Ám ảnh một “điểm nóng” ma tuý
Chúng tôi rời Lao Bảo mà lòng vẫn thấy ám ảnh về hiện tại và tương lai khi ma tuý vẫn đang hoành hành nơi đây.
Lao Bảo (Quảng Trị) ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang trở thành điểm sáng trên Hành lang Kinh tế Đông Tây. Vậy nhưng, tôi đến Lao Bảo lần này không phải để ngắm nhìn sự rộn ràng ở cửa khẩu với hàng dài xe tải chở nặng hàng nối đuôi nhau về Việt Nam từ phía bên kia cửa khẩu Đensavẳn (Lào) mà để tìm hiểu thực trạng nhức nhối về ma túy (MT) đang “ nóng” lên trên vùng biên này.
Vài năm lại đây, dù rất nhiều đường dây MT lớn với hàng chục ngàn viên ma túy tổng hợp (MTTH) chuẩn bị đưa vào Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (CKLB) liên tiếp bị BĐBP tỉnh Quảng Trị và CA Lào phối hợp đánh tan, nhưng bọn tội phạm vẫn tìm mọi cách lợi dụng huyết mạch giao thông QL9 để hoạt động. Điều này vốn đã từng có từ gần 20 năm trước khi một vụ án vận chuyển heroin lớn đã bị phát hiện tại cặp đôi CKLB – Đensavẳn gây chấn động dư luận. Đáng nói hơn, từ đây CA đã “bóc gỡ” cả một đường dây buôn heroin với nhiều ông trùm phải lãnh án tử hình.
Trở lại thời gian ngày 6-1-1995, doanh nhân Nguyễn Khánh Lộc được sự tiếp tay của một số cán bộ đã dễ dàng nhận được khoản vay 500 triệu đồng từ một ngân hàng có trụ sở tại Đông Hà cho dự án kinh doanh xe máy. Ngay lập tức, số tiền trên được chuyển đổi thành 35.600USD. Ngày hôm sau, Lộc đến CKLB làm thủ tục xuất cảnh sang Lào và mang theo số ngoại tệ trên, nhưng lạ thay không bị cán bộ cửa khẩu phát hiện xử lý. Từ số tiền này, Lộc đã móc nối với một số đối tượng người Lào mua heroin để đưa về Việt Nam.
Ngày 13-1-1995, khi Lộc về đến cửa khẩu Đensavẳn, đối diện với CKLB thì CA Lào phát hiện 14 gói heroin, trọng lượng 5kg được giấu nhiều nơi trên ô-tô của Lộc. Đối tượng tháo chạy về Việt Nam và đã bị CAH Hướng Hóa truy bắt tại Lao Bảo. Sau đó bị tuyên án tử hình, nhưng đã kịp “thức tỉnh” trước giờ ra pháp trường, đã tố giác tội phạm nên được ân giảm xuống mức án chung thân. Rất nhiều năm sau, vụ án vận chuyển 5kg heroin trên vẫn còn được nhắc đến khi lần lượt một số ông trùm trong đường dây bị bắt giữ.
CAH Hướng Hóa lấy lời khai của đối tượng phạm tội ma túy.
Đến năm 2003, Lao Bảo lại là cái tên được nhắc nhiều khi tên trùm MT Nguyễn Đình Hoành vận chuyển 180 bánh heroin từ Lào về qua CKLB đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. Tuy nhiên, Quảng Trị vốn chỉ là địa bàn trung chuyển MT vào sâu nội địa Việt Nam từ Lào qua CKLB. Những năm trước 2003, tìm ra được một con nghiện MT tại Quảng Trị cũng đỏ con mắt. Lao Bảo và các xã vùng biên dọc QL9 những năm trước đó chỉ nóng chuyện buôn lậu. Như TP Đông Hà năm 2004 cũng chỉ có 16 con nghiện. Nhưng 4 năm lại đây, đặc biệt là 2 năm qua, tình hình trên vùng biên này đã thay đổi, tội phạm MT tuy chỉ là tụ điểm nhỏ lẻ nhưng hoạt động âm ỉ với sự hiện diện của loại MTTH dạng viên, thường gọi là hồng phiến gây hoang mang lòng dân. Cũng là để đáp ứng nhu cầu con nghiện trên địa bàn với số lượng tăng đến chóng mặt dẫn đến tình hình tội phạm phức tạp, có cả người Kinh, người dân tộc thiểu số và người nước ngoài tham gia buôn bán MT.
Video đang HOT
Phía sau sự nhộn nhịp giao thương là một Lao Bảo phức tạp về tình hình ma túy.
Ngày 8-8-2011, tôi tiếp xúc với L. (1987, trú xã biên giới cách CKLB 5km khi đối tượng vừa “nhập trại” CAH Hướng Hóa về hành vi vận chuyển MT trái phép). Dáng người dặt dẹo, nước da xanh tái do dùng MT đã lâu, nhưng L. khác hẳn hàng chục đối tượng nghiện phạm tội hình sự mà tôi từng gặp trên địa bàn Đông Hà hay Vĩnh Linh, bởi cách kể về MT, tự nhiên đến nhức nhối. “Nhưng nếu không bị bắt thì gia đình em cũng khó biết được, bởi có tiền em mới “chơi” và thường sang Lào mua sử dụng. Có lúc bạn bè nó bao tất. Lúc em có tiền sẽ chi lại cho bạn. Đứa nghiện nặng ngày dùng đến 5 viên hồng phiến” – L. tâm sự. Theo lời kể của L., từ tháng 7-2010 đến khi bị bắt (4-8-2011), L. và bạn nghiện thường xuyên đi xe máy sang Lào, tìm vào các bản mua hồng phiến và sử dụng luôn bên đó. Theo L. thì mua MT ở Lào dễ hơn ở Lao Bảo, chủ yếu là cần sa và hồng phiến. Cư dân biên giới lại được tạo điều kiện qua về cửa khẩu dễ dàng, thế mới có chuyện một số trẻ vị thành niên, học sinh Lao Bảo sang Lào mua cần sa về bị phát hiện đã không còn là chuyện lạ. “Nếu ít tiền cần 1-2 viên hồng phiến sẽ mua ở Lao Bảo, còn nếu tiền bạc rủng rỉnh thì gắng chạy xe qua Lào mua cho rẻ để mang về sử dụng dần. Có đứa ngậm thuốc vào miệng, qua cửa khẩu cán bộ phát hiện là nuốt luôn kẻo bị thu thì phí” – L. thản nhiên kể.
Đối tượng nghiện tại vùng biên Lao Bảo chủ yếu sử dụng loại ma túy tổng hợp dạng viên màu hồng.
Hiện ở Hướng Hóa có hơn 200 đối tượng nghiện MT, chủ yếu sử dụng hồng phiến, tập trung ở khu vực biên giới, nhưng đông nhất ở Lao Bảo. Thiếu tá Cao Sơn Hải – Đội trưởng Đội CSĐTTPVMT CAH Hướng Hóa cho biết, hiện có 8 đối tượng đang bị tạm giam về hành vi buôn bán MT, số còn lại cũng hết 1/3 dính tới tiền sự, tiền án với độ tuổi 18 đến 30.
Để chứng kiến rõ nhất sự hủy hoại của MT lên những phận người vô tội trên mảnh đất giáp biên này, tôi tìm đến khóm Tây Chín, nơi ở của gia đình chị Nguyễn Thị Xanh (mẹ của phạm nhân Trần Quốc Trưởng) vừa bị tuyên án về tội BBMT vào cuối tháng 7-2011. Ngôi nhà nhỏ cấp 4 nằm cuối con hẻm chật chội bởi cỏ dại. Chị Xanh thổn thức khi nghĩ về đứa con lầm lỗi mà không giấu nổi những nghẹn ngào. Năm 1999, gia đình chị chuyển từ vùng biển nghèo Triệu Lăng lên kinh tế mới ở Lao Bảo. Lúc bấy giờ, nhận thức về MT của nhiều người hầu như chỉ là đôi chút gợi nhớ về vụ án Khánh Lộc trong những câu chuyện bất tận của dân buôn bên cánh gà cửa khẩu. Chị Xanh cũng không nghĩ một ngày đứa con trai của mình lại dính tới MT đầy nghiệt ngã thế. Nhà khó khăn, Trưởng phụ mẹ đi buôn nhưng chỉ là “cua rạm” nhỏ lẻ.
Năm 2010, Trưởng liên tục bị BĐBP cửa khẩu bắt hàng nên sinh ra chán nản ở nhà bám mẹ. Từ đây, Trưởng quen với Mai Văn Sơn, cũng là cư dân biên giới nghiện MT. “Gần mực thì đen”, Trưởng bắt đầu sử dụng MT và cùng Sơn sang Lào mua về bán cho con nghiện từ một năm trước. Một loạt con nghiện được xướng tên liên quan vụ án của Trưởng và Sơn sinh sống ở các khóm An Hà, Xuân Phước, Duy Tân, Cao Việt… Bản án 4 năm tù quả là cay đắng khi Trưởng đau đáu nghĩ về mẹ với chồng chất khó khăn, nợ nần.
Trước và sau khi lãnh án, Trưởng không ngủ được, khuôn mặt hốc hác ấy khiến tôi chạnh lòng. Nhưng gieo rắc MT là tội ác, bất kể vì lý do gì. Những đối tượng BBMT còn lợi dụng nhận thức hạn chế, hoàn cảnh khó khăn của một bộ phận cư dân vùng biên đẩy họ đến với vòng lao lý khiến tình hình càng thêm phần phức tạp. Nhưng, nổi cộm nhất hiện nay là các tụ điểm bán lẻ tại Lao Bảo và nó lan sâu vào những thôn, bản nghèo…
Tôi rời Lao Bảo khi trời đã về chiều, lòng vẫn thấy ám ảnh về hiện tại và tương lai khi MT vẫn đang hoành hành nơi đây, bởi như lời của thiếu tá Cao Sơn Hải thì: “Những buổi CA tuyên truyền về phòng chống MT, TNXH lại chủ yếu phụ huynh tham dự chứ ít thấy thanh thiếu niên, những đối tượng chính cần tuyên truyền…”.
Theo ANTD
Xót lòng nhìn những đứa trẻ lượm ăn trái cây thối
Chúng tôi gặp các em ở Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo. Cứ khoảng 3 lần một ngày, vào đầu buổi sáng, trưa và chiều muộn, các em lao vào những đống rác thải đổ giữa khu thương mại, bới tung rác để tìm nhặt những trái cây đã thối rữa...
Mỗi khi kiếm được "chiến lợi phẩm", các em đưa ngay lên miệng ăn, thậm chí hồn nhiên tranh giành nhau, bất chấp thứ quả đó đã thối ủng, mốc đen...
Khoái chí tận hưởng một quả xoài đã mốc đen vỏ
Ra khỏi khu chợ rẽ lên hướng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị (cách đó khoảng vài trăm mét), một nhóm các em nhỏ khác đang vui mừng trở về bản với những bao ni lông đựng đầy táo, xoài, cam cũng đã nham nhở thối...
Hầu hết các em là con em bà con Vân Kiều ở bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị.
Những tiểu thương ở khu chợ này cho biết, nhiều em trong số đó đang là học sinh thuộc trường tiểu học số 2 Lao Bảo (điểm trường Ka Tăng). Mỗi ngày ít nhất cũng có hàng chục em đi lại quanh khu vực bán hoa quả này để bới rác tìm trái cây thối ăn.
Tôi hỏi chuyện một vài em, có em Hồ Văn Hương, Hồ Văn Hên, Hồ Văn Hứa, đều đang học lớp 2 trường tiểu học số 2 Lao Bảo em gái Hồ Thị Loi đang học lớp 1 cũng tại trường này. Hương hồn nhiên: "Thấy mấy bạn đi nhặt quả ăn, vừa không mất tiền lại vừa được ăn nên đi theo. Ở bản em nhiều đứa đi nhặt lắm nên phải đi sớm và nhiều khi phải tranh giành mới có ăn".
Chị Hồ Thị Xa, mẹ Hương, cho biết Hương có đến 5 anh em, em là con thứ 3. Chị có nói Hương đừng đi "mót" trái cây thối nữa nhưng em không nghe nên chị cũng... đành chịu.
Đối nghịch lại với sự hồn nhiên của các em nhỏ là sự thản nhiên của hàng trăm lượt người lớn qua lại mua bán trong khu chợ. Tất cả họ đều thấy nhưng không ai lên tiếng nhắc nhở hay khuyên răn đám trẻ. Cứ như vậy, đám trẻ đó đã ăn trái cây thối ở khu chợ này suốt cả năm trời.
Bới bãi rác...
... bới thùng xốp...
... hay lục tung thùng rác...
... để tìm kiếm và tận hưởng những trái cây đã thối rữa, bị những người bán hàng vứt bỏ
Chia nhau ngay tại "hiện trường"
Tranh giành nhau
"Chiến lợi phẩm" mang về cho gia đình.
Nghèo khó và đông con là cảnh chung của những gia đình ở bản Ka Tăng. Đó chính là nguyên nhân khiến các em phải lao ra chợ kiếm hoa quả thối rữa về ăn.
Tuấn Phong
Theo Dân Trí