cũng từ đó mà ra.
Những ngôi nhà xây kiên cố giá hàng trăm triệu đồng bị đập phá.
Theo những vị cao niên trong làng cho biết, sở dĩ người dân trong làng “rồng rắn” thi nhau đồng lòng bỏ hoang nhà cửa, đất ở là vì liên tiếp trong thời gian qua trong làng xảy ra nhiều cái chết “bất đắc kỳ tử” khiến lòng dân hoang mang tột độ.
4 người đàn ông bị chết đều cùng một tư thế là treo cổ (mà theo tìm hiểu đa phần là có bệnh thần kinh và buồn chuyện gia đình). Đích thân già làng A Lăng Vân (thôn Bút Tưa) cũng xuống tận nhà người dân để khuyên nhủ là không nên tin vào những lời mê tín dị đoan mà bỏ làng đi. Bỏ đi sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Trước những cái chết dồn dập (đa số tự tử) xảy ra trong làng không lời giải thích, người dân thôn Bút Tưa bắt đầu suy diễn những câu chuyện huyền bí rợn người. Họ tìm đến với “ thế giới thần linh” thông qua những “thầy phù thuỷ”. Nhiều “thầy phù thuỷ” cùng phán: “làng bị con ma bắt tội”. Điều trùng hợp, thôn Bút Tưa nằm giữa đồi núi hoang vu nên chuyện làng bị “ma ám” chưa biết thực hư ra sao nhưng cũng khiến nhiều người càng sợ hãi, hoang mang. Cứ thế những cái chết ngẫu nhiên, trùng hợp cùng với những câu chuyện thêm nếm ấy cứ loang dần, loang dần,…
Một người cán bộ xã bật mí: nghe đâu từ dịp Tết đến nay trong làng có nhiều người chết không rõ nguyên nhân, người dân thấy lo nên mới đi xem và hỏi thầy bói. Thầy bói phán đất làng bị ma ám nếu còn ở lại làng thì trong thời gian tới sẽ có người nữa chết. Sau khi nghe lời phán thế người dân ai không hoảng sợ về bàn nhau đập nhà, bỏ làng. Hiện cơ quan chức năng cũng đang vào cuộc điều xem thầy bói nào đã phán như vậy khiến người dân hoảng sợ dẫn đến bỏ làng và sẽ có hình thức xử lý.
Theo ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang (Quảng Nam) xác nhận sự việc và cho biết, tình trạng này xảy ra sau Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ 2014. UBND huyện Đông Giang đã chỉ đạo chính quyền xã cử các đoàn xuống làng vận động, giải thích người dân yên tâm sinh sống, đồng thời cắt cử lực lượng công an, cán bộ xuống ở cùng người dân và dựng chòi canh gác, đề phòng kẻ xấu tuyên truyền. Nhưng người dân nơi đây họ vẫn không quay về nơi ở cũ, rồi nhiều ngôi nhà tiếp tục dời đi.”Đây là vấn đề khó khăn nhất hiện nay chưa được giải quyết” – ông Đỗ Tài nhấn mạnh.
Câu chuyện dân đập phá nhà cửa bỏ làng “đi hoang” để tìm làng mới có lẽ không phải là câu chuyện lạ ở vùng núi miền Tây Quảng Nam cách đây 20 năm. Nhưng vào thời gian đó người Cơ Tu bỏ làng cũ đi tìm làng mới là chỉ vì cuộc sống mưu sinh, có bát cơm ăn qua ngày. Tập quán “du canh du cư” của người Cơ Tu xuất phát từ ý niệm sau thời gian cày cấy sản xuất, khi đất đã bạc màu thì người dân tiến hành tìm đất mới tốt hơn. Tuy nhiên, chuyện nghi làng bị “con ma” bắt tội mà bỏ làng đi tìm nơi mới là chuyện lần đầu tiên xảy ra.
Đến thời điểm hiện tại, sau khi lãnh đạo huyện Đông Giang xuống tận cơ sở để thăm hỏi, động viên, trấn an và cam kết giúp 16 hộ dân đập nhà bỏ làng ra đi ổn định cuộc sống đã có vài hộ dân quay về lại làng cũ dựng nhà. Đồng thời, những hộ còn ở lcó ý định dời đi qua lời khuyên nhủ cũng phần nào bớt lo để làm ăn sinh sống.
Theo Dân Việt
Về nơi đổi rượu lấy... máy tính
Lãnh đạo và cán bộ xã biên giới Gary (Tây Giang, Quảng Nam) không ai bảo ai cùng nhau bớt nhậu nhẹt, rượu bia để dành tiền mua máy tính. Sau ba năm, 32 chiếc máy tính được mua sắm giúp cán bộ xã miền cao ứng dụng vào công việc và nâng cao trình độ hiểu biết.
