Ám ảnh nhà tang lễ bị bỏ hoang ở Mỹ
Những hình ảnh dưới đây của một nhà tang lễ bỏ hoang sẽ khiến bạn phải rùng mình vì lạnh sống lưng.
Bên ngoài nhà tang lễ bị bỏ hoang ở bang Ohio nước Mỹ
Nhà tang lễ House of Wills (tạm dịch “Ngôi nhà của ý chí”) ở Cleveland, bang Ohio, Mỹ, từng một thời hùng vĩ giờ chỉ còn là một đống đổ nát. Nhiều bức tường sụp đổ và những vật dụng ghê rợn như túi đựng xác chết và dung dịch ướp xác ở khắp mọi nơi.
Ban đầu, tòa nhà được xây dựng với mục đích là một nhà hát opera của Đức. Đến năm 1946, nơi đây được chuyển thành nhà tang lễ.
Những bức hình ám ảnh được nhiếp ảnh Johnny Joo chụp lại. Người đàn ông 26 tuổi cho biết: “Nhà tang lễ rất kì quái, đặc biệt là những tác phẩm điêu khắc rùng rợn ở khắp nơi.”
“Ngoài ra, còn có tài liệu và rất nhiều đồ dùng bị bỏ lại đằng sau nhà tang lễ, bao gồm cả túi đựng xác chết, chất lỏng ướp xác, giấy tờ, sổ sách cũ và đồ dùng của những người đã chết”.
Ban đầu, tòa nhà được xây dựng với mục đích là một nhà hát opera và đến năm 1946 được chuyển thành nhà tang lễ
Video đang HOT
Eric Freeman, người sở hữu tòa nhà rùng rợn đổ nát từ năm 2010, cho biết: “Khi tôi bước vào Nhà tang lễ lần đầu tiên, tôi đã hoàn toàn bị mê hoặc bởi tiềm năng của nó.
“Tôi không thể tin rằng nó lại bị tàn phá và bỏ hoang như thế này. Có thể một thảm họa đã xảy ra với ngôi nhà. Khi không có ai cai quản, có thể những kẻ trộm cắp đã lẻn vào đây, lấy đi từng mảnh kim loại trong ngôi nhà”.
“Thật may mắn cho tôi, họ đã để yên mọi đồ kiến trúc, khía cạnh rất quan trọng của ngôi nhà.
“Tôi đã mua toàn bộ nhà tang lễ này để khôi phục nó. Mọi người nói với tôi đó là điều không thể, nhưng tôi thực sự không tin vào những điều không thể.”
Phòng hát opera tan hoang
Trong nhà tang lễ có phòng bếp, một phòng hát, phòng gia đình và một phòng hỏa táng. Hồ sơ báo tử và rất nhiều tờ báo cũ đưa tin về nhà tang lễ cũng được tìm thấy. Thậm chí, một chiếc giường bệnh nhân vẫn còn sót lại, càng tạo nên một khung cảnh kì bí đến rùng rợn.
Phòng gia đình, nơi các gia đình nghỉ ngơi trong nhà tang lễ
Phòng hỏa táng giờ chỉ còn là đống đổ nát
Căn bếp cũ ẩm mốc
Rất nhiều giấy tờ của người đã khuất được tìm thấy
Tầng hai của phòng hát opera đã mục nát
Theo Danviet
Ám ảnh "trang sử đen"
Những tranh cãi lịch sử xung quanh vụ thảm sát người Armenia thời Thế chiến I đang phủ bóng lên mối quan hệ giữa Đức với Thổ Nhĩ Kỳ khi đầu tháng 6 này Hạ viện Đức thông qua nghị quyết cho rằng, cuộc thảm sát 1,5 triệu người Armenia dưới thời Đế chế Ottoman (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 1915 là tội ác diệt chủng.
Tại cuộc bỏ phiếu, Chủ tịch Hạ viện Đức Nobert Lammert tuyên bố, Chính phủ hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ không phải chịu trách nhiệm về một sự kiện đã xảy ra từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhưng cần phải có trách nhiệm với những gì liên quan trong tương lai.
