Ám ảnh ngôi làng sống chung với ‘người cõi âm’ ở Huế
Ở phường Thuận An (vừa được sáp nhập vào TP Huế) có một căn xóm nhỏ với hàng chục hộ gia đình gần 30 năm qua phải chấp nhận cảnh sống chung với người chết.
Đó là xóm miếu Âm Linh (thuộc Tổ dân phố Hải Thành, phường Thuận An). Đây vốn là thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) và mới được sáp nhập vào TP Huế từ ngày 1/7. Sở dĩ gọi là miếu Âm Linh vì ở đây chôn cất các chiến sĩ hi sinh trong trận thất thủ Thuận An hơn trăm năm về trước.
Theo người dân địa phương, toàn bộ khu xóm miếu Âm Linh hiện nay vốn là phần đất dành cho người chết. Tuy nhiên, sau trận đại hồng thuỷ năm 1999 nhiều nhà dân vùng biển Thuận An bị cuốn trôi theo dòng lũ dữ nên họ phải lên đây dựng nhà và chấp nhận cảnh sống chung với “người cõi âm”. Cứ như thế xóm Âm Linh được thành lập và chờ ngày được giải toả đưa đến nơi ở mới.
Xóm miếu Âm Linh nằm ngay sát tuyến đường chính nối về khu du lịch biển Thuận An. Điều này khiến du khách mỗi lần về bãi biển nổi tiếng của Thừa Thiên – Huế không khỏi rùng mình khi chứng kiến những cảnh đời mấy chục năm sống chung với người chết.
Ông Nguyễn Mơi (75 tuổi) ở xóm Âm Linh mấy chục năm. Cuộc sống của người dân trong xóm khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Riêng gia đình ông con cháu đều đi ở tứ xứ hoặc đi làm ăn nơi xa. Nhà ông hiện chủ yếu kiếm sống bằng nghề đánh cá, rảnh thì cũng bán ít bánh ép kiếm thêm vài đồng để mua thức ăn cho qua bữa.
“Cuộc sống không mấy khá giả nhưng dù sao có đất để ở thì cũng mừng rồi chứ ở gần biển mà lụt bão bất chợt rồi biết đi về đâu. Mấy năm nay dịch bệnh, khách du lịch không về mà bán ít bánh ép cũng không lời được mấy đồng. Biển đói thì dân nghèo thôi”, bà Hoà ở xóm miếu Âm Linh chia sẻ.
Xung quanh những ngôi nhà ở xóm miếu Âm Linh mộ người chết nằm ở khắp nơi, có thể là trước cổng, trong sân, sau nhà, thậm chí là sát vách phòng ngủ. Đường từ nhà đến mộ chỉ tính bằng vài bước chân. Từ xa nhìn lại, nhiều ngồi nhà bị mộ che khuất, muốn vào được nhà là phải đi qua mộ.
Đối với người dân xóm miếu Âm Linh (tổ dân phố Hải Thành) thì việc sống chung với lăng mộ lâu quá đã thành quen nên họ không còn cảm giác sợ hãi.
“Lúc đầu mới về đây cũng sợ lắm chứ, lâu dần thì thấy quen, không có hiện tượng gì lạ xảy ra. Mình cứ chăm lo, dọn dẹp sạch sẽ cho “họ” là người ta phù hộ cho mình”, chị Mai Thị Oái chia sẻ.
Do lo sợ nguồn nước ngầm ô nhiễm nên người dân ở xóm miếu Âm Linh chủ yếu dùng nước máy. Một số hộ quá khó khăn thì phải chấp nhận đi chở nước sạch ở nơi khác về để nấu ăn còn tắm giặt, vệ sinh thì dùng nước giếng khoan.
Nguyện vọng của những người dân xóm miếu Âm Linh là nhanh chóng được giải tỏa đến khu vực ổn định hơn để thoát cảnh người sống ở chung đất, đi chung đường với “ người cõi âm”.
Trung Quốc: Du lịch tại các vườn cây ăn quả
Một ngôi làng trong vựa trái cây ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc đang vào mùa thu hoạch, thu hút nhiều du khách đến thưởng ngoạn và tham gia các hoạt động hái quả.
Vào mùa thu hoạch, nông dân ở làng Trấn Giang, huyện Kiếm Hà, Châu tự trị dân tộc Miêu, dân tộc Đồng Kiềm Đông Nam lại bận rộn thu hoạch quả thanh mai hay dâu rừng, mận và đào.
Với lợi thế giao thông thuận tiện, các vườn cây ăn quả mang đến các hoạt động "du lịch nông nghiệp" hấp dẫn như hái trái cây và sống ngay tại nhà dân cho những khách du lịch muốn trải nghiệm cuộc sống nông thôn.
Với diện tích hơn 60 ha cây ăn quả, làng Trấn Giang là nơi sản xuất trái cây lớn trong khu vực. Thu nhập ròng bình quân theo đầu người trong năm ngoái đạt 8200 nhân dân tệ (tương đương gần 1300 đô la Mỹ).
Ngôi làng 500 tuổi kiến trúc độc và lạ ở Hà Nội Nói đến làng cổ ở Hà Nội, không thể bỏ qua làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên) 500 năm tuổi, với những biệt thự pha lẫn kiến trúc Việt cổ và Pháp vô cùng độc đáo, khác lạ. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km có một ngôi làng với tuổi đời hàng thế kỷ bình yên bên dòng sông...