Cán bộ xã Gary đã bớt tiệc tùng để mua và học sử dụng máy tính (ảnh nhỏ); Gary - nơi sinh sống của nhiều bà con dân tộc Cơ Tu với văn hóa phong phú, trong đó có lễ hội đâm trâu. (Ảnh: Nguyễn Thành)
Không rượu bia, không tiệc tùng
Xã biên giới Gary với 8,5 km đường biên giáp ranh nước bạn Lào, là xã nghèo nhất nhì của huyện Tây Giang (72,45% hộ nghèo). Để lên Gary phải mất nửa ngày đường theo tuyến đường quốc phòng mới mở, lắm đoạn phải gồng mình đẩy xe mới qua được. Mùa mưa bão, Gary phải chịu cảnh cô lập vì đường sá lầy lội, ách tắc.
Từ ngày đường quốc phòng nối miền biên ải, cùng lúc nhà máy thủy điện Gary phát điện, cuộc sống của người dân dần khởi sắc. Nhưng vẫn còn ngổn ngang khó khăn.
Trụ sở mới của UBND xã Gary vừa được đưa vào sử dụng, còn thiếu thốn đủ thứ. Thế nhưng phòng làm việc nào cũng có máy tính, dù 95% cán bộ của xã Gary là người Cơ Tu.
Cán bộ xã Gary thành thạo máy tính và ứng dụng công nghệ tin học vào công việc hằng ngày
Người máy bàn, kẻ máy xách tay, cán bộ Gary thao tác máy tính thành thục, nhiều người gõ văn bản thoăn thoắt cả 10 ngón tay. Lân la hỏi chuyện mới hay: Máy tính từ bia rượu mà ra, "đổi" bia rượu mà có!
Câu chuyện của cán bộ Gary rủ nhau bỏ bia rượu, bớt chuyện hội họp, liên hoan, ăn nhậu để dành tiền mua máy tính âm thầm diễn ra từ năm 2010. Đến nay, toàn xã đã có 32 máy tính, một con số đáng ngưỡng mộ đối với xã nghèo cách trở này.
Bí thư Đảng ủy xã Gary Hồ Xuân Danh là cán bộ tăng cường, phấn khởi khoe: "Cán bộ Gary giờ thao tác, xử lý văn bản bằng máy tính hết, không còn bút mực như xưa. Đối với cán bộ vùng cao, vùng biên giới, chủ yếu người dân tộc thiểu số, đây thực sự là một cuộc cách mạng".
Ông Danh nhẩm tính: 46 cán bộ của xã chỉ có 7 người trình độ đại học, chủ yếu là cử tuyển và tại chức. Số còn lại là trung cấp, sơ cấp với hơn 75% là cán bộ trẻ. Trình độ hạn chế, nhưng sau ba năm phát động phong trào "đổi bia rượu lấy máy tính", đến nay phòng ban nào cũng có máy tính, máy in.
Nhiều người đã sắm máy tính cá nhân cho mình. Ai cũng biết sử dụng và thành thục máy tính, sử dụng hiệu quả vào công việc của mình.
"Thói quen xấu của người dân và cán bộ địa phương là hay rượu chè mỗi lần có việc, bất kể việc to hay nhỏ, công hay tư. Đổi bia rượu lấy máy tính là xã bỏ các cuộc liên hoan, hội họp ăn uống linh đình gây lãng phí dành tiền mua máy tính cho cá nhân và gia đình sử dụng" - ông Danh giải thích.
Phòng làm việc của ông Bríah Nhóop - Chủ tịch UBND xã Gary, chễm chệ trên bàn là chiếc laptop đời mới. Từ ba năm nay, giải quyết công việc của xã, ông Nhóop đều dùng đến máy tính. Khi phong trào đổi bia rượu lấy máy tính được phát động, ông Nhóop là một trong số những người đầu tiên hưởng ứng và đi đầu để cấp dưới noi theo.
Ông Nhóop kể, trước đây, mỗi lần hội họp đều kèm theo các bữa liên hoan, ăn uống. Từ khi phong trào được phát động, các cán bộ, lãnh đạo các phòng ban đi đầu vận động việc bỏ tiệc tùng ăn uống lãng phí.
Kinh phí tiết kiệm được để dành mua máy tính cho phòng ban. Khi phòng ban có máy tính thì đến lượt cán bộ không nhậu nhẹt, rượu chè, dành tiền để trang bị máy tính cá nhân.
"Nhờ máy tính mà giải quyết được công việc đơn giản. Không phải mỏi tay ghi ghi, chép chép như xưa", ông Nhóop phấn khởi. Năm 2010, nhờ tiết kiệm tiền chi phí cá nhân, ông Nhóop mua được chiếc máy tính 15 triệu cho riêng mình.
Bloong Hề - cán bộ phòng thống kê xã, bỏ rượu bia tiết kiệm mua máy tính
Bloong Hề - cán bộ phòng thống kê xã, từng là người hay rượu chè, thường bỏ bê công việc. Nhưng hơn hai năm nay, Hề đã bỏ được thói quen đó, từ đồng tiền lương ít ỏi Hề dành dụm mua chiếc laptop 12 triệu đồng. Được cán bộ Đồn biên phòng Gary dạy cho cách sử dụng, Hề đã thành thạo máy tính, công việc thống kê của xã được Hề thao tác nhanh gọn, kịp thời.
