Ám ảnh hình ảnh của những con thú sắp bị bỏ rơi
Hình ảnh những con thú sắp bị bỏ rơi sau khi vườn thú Palermo ở Argentina chuẩn bị đóng cửa khiến người xem cảm thấy ám ảnh.
(Nguồn: Daily Mail)
Là một trong những con thú sắp bị bỏ rơi, đười ươi tên Sandra buồn bã ngồi trong chuồng của nó tại vườn thú Palermo ở Buenos Aires, Argentina.
Nhóm ba con gấu đen chơi trong chuồng của chúng tại vườn thú gần như bị bỏ hoang. (Nguồn: Daily Mail)
(Nguồn: Daily Mail)
Khỉ con với lớp lông dựng đứng do không được chăm sóc. Chính quyền thành phố Buenos Aires đã quyết định đóng cửa vườn thú xây dựng công viên sinh thái với chỉ một số loài nhất định được giữ lại.
Con sư tử đực này sẽ được chuyển tới nơi ở mới sau khi vườn thú Palermo đóng cửa. (Nguồn: Daily Mail)
Chim cú tên Distino là một trong những động vật tại vườn thú Palermo được thả trở lại tự nhiên. (Nguồn: Daily Mail)
(Nguồn: Daily Mail)
Voi tên Pupi dùng vòi tung đất lên cơ thể. Nó sẽ cùng với khoảng 1.500 cá thể các loài khác chuyển tới các nơi ở mới ở Argentina và nước ngoài.
Khỉ đầu chó ngồi một trong chuồng của nó tại vườn thú Palermo. (Nguồn: Daily Mail)
(Nguồn: Daily Mail)
Vườn thú Palermo được thành lập từ năm 1975 ở ngoại ô thành phố Buenos Aires nhưng hiện tại đã bị vây kín bởi các tòa nhà nhà.
Những con khỉ ngồi trong chuồng đã bị xuống cấp do không được bảo dưỡng thường xuyên. (Nguồn: Daily Mail)
Hà mã và phần lớn những động vật tại vườn thú Palermo sẽ bị chuyển đi nơi khác. (Nguồn: Daily Mail)
Các nhà chức trách cho biết những động vật được giữ lại sẽ có điều kiện sống tốt hơn hiện nay. (Nguồn: Daily Mail)
Con hổ trắng trông rất tiều tụy trong chuồng của nó. (Nguồn: Daily Mail)
Ngựa vằn đứng nền bùn đất bẩn thỉu do không có nhân viên vườn thú dọn dẹp. (Nguồn: Daily Mail)
Khu bán vé đã ngừng hoạt động trước khi vườn thú chính thức đóng cửa. (Nguồn: Daily Mail)
Hà Vũ
Theo Kiến thức
Sọc của ngựa vằn có tác dụng gì, sao con người không bao giờ cưỡi ngựa vằn
Ngựa vằn có màu gì, là đen sọc trắng hay trắng sọc đen, tác dụng của các sọc này là gì? Vì sao con người lại không 'thích' cưỡi ngựa vằn?
Sọc trắng đen giúp cho ngựa vằn chống lại bệnh tất và côn trùng.
Ngựa vằn là một loài sinh sống tại Châu Phi, chúng tách biệt hẳn so với những người họ hàng của mình ở phần con lại của thế giới bởi màu lông.
Nhìn qua bằng mắt thường chúng ta có cảm giác rằng dọc đen trắng trên người chúng hoàn toàn giống nhau, nhưng trên thực tế, khi được phân tích thì hoa văn trên cơ thể của chúng lại là những yếu tố cho chúng nhận biết lẫn nhau, bởi chúng giống như vân tay của con người, sự bố trí và sắp xếp những hoa văn trên cơ thể chúng luôn có sự khác biệt mà mắt thường khó có thể nhận ra.
Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của phôi, ngựa vằn có màu đen khắp cơ thể. Nói cách khác, màu thật của ngựa vằn chính là kết quả của kích hoạt sắc tố bởi tế bào melanocyte nên màu sắc thật của chúng là màu đen.
Vào cuối của phôi thai các vệt trắng sẽ xuất hiện do kết quả của sự ức chế sắc tố. Nhưng những sợi lông trắng này vẫn có gốc là màu đen, nên nếu bạn quyết định thử cạo nhẵn bộ lông của ngựa vằn sẽ thấy da của chúng hoàn toàn có màu đen chứ không hề có sọc như những gì mà bộ lông thể hiện.
Nghiên cứu và so sánh sọc ngựa vằn từ 16 địa điểm với điều kiện sống khác nhau, các nhà khoa học từ trường ĐH. California (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, sự khác biệt giữa cách hấp thụ và tỏa nhiệt ở các vùng lông có màu tối và sáng trên da ngựa vằn chính là nguyên nhân để tạo nên sọc.