Trẻ em Armenia chạy trốn thảm sát tại một trại tị nạn vào năm 1915 - Ảnh: BBC
Dưới thời Đế chế Ottoman, người Armenia luôn bị coi là công dân hạng hai. Các cuộc nổi dậy lác đác của họ thường bị đàn áp không thương tiếc. Khi Thế chiến I nổ ra, giới lãnh đạo Ottoman xem cộng đồng thiểu số Armenia là mối đe dọa lớn vì nghi ngờ họ ủng hộ Sa hoàng Nga - kẻ thù không đội trời chung của Đế chế Ottoman.
Ngày 24-4-1915, hàng trăm học giả cũng như lãnh đạo cộng đồng Armenia tại Constantinople (nay là thành phố Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ) đã bị bắt giữ và bỏ tù. Hầu hết trong số này sau đó đã bị hành quyết hoặc lưu đày. Người dân Armenia xem đây là chiến dịch mở màn cho việc tận diệt dân tộc họ. Do đó, hàng trăm nghìn người Armenia vội vã rời bỏ quê hương đến các vùng sa mạc cằn cỗi và bị chết đói. Hàng nghìn người khác bị tịch thu tài sản, lưu đày hoặc bỏ mạng trong các vụ xung đột bạo lực. Những người sống sót đã được đưa tới các trại tập trung.
Nhiều nguồn tài liệu của các nhà ngoại giao và giới chức tình báo thời đó cho biết, quân lính Đế chế Ottoman đã dùng nhiều biện pháp độc ác để giết hại hàng loạt người Armenia, từ phóng hỏa, đầu độc cho đến dùng súng... Chính phủ Armenia sau này khẳng định có tới 1,5 triệu người dân nước này bị sát hại trong những năm 1915-1917 và buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải xem đây là hành động diệt chủng. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ trước sau vẫn cương quyết chối bỏ và lập trường của họ là không có một chiến dịch quy mô như thế. Chỉ thừa nhận đây là vụ thảm sát, Ankara khẳng định chỉ có chừng 500.000 người Armenia thiệt mạng và nói thêm rằng nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chết trong giai đoạn này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng phản ứng mạnh mẽ nước nào công nhận việc 1,5 triệu dân Armenia thiệt mạng là hành động diệt chủng.
Năm 1995, khi Nga tuyên bố khẳng định đây là hành động diệt chủng thì một loạt nước khác trên thế giới bắt đầu nối gót như: Canada (1996), Lebanon (1997), Bỉ (1998), Pháp (1998), Hy Lạp (1999), Italia (2000), Thụy Sĩ (2003), Argentina (2004), Slovakia (2004), Hà Lan (2004), Venezuela (2005), Ba Lan (2005), Lithuania (2005), Chile (2007), Thụy Điển (2010) và Bolivia (2014). Như vậy, sau những cuộc tranh luận nảy lửa, cho đến nay đã có hơn 20 nước trên thế giới, cùng nhiều tổ chức quốc tế như Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Châu Âu đã quyết định công nhận có vụ diệt chủng người Armenia. Năm 2000, 126 nhà nghiên cứu, trong đó ông Eli Wiesel, người Mỹ đoạt giải Nobel Hòa bình và nhiều nhân vật nổi tiếng khác đã ra thông cáo khẳng định vụ diệt chủng nói trên là "một sự thật lịch sử không thể bác bỏ". Trong thời gian gần đây, ngay chính tại Thổ Nhĩ Kỳ thái độ đối với vụ diệt chủng cũng đã có nhiều thay đổi lớn. Minh chứng là, nhà sử học Iklber Ortayli, giảng viên Đại học Galatasaray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), kêu gọi giới sử học hai nước nghiên cứu thật cặn kẽ về giai đoạn lịch sử này để "đi đến tận cùng sự thật".
Theo_Hà Nội Mới
Có thể bạn chưa biết 7 bí mật ghê rợn về bể bơi Có lẽ bạn sẽ cân nhắc trước khi đến bể bơi sau khi nghe 7 bí mật kinh hoàng này. Vào mùa hè, ai cũng nghĩ tới bể bơi và những môn thể thao dưới nước vô cùng lành mạnh. Nhưng ít biết rằng ẩn dưới làn nước trong xanh kia là vô số "hung thần" tí hon đang âm thầm tấn công...