"Trước đây, mỗi lần nhận lương mình hay tổ chức ăn uống nhậu nhẹt, nhưng nay đã bỏ được rồi. Nhờ tiết kiệm tiền mà mình có được máy tính. Chỉ cần nhập số liệu, thao tác trên bàn phím là mình hoàn thành công việc. Sướng quá trời!" - Hề cười nói. Ngó quanh phòng thống kê xã có tới 3 máy tính bàn và hai chiếc máy tính cá nhân. Tất cả đều từ việc bỏ rượu bia, tiệc tùng mà có.
Ngoài ra, để khuyến khích, UBND xã Gary cũng đề ra việc khen thưởng cho các cán bộ gương mẫu thực hiện tiết kiệm để mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc. Cán bộ nào say xỉn sẽ bị kiểm điểm và xử phạt tùy theo mức độ để răn đe.
Thầy giáo tin học mang quân hàm xanh
Tại phòng họp của xã, Đại úy Trịnh Minh Chúc, phó Bí thư thường trực Đồn biên phòng Gary đang lên lớp dạy tin học cho các cán bộ xã dịp cuối tuần. Chiếc máy tính nối với màn hình lớn của tivi, xung quanh là những cán bộ xã với những chiếc máy tính đắt tiền. Buổi học dạy về cách ứng dụng phần mềm trong việc quản lý hộ tịch hộ khẩu cho cán bộ tư pháp và công an xã.
Đại úy Chúc lên lớp dạy tin học cho cán bộ xã Gary. (Ảnh: Nguyễn Thành)
Nhiều cán bộ phòng ban khác cũng háo hức lên "học ké", ghi chép cẩn thận để về nhà tự học. Cách thức nhập dữ liệu, tìm kiếm, tra cứu dữ liệu trên máy tính và các bài tập được Đại úy Chúc đưa ra để các học viên thực hành.
Đại úy Chúc là người nảy ra sáng kiến vận động bỏ rượu bia, tiệc tùng để mua máy tính ở vùng này. Năm 2010, anh Chúc được phân công lên đồn Gary công tác, được tín nhiệm bầu làm phó Bí thư thường trực Đảng ủy đồn Gary.
Đường lên vùng biên giới Gary
Thời gian đó, ngoại trừ đồn Biên phòng, cả xã Gary chưa ai có máy tính. Anh đề đạt ý tưởng của mình và đứng ra xin huyện 2 máy tính cho UBND xã Gary. Mấy tuần sau, xã được huyện Tây Giang cấp 2 máy tính xách tay. Đông cán bộ, 2 máy tính không đáp ứng được. Anh lại nghĩ ra cách kêu gọi cán bộ, phòng ban của xã bỏ tiệc tùng, nhậu nhẹt để dành tiền mua máy. Nhiều người đồng ý ngay. Một phong trào tiết kiệm được phát động khắp toàn phòng ban, cán bộ xã...
"Mỗi phòng ban hàng năm đều có ngân sách chi cho việc hội họp, số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Kêu gọi mọi người giảm bia rượu, ăn uống giúp xã có máy tính, máy in vừa hữu ích vừa thiết thực" - anh Chúc nói.
Những ngày đầu, nhiều người xì xào bàn tán, thậm chí có người say rượu, chửi bới anh. Nhưng rồi, tiếp xúc với máy tính, anh em cán bộ lại ưng bụng, quyết tâm bỏ rượu chè, tiệc tùng để cùng nhau sắm máy tính. Có người mê máy tính đến mức, nửa đêm còn vác máy lên tận đồn gõ cửa tìm anh để học.
"Mừng nhất là việc là lãnh đạo và cán bộ đã giảm được tiệc tùng để tập trung vào công việc. Từ chối chuyện rượu chè đã trở thành nét văn hóa đẹp trong giao tiếp của nhiều cán bộ xã Gary", anh Chúc nói.
Đại úy Chúc cho biết, sắp tới đồn Gary và lãnh đạo xã sẽ mở rộng phong trào ra các thôn. Mà trước hết là các trưởng thôn trẻ, bí thư chi đoàn thôn, với hi vọng sớm đưa tin học sớm phổ cập vùng biên ải.
Theo VNE
Ghen tuông, chém chết hai chị em ruột rồi treo cổ tự vẫn Tại thôn Làng San 2, xã Quang Kim (Bát Xát, Lào Cai) chiều 26.2 đã xảy ra án mạng kinh hoàng, khiến 3 người chết. Nguyên nhân được xác định là do mâu thuẫn, ghen tuông. Các nạn nhân gồm: Vàng Thị Ly (sinh năm 1979) và Vàng Thị Phượng (sinh năm 1982). Hung thủ được xác định là Liềng A Phú (sinh...