Theo các nhà khoa học, trong nghiên cứu họ đã chọn các tiêu chí bao gồm thời tiết, thảm thực vật, sự hiện diện của loài sư tử và loài ruồi.
Vùng lông có màu trắng và đen có tốc độ hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau.
Từ các phân tích kết hợp với điều kiện sống, các nhà khoa học đã tìm ra được một mối liên kết khá rõ ràng giữa nhiệt độ và lớp da của ngựa vằn. Qua đó, thường ở những khu vực nóng nhất thì ngựa vằn sẽ có nhiều sọc hơn mức bình thường và đồng thời chúng cũng sẽ có sọc màu đậm hơn cả khi ở các vùng nhiệt đới.
Giải thích cho lý do này, các nhà khoa học khẳng định các vùng lông có màu trắng và đen có tốc độ hấp thụ và tỏa nhiệt khác nhau, nên sự sắp xếp sọc vằn có thể tạo ra được sự đối lưu không khí thích hợp nhất cho cơ thể loài ngựa.
Nói một cách khác, nó chính là một chiếc điều hòa vô hình được tích hợp trên cơ thể ngựa vằn. Đặc biệt với sọc trắng đen này giúp cho ngựa vằn chống lại bệnh tất và côn trùng tốt hơn.
Vì sao con người không bao giờ cưỡi ngựa vằn?
Hầu như trong tất cả các tư liệu hay phim ảnh, sách truyện, chúng ta đều chỉ thấy loài người cưỡi những con ngựa đủ màu mà không bao giờ là ngựa vằn
Trong lịch sử tiến hóa của loài người, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới những loài vật được chúng ta thuần hóa. Đó có thể là bò, dê, cừu, và tất nhiên cả chó mèo. Con người đã thuần hóa rất nhiều loài động vật để phục vụ cho như cầu ăn uống, giữ ấm... của mình, đặc điểm chung của những loài này là sự "dễ bảo", dễ sinh sản, có giá trị dinh dưỡng hoặc sử dụng lớn và hầu như đều không phải động vật ăn thịt như hổ, báo,...
Với những tiêu chí trên thì ngựa vằn đáp ứng được gần hết khi chúng là động vật ăn cỏ và cũng cấp giá trị dinh dưỡng cũng như sử dụng lớn. Nhưng điểm quan trọng bậc nhất là về phần "dễ bảo" thì loài này lại không có.
Chúng vốn là những động vật có bản năng hoang dã rất cao, tính tình hung dữ, khó thuần. Trên thực tế, con người đã từng cố thuần hóa ngựa vằn, nhưng chúng thường khó bảo, hay tấn công các loài khác, đôi khi cắn cả con người mà không chịu nhả ra.
Cho nên cuối cùng, chúng ta buộc phải thả chúng về tự nhiên và từ bỏ ý định thuần hóa loài đọng vật "cứng đầu cứng cổ" này.
Thiếu kết cấu gia đình
Ngoài những đặc tính nguy hiểm trên thì có 1 điểm nữa khiến loài này khó thuần chính là bởi chúng không có lối sống phân cấp, hay nói dễ hiểu là thiếu kết cấu gia đình.
Kết cấu gia đình là gì? Đó chính là việc mỗi đàn ngựa thường có 1 con đực đầu đàn, tiếp theo là 6-7 con cái rồi đến đàn con của chúng.
Bất cứ con nào cũng biết rõ vị trí của mình, cho nên nếu thuần phục được con đực đầu đàn thì coi như chúng ta đã có cả 1 bầy ngựa mới.
Nhưng khác với những loài ngựa thông thường, ngựa vằn thường sống thành bầy nhưng lại không có phân cấp như vậy. Chính điều này dẫn đến việc khó khăn trong thuần hóa, nuôi dưỡng, cũng như làm mất thời gian hơn cho chúng ta.
Và tính tình hung dữ, khó thuần cùng việc không có kết cấu gia đình rõ ràng cũng la 2 lý do chính khiến cho chúng ta không thuần hóa cũng như không thể cưỡi được ngựa vằn.
Clip nguồn youtube
Theo tienphong.vn
Ngựa vằn bơi qua sông, lên tới bờ thì ruột xổ ra ngoài Loạt ảnh cho thấy một hiện thực tàn khốc của cuộc sống ngoài tự nhiên khi con ngựa vằn qua sông "trúng đòn hiểm" của kẻ săn mồi ẩn mình. Con ngựa vằn bơi qua sông nhưng đụng ngay phải kẻ săn mồi với cặp hàm sắc nhọn Tờ Daily Mail hôm 23/12 đưa tin, các bức ảnh được nhiếp ảnh gia